Các thầy cô & các a chị cho em hỏi khi chuẩn độ acid-base tại sao mình ko cho chất nằm trên buret là acid ? mà phải để chất trên buret là base ?
VD: khi chuẩn độ lại dd NaOH bằng H2C2O4 hoặc HCl chuẩn ta cho NaOH trên buret, acid ở erlen rồi chuẩn với chỉ thị mà ko sắp xếp ngược lại acid ở trên, NaOH ở dưới ?
Mong mọi người giải đáp giúp e. Merci par avance tout le monde! :hun (
Cái bài TN này giống 1 bài TN trong thi olympic hóa học lần trước quá. Nếu đúng thì vì thuận lợi trong quá trình làm thí nghiệm (thí nghiệm có tính liên hoàn và nối tiếp nhau). Pha acid oxalic có nồng độ chính xác, mẫu NaOH, mẫu HCl. Chính vì thế khi cho NaOH lên buret sẽ chuẩn độ H2C2O4 tính được nồng độ NaOH, tiếp tục lấy NaOH này chuẩn độ để xác định nồng độ HCl. Nếu cho kiềm lên buret thì bạn phải rửa và tráng buret 2 lần để nạp dung dịch lên. Có lẽ vậy thôi, chứ cho kiềm hay acid ở trong bình nón rồi chuẩn độ cũng không là vấn đề.
1 bài thí nghiệm khác: để xác định nồng độ KMnO4 ~0,05N, người ta sử dụng dung dịch chuẩn H2C2O4 0,05N trong môi trường H2SO4, TN được tiến hành bằng cách lấy 10,00ml H2C2O4 vào bình nón, thêm H2SO4 6N, đun nóng ~70 độ C chuẩn độ bằng KMnO4 tới khi xuất hiện mầu hồng nhạt. Hỏi có thể để H2C2O4 trên buret và KMnO4 dưới bình nón k0? Tại Sảo
Nhưng thầy ơi, có lần em thử “chơi” ngược lại, tức là hoán đổi vị trí của NaOH & H2C2O4 trên buret & erlen thì kết quả thể tích chuẩn độ giữa 2 cách ra sai khác nhau đến 0.3 ml lận :mohoi (. Em hỏi CB trẻ gác thực tập thì nhận dc câu trả lời rằng ko ai làm và ko bao giờ làm việc như em đã làm. Như vậy, có nghĩa là có 1 nguyên tắc nào đó trong phép chuẩn độ này chứ ko fải là do tính liên hoàn trong thí nghiệm như thầy nói…:cuoi (
hehe, hồi học phân tích 2 ,đệ có biết đến sai số chuẩn độ
cho NaOH ở trên thì sẽ dư OH- khi chuẩn độ ,ở pH =10 huynh sẽ thấy chất chỉ thị có mầu hồng , sai số chuẩn độ ở đây là sai số OH- khá nhỏ nếu cho H2C2O4 ở trên thì dẫn tới dư H2C2O4 khi chuẩn, ở pH =8 mất mầu hoàn toàn, sai số ở đây là sai số HA , tương đối lớn,
Vậy nên cho NaOH ở trên
ah , huynh có gửi đệ bài giảng của thầy nguyễn đức nghĩa về X-ray , đệ cảm ơn nhé, nhưng sao đệ không down được nhỉ
Đấy là tui ví dụ 1 trường hợp thông thường. Nếu ta ko chuẩn độ acid-base nữa mà chuẩn độ oh-khử hay chuẩn độ kết tủa…vv…, ko dùng phph nữa mà dùng chỉ thị pT, chỉ thị SSA, NET …v.v… thì sao nhỉ ? :cuoi (
Về nguyên tắc, sự đổi màu sắc của các chỉ thị đều là sự đổi dạng acid-base liên hợp, nghĩa là phụ thuộc vào pH, chỉ thị pT cũng phụ thuộc vào pH. Vậy khi ta làm ngược lại đối với chỉ thị pT, nghĩa là đổi vị trí các chất trên buret & erlen thì sao nhỉ ? Liệu kết quả có vấn đề j ko ?
Huynh xem cct đấy có pT bằng bao nhiêu , xem nếu cho chất nào ở trên thì dẫn tới sai số gì (H+, OH- , HA hay MeOH ) sau đấy tính sai số chuẩn độ xem có lớn hay không,rồi tùy huynh (hehe).HUynh học hóa pt rồi chứ,đệ không nói lại cách tính nữa nhé
Tui ko nhớ dzụ này nằm ở đâu trong sách :mohoi ( (đầu óc hư hết rùi, chắc bữa nào phải đi format lại wé…hix hix…). Bạn nói rõ dc hem ? Merci par avance! :hun (
sai số HA hay sai số MeOH(sai số do dư acid yếu hay bazo yếu) được tính theo công thức [H+]/ka hoặc [OH-]/kb
sai số H+ hay OH- (sai số do dư acid mạnh hay bazo mạnh ) được tính theo (số mol dư)/(số mol đã dùng)
Hix, quái lạ nhỉ mình thử như bạn 5ml H2C2O4 0,05M chuẩn bằng NaOH 0,1M (nồng độ hơi lệch nhưng vì tiện sẵn hóa chất mà) kết quả chuẩn độ trên máy đo pH với điện cực màng thủy tinh. Kết quả: NaOH (trên buret), H2C2O4 (dưới) máy báo V tương đương 4,94ml
Khi chuẩn ngược lại máy báo 4,90ml (như vậy phép chuẩn độ không có sự chênh chệch đáng kể) (với các hóa chất như thế kết quả đúng phải =5,0ml). Còn chuẩn độ với chất chỉ thị và quan sát bằng mắt bề cong của mức dung dịch thì trùng nhau luôn 5,0ml. là việc lựa chọn chất chỉ thị hoàn toàn phụ thuộc vào bước nhảy pH, một cách gần đúng khi tính pH tại điểm tương đương (nấc 2 của pứ do nấc 1 là không rõ thậm chí ở nồng độ bé không thấy xuất hiện bước nhảy) của pứ này = 8,3. Như vậy việc lựa chọn pp là rất hợp lý do khoảng đổi mầu 8-10. Tất nhiên trong chuẩn độ này bước nhảy pH cũng không thật (thẳng) đứng như acid mạnh và base mạnh, thêm nữa bạn có thể băn khoăn về sự đổi màu của chất chỉ thị ở 8 hay ở 10 khi đổi ngược các hóa chất chuẩn độ, tuy nhiên sai số này hoàn toàn nằm trong sai số của phép chuẩn độ trên đường định phân. Sự dụng chỉ thị PP thì cần phải cho 1 lượng tương đối lớn, nếu cho không đủ sẽ bị mất mầu trước điểm tương đương. Nếu có điều kiện TN tiếp bạn thử cho nhiều hơn chất chỉ thị xem sao (8-10 giọt chẳng hạn)
Còn với những bài thí nghiệm tại ĐHBKHN thì toàn cho axit lên trên buret thôi (xác định nồng độ HCl bằng Na2B4O7 và xác định nồng độ NaOH, xác định hỗn hợp NaOH+Na2CO3 bằng HCl) Tất nhiên BKHN là trường CN không đào tạo chuyên ngành phân tích, môn pt chỉ là môn cơ bản học chung toàn khóa thôi.
Thực sự câu hỏi khá hay, không có nhiều sv có những thắc mắc trong khi TN như bạn. bạn tiếp tục trao đổi với các thầy cô trong đó xem sao và thông tin tiếp nhé. THÂN.
bi thấy vụ này cũng rất rắc rối. Các thầy nói với bi là do ảnh hưởng của sự hấp thụ CO2 sẽ mạnh hơn nếu để nó trong ác len gì đó. Vì thế mà có thể làm cho bước nhảy chuẩn độ bị lài ra thành thử kết quả kém chính xác hơn. Hic nhg bi chưa biết bước nhảy chuẩn độ là gì và cũng hổng đồng tình lắm với cách giải quyết này vì nếu có hấp thụ CO2 thì cũng tạo ra muối carbonate thui, mà muối này trước sau gì hổng phản ứng với acid nhỏ xuống?
Bạn bi quên 1 điều về pH tại điểm tương đương trong phép chuẩn độ & khoảng pH đổi màu của chỉ thị. Trong trường hợp chỉ thị là pp thì pH đổi màu khoảng 8.3; khi đó, Na2CO3 đã p/ứ với H+, dừng lại ở nấc phân ly:
(CO3)2- + H2O <—> (HCO3)- + OH-
Sai số từ đó mà ra, nghĩa là “OH- thực sự của NaOH” p/ứ với H+ của acid là ít hơn so với thể tích dd base ứng với “điểm tương đương lý thuyết”…
hình như theo em biết thì có thầy trả lời là để đổi màu từ không màu sang hồng thì dễ thấy hơn và sai số ít hơn… còn đổi từ hồng sang không màu thì mắc sai số nhiều hơn… hok biết về ý kiến này thì thấy sao?
Đó là câu hỏi lý thuyết trong bài thi thực tập hóa phân tích 3 của khóa 2005A vừa rồi. Tui cũng trả lời như vậy. Nhưng đáp án ra sao thì tui chưa rõ…:cuoi (…Đúng là từ ko sang có dễ nhận biết hơn từ có sang không nhưng tui ko hỉu là tại sao khi chuẩn độ như vậy thì lại bắt buộc base ở trên burette, acid ở dưới erlen…tui hỏi 1 CBGD trẻ thì dc trả lời như thế mà ko nói rõ lý do :mohoi ( nên mới mạo muội lên nhờ cao nhân mọi phương trợ giúp…
Mong nhận được sự tương trợ của mọi người. Thanks in advance everybody! :hun ( :hun ( :hun (
Tui hiểu ý bạn. Nói như vậy là giống như huy_hpt nói ở trên òy :cuoi (. Nhưng tui không làm thí nghiệm chuẩn độ liên hoàn mà tui chỉ chuẩn hóa lại dd NaOH thì cũng vẫn phải để NaOH ở trên burette ah bạn ơi :cuoi (
Chào các bạn!
Tôi chuẩn bị làm đề tài (Khảo sát khả năng hấp thụ Cr6 của chitosan)
Mình cần dung dịch đệm để điều chỉnh pH ( Khoảng từ 2-9 hay 2-12) nhưng chưa biết mua dd đệm nào, hay mua hóa chất nào để điều chỉnh pH.
Bạn nào biết chỉ giúp.
Nếu mua hóa chất đó thì mua ở đâu, giá khoảng bao nhiêu.
Nếu được liên lạc qua Thaocb33@gmail.com
Tôi đang cần gấp cho kịp tiến độ, mong các bạn giúp.
Cám ơn nhều!
Không có một dung dịch đệm đơn nào có đệm năng để giữ pH không đổi trong khoảng rộng 2-12 hay 2-9.
Theo mình biết, các dung dịch đệm đơn sử dụng tương ứng với một khoảng hẹp giá trị pH.
Việc pha dung dịch đệm tuân theo nguyên tắc chọn đôi acid -base có hằng số phân ly pK A/B gần với pH đệm muốn pha và phối trộn chúng với số mol bằng nhau.
Thí dụ, để có đệm pH ở giá trị 4.75, tôi chọn cặp acid -base CH3COOH (0,1M) /CH3COONa (0,1M). Nếu tôi thêm vào dung dịch 0.001 mol HCl thì pH của hệ vẫn chỉ ở mức 4.748 gần bằng 4.75. Nghĩa là pH thay độ rất ít.
Một số dung dịch đệm pH dùng trong chuẩn độ tạo phức:
Đệm pH=3.75 : dung dịch bão hòa KHC4H4O6 (bitatrat kali)
Đệm pH=5 : uotropin 5% trong nước
Đệm pH=7 : 500ml NaOH 0,1N + 600ml KH2PO4 0,2M
Đệm pH=10: (70 g NH4Cl + 300ml nước) + 500ml NH4OH đậm đặc rồi pha thêm nước cho đủ 1 lít
Lưu ý: nếu trong hóa chất dùng pha dung dịch đệm có lẫn tạp chất ion kim loại thì cần loại ion kim loại bằng cách thêm lượng vừa đủ EDTA vào dung dịch đệm hay chuẩn độ mẫu trắng.
@ giotnuoctrongbienca: xin cho hỏi nếu mình phối chung hết tất cả các đệm nói trên thì có vấn đề không? vì mình đang nghĩ là nó có thể giúp một khoảng pH đệm rộng.
Về nguyên tắc thì phối hợp các loại đệm có các khoảng đệm khác nhau thành 1 dung dịch là không có vấn đề gì. Tuy nhiên sử dụng các đệm nào còn tùy thuộc vào ứng dụng của bạn sao cho thành phần của đệm không phản ứng với các cấu tử trong hệ phản ứng khảo sát theo chiều hướng có hại. Các phản ứng thường thấy là phản ứng tạo kết tủa hay tạo phức hoặc oxyhóa khử.
Thực tế, trong handbook có chỉ ra một số dung dịch đệm vạn năng có pH đệm trải một khoảng rất rộng. Rất tiếc là tôi đang đi công tác nên không thể tra cứu cuốn handbook đó. Nếu anh Teppi có thể thì tra trong cuốn Handbook of Analytical Chemistry của J.U. Lurie (sách của tác giả người Nga, dịch sang tiếng Việt).
Thân ái
Mình trình bày sai vần đề, mong các bạn bỏ qua.
Mình làm thí nghiệm vớp dãi pH 2-12, điều chỉnh pH tại các điểm pH =2, = 2,5, = 3…=12 chứ không phải cố định dãi pH rộng như thế. Mình tính dùng NaOH, HCl để điều chỉnh ( Vì ngghiên cứu Cr6) tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm nên làm rất vất vả, mình muốn hỏi các bạn cách nào, hay dung dịch nào điều chỉnh dễ dảng, nhanh hơn. Cám ơn teppi, mình sẽ thử cách bạn giới thiệu.