Tôi thấy hai cách tính pH của thầy Đông và thầy Long đâu có gì khác biệt, một bên là bạn theo sát tình hình chuẩn độ, am hiểu thành phần dung dịch chuẩn độ để tính pH; một bên là bạn áp dụng công thức đã chứng minh sẵn để tính pH vì thế bạn sẽ phải nhớ công thức.
Nếu bạn chỉ thuần túy áp dụng công thức mà không hiểu rõ thành phần dugn dịch chuẩn độ, e rằng bạn sẽ gặp một số rắc rối trong các bài toán phức tạp.
Phần tính sai số chỉ thị thì bắt buộc bạn phải thuộc công thức cho dù theo cách tính pH của ai đi nữa, cách nào cũng “xuyên suốt” cả mà.
Thân ái
Đối với chuẩn độ đa acid, tại 1<F<2, dung dịch chuẩn độ có gì? đó là hỗn hợp muối NaH2A và Na2HA, có phải là dung dịch đệm không??? pH = pKa2 + lg([Na2HA]/[NaH2A]), Phần Na2HA có phải mới sinh ra khi chuẩn độ nấc 2 không? tức là F-2!,
phần NaH2A có phải là phần còn lại chưa chuẩn độ không? tức F-1!,
Bạn xem lại cách tính pH dung dịch đệm trong phần cân bằng, xem có thể bỏ qua OH- hay không nhé!
Thân ái
Thông thường H+ và OH- thì người ta chỉ quan tâm hơn đến giá trị H+ (còn giá trị OH- có thể tính dựa vào H+ mà). Việc xác định H+ thì chính là việc xác định pH đó.
Câu hỏi của bạn làm tôi nghĩ bạn chưa học Hoá phân tích thì phải?
Thân!
Bỏ qua OH- hay không là tuỳ thành phần dung dịch, nồng độ các ion và các hằng số axit của đa axit. Thông thường nếu dung dịch đệm ở môi trường kiềm (hoặc axit) thì có thể bỏ qua sự cân bằng của H2O để tính pH, sau đó tính được OH-
Thân!
Ý, tụi em hói ở đây là lúc đó đang đi tìm nồng độ của pH nhưng theo pt can bằng thì vướng OH trừ nên tụi em hỏi để có thể bỏ qua không?(acid 3 chức và đang chuẩn độ nấc thứ 2,1<F<2).thanks
Xét thành phần dung dịch (sau 1, trước 2 sẽ gồm HA và A), vậy bạn áp dụng công thức tính pH gần đúng xem (lấy đại F = 1,25; 1,5; 1,75 thay vào). từ pH gần đúng bạn có thể định hướng được cách tiến hành tiếp theo. Thực ra công thức tính gần đúng này không liên quan gì đến OH- (vì đã bỏ qua cân bằng nước), chỉ xét cân bằng:
HA -> H + A K2?
Thân!
Tại vì khi em làm các bài về chuẩn độ chung.Ta thấy rằng để chuẩn độ chung thì độ chênh lệch pK lun <4.Điều em thắc mắc là vầy: giả sử mình chuẩn độ acid 2 nấc đi với
Nấc 1 độ chính xác 99.9%
Nấc 2 độ chính xác 99%
Nhưng độ chênh lệch pK của 2 nấc <4
Vậy lúc đó độ chính xác của cả quá trình chuẩn chung là bao nhiêu vậy thầy?
Còn trường hơp chuẩn riêng HCO3 và H2CO3 em nhận thấy độ chính xác của nấc 1 và nấc 2 đều từ 99% trở lên.Em không hiểu tại sao lúc đó vì độ chênh lệch pK 2 nấc mà độ chính xác chỉ còn có 98%?
nếu mình có hỗn hợp acid thì khi chuẩn, độ chính xác của cả hỗn hợp dựa vào acid yếu hơn phải không ạ?hay mình dựa vào độ chính xác của acid nào thấp hơn để lấy chung cho cả hỗn hợp a?xin cho em ý kiến.thanks
Hì mình nghĩ vầy nè.Bạn hãy xét xem bước nhảy của từng acid.Lúc đó bạn xem có chổ nào bước nhãy bị trùng không.Nếu trùng thì chuẩn chung,không trùng thì chuẩn riêng.Lúc đó độ chính xác của quá trình chuẩn độ sẽ tính theo từng trường hợp chuẩn chung hay riêng.
Bạn thử vẽ đồ thị logarit nồng độ của hệ H2CO3/HCO3/CO3 (pH từ 0-14) sẽ thấy có điểm pH nào tổn tại HCO3 >99% và các cấu tử còn lại (H2CO3 + CO3) <1% không? KHông có pH nào vậy cả. Nguyên nhân chính là do chênh lệch pK<4. Khi chuẩn đến 98% CO3 thì HCO3 đã bắt đầu phản ứng với H+ chuẩn vào và sinh ra H2CO3.
Hãy thử với các hệ H3PO4/H2PO4/HPO4/PO4 và H2S/HS/S bạn sẽ thấy rõ hơn.
Thân ái
Hay quá! Bây giờ tôi đã biết đươc thêm cách để tìm xem có thể chuẩn độ riêng với độ chính xác bao nhiêu dựa vào giản đồ logarit nồng độ. Cảm ơn thầy giotnuoc… rất nhiều
À, mà thầy thường vẽ giải đồ bằng phần mềm gì vậy thầy? Em thì dùng Excel, thấy nó cũng hơi lâu!
Tại một thời điểm chuẩn độ nhất định, bạn biết thành phần dung dịch lúc đó. Từ thành phần dung dịch này, bạn sẽ có công thức tính pH đúng cho tương ứng. Công thức này có thể rất phức tạp, tuy nhiên bạn có thể bỏ đuợc một hạng số bên cạnh hạng số khác nếu giá trị của chúng chênh nhau 100 lần trở lên. Ví dụ có trường hợp bạn không bỏ đuợc OH bên cạnh H, nhưng lại bỏ đuợc OH và H bên cạnh C. Khi [H] gần đúng > 100 [OH] thì bạn bỏ qua OH cạnh H. Sau khi giải xong, bạn phải kiểm tra lại xem giả thiết tính pH gần đúng còn thỏa không.
Thân ái
Đúng là tôi thường dùng Excel, tôi phải tự thiết lập hàm toán học để vẽ. Phương pháp này tuy lâu nhưng giúp ta hiểu rõ hơn bản chất của quá trình chuẩn độ bở không hiểu bản chất của vấn đề thì không làm đuợc.
Thân ái
Cho em hỏi tí : làm sao để chuẩn độ hỗn hợp (acid mạnh và acid yếu) (acid yếu và acid yếu). Sách của thầy Long chỉ nói sơ sơ , em chẳng hiểu gì hết. Có thể hướng dẫn cụ thể chút cho em hông
Còn câu này nữa nếu chuẩn độ Na2CO3 mà cho độ tan trong nước ờ nhiệt độ phòng 0.001M thì mình sử dụng nồng độ này vào lúc nào. Nó có ảnh hưởng gì tới bứoc nhảy pH không vậy
Mọi người giúp em nhanh nhanh giùm. Sắp thì rùi
Đúng vậy, nó giống như chuẩn độ nấc 2 của H3PO4. Tất nhiên nó phức tạp hơn đơn axit yếu một chút bạn ạ! Chúc bạn học tốt!
Tôi nghĩ vấn đề này không thực tế nên có thể thầy sẽ k ra đâu! Nhưng trường hợp chung thì có thể đấy! Ví dụ chuẩn độ KHA, bạn nhỉ?
:matkinh (
Lo rồi phải không?
Câu hỏi của bạn giải thích sơ sợ chắc khó hiểu, giải thích kỹ thì không đủ thời gian. Vậy thế này, bạn hãy lấy 2 ví dụ cụ thể cho 2 trường hợp bạn thắc mắc, ví dụ hỗn hợp HCl+CH3COOH và HCOOH và CH3COOH nồng độ mỗi thứ 0.1 M, chuẩn bằng NaOH 0.1M đi. Bạn chuẩn độ và tính pH tại các thời điểm khác nhau sẽ rõ thôi mà.
Còn về phần H2CO3, khi nào dùng nồng độ này??? Khi nào H2CO3 sinh ra trong dung dịch > 0.001M thì dùng vì lượng H2CO3 dư sẽ bay khỏi dung dịch, chỉ còn 0.001 M thôi. Còn nếu H2CO3 sinh ra < 0.001 M thì dĩ nhiên là bạn phải chọn nồng độ thực tế rồi.
Do [H2CO3] nằm trong công thức tính toán pH nên dĩ nhiên là nó có ảnh hưởng tới pH bước nhảy.
Hãy cố gắng tự mình tìm hiểu trước khi hỏi, vậy bạn sẽ thu đuợc nhiều lợi ích hơn.
Thân ái