Bài tập về lai hoá

1/ Pứ đặc trưng của NH3 là các phản ứng của base 2/ Do PH3 kô tạo dc LK H 3/ Do LK P-P trong P trắng kém bền, có cấu tạo tứ diện mí tên kia có cấu tạo polime

Ở câu 1 NH3 là bas lewis ^^ Ở câu hai ngoài ra do độ phân cực của lk gần như không có nên moment lưỡng cực cũng chỉ phụ thuộc vào cặp electron của P vì thế nó kém phân cực hốn với NH3 và so sánh tương quan sẽ thấy nó đương nhiên ít tan hơn…

Hình như câu ni khánh hỏi gòi, bữa ni hỏi lại :bachma ( Tại sao CH e của Pd là 4d10 5s0 :nhamhiem

Mình xin đóng góp như sau:

  • Đúng là phản ứng bazơ, hay nói đúng hơn là phản ứng cộng.
  • Câu 2 đúng gồi
  • Câu 3 cần nói thim là góc liên kết trong P trắng bé hơn góc tọa độ giữa các AO 3p nên ptuwr luôn ở trạng thái căng mạnh dẫn đến lkết hông bền Còn câu của ông Khánh hả! Chắc để cho nó bền ^^

sặc… bạn trả lời bậy mà cũng đúng rồi đó… cái này nếu muốn lý giải cho tương đối thì dùng qui tắc Slayter <mình có post rồi> sẽ ổn một chút… tuy nhiên cũng có thể giải thích theo hệ thống tuần hoàn… ùhm Theo mình nghĩ là CHE nó phải là 4d8 5s2 nhưng cũng tương tự như trường hợp sớm bão hoà gấp… do hiệu ứng chắn e là không lớn lắm <chưa tính nhưng có lẽ vậy> vì vậy nó sẽ lấy e vào 4d để đạt cấu hình bền hơn… tuy nhiên cái bền này chỉ là tạm thời vì vậy nó vẫn luôn thể hiện SOH là 2 ^^ <các electron tương tác đẩy nhau mà ^^ >

Cậu Lãng tử nói vậy thì tớ xin cậu giải thích giúp tớ H2O H3P và H2S góc liên kết là bao nhiêu ? và giải thích vì sao như vậy đấy ^^ <ko phải thách đố gì đâu… chỉ muốn làm cho rõ vấn đề cậu nói thôi>

Ngừ ta trả lời đúng thế mà dám nói người ta trả lời “bậy mà đúng”! huuuuuuuuu TT

hùm… nếu bạn thực sự trả lời thì bạn sẽ không dùng chữ chắc là đâu <mà sẽ dùng là theo mình nghĩ> hì hì… bạn trả lời câu hỏi của mình đi chứ? <delete hộ em hai bài này nhá anh BM ^^ thầy Quân>

Ông này ổng mún khiêu khích tui không à! HI. Tui hông bít đâu nhưng trả lời “bậy lun” bit đâu lại đúng! H2O có góc liên kết = 104,5 độ PH3 có góc liên kết = 93,7 độ H2S ____________ = 92 độ. Còn giải thích thì cứ dựa vào độ âm điện các nguyên tử trung tâm hút phối tử về fía mình như thế nào là ra thui!^^

nhưng vì sao lại ra các góc như thế? <không dùng toán lượng tử đâu… không càn^^> <mình ko khích bạn chỉ muốn làm rõ vấn đề thôi>

Mấy bác ơi, giải thích hộ em là tại sao góc liên kêt của Cl2O là 111 độ.Thường thì lai hóa sp3 góc phải nhỏ hơn 109.28 chứ.

do độ âm điện của O > của Cl nên 2 đôi điện tử nằm trên 2 liên kết bị kéo gần về pía O hơn. Khi chúng bị kéo gần về phía O hơn, thì chúng cũng nằm gần nhau hơn, nên chúng đẩy nhau mạnh hơn, do đó góc liên kết bự ra. Theo VB là vậy.

Ai có thể giải thích cho em là tại sao ion Cu(NH3)4_2+ lại có hình vuông bằng thuyết VB không?Em thấy mấy bác thích VB lắm thì phải. Ai trả lời được cho điểm 10 luôn!!!

Do có số phối tử bằng 4 và còn e độc thân –> vuông fẳng

Bác trả lời sai rùi đấy.Ion này có 6 phối tử Cu(H2O)2(NH3)4 chứ ko phải là 4 nhưng bị mất 2 phân tử nước.Câu này em hỏi thế thui nhưng không giải thích bằng lai hóa được đâu.Phải dùng thuyết trường tinh thể mới giải thích được.

Bác nào biết phân tử hay ion nào có dạng lai hóa sp3d2f2 không?Cho em vài cái với và cả hình dạng phân tử nữa nhé.

Việc ghi phức chất trên của Cu (II) ở trên với phối trí 4 hay 6 gì cũng được, chẳng sao cả ! Nếu như nhìn theo mô hình chung trong H2O thì Cu ở số phối trí 6, nhưng khỏang cách từ NTTT tới hai phối tử ở trục vuông góc với mặt phẳng giữa lớn hơn khỏang cách tới các phối tử khác nhiều, có xu hướng trở thành vuông phẳng ! Và điều này thỏa hiệu ứng Jan-Tellor (sorry nếu ghi nhầm tên)

Mình search trạng thái lai hóa này trên google quả thực là ko tồn tại đường dẫn nào của các database nước ngòai ! Database trong nước thì được biết trước đây cũng có topic nào đó bên diễn đàn giasuhanoi.com thảo luận ! Có đưa ra trường hợp PbO8(6-). Và mình đã search được tư liệu về hợp chất này, nhưng cũng ko dám chắc có khẳng định trạng thái lai hóa của NTTT, vì hóa chất rắn hiện đại có lẽ ko chú ý nhiều đến lai hóa (-vốn là mô hình quá hòan hảo, kinh điển, phản ánh ko thực trạng thái nguyên tử trong chất rắn). Bài báo được viết bởi Erich Dubler, Angelo Vedani và Hans Rudolf Oswald thuộc viện Hóa vô cơ … có tiêu đề "New structure determination of Murdochite Cu6PbO8. Mình ko đi chuyên sâu nội dung bài báo (vì cũng chỉ tòan là các thông số tinh thể thôi), mà sẽ trích dẫn một số hình đáp ứng nguyện vọng của hoahocpro:

:nhau (

cho em hỏi 1 câu : PCl5 có dạng lai hoá sp3d hay sp2d2.Hình như trong đáp án kì thi HSG Quốc gia năm 2006 ghi cả 2 nhưng nếu thí sinh viết sp2d2 thì được thưởng điệm. Đấy là em nghe nói thế thôi! Mong các anh chị giải đáp!

cả hai đều được cả :smiley: theo lý thuyết cơ sở về lai hoá và mô hình VSEPR thì là sp3d còn nếu xét thêm theo mức năng lượng và <hình như là thực nghiệm > thì chính xác hơn là sp2d2 :smiley: cũng chã cần tìm hiểu nhiều về vấn đề này vì không wan trọng.

Cảm ơn bạn đã trả lợi Cho mình hỏi thêm 1 câu nữa : Tại sao ở thể rắn ICl3 lại tồn tại ở dạng dime mặc dù I thừa rất nhiều e mà Cl cũng ko có orbital trống để nhận nữa?