Bài tập phân tích định tính

  • Định phân chính là chuẩn độ, tức là quá trình xác định chất A bằng chất B đã biết nồng độ, dựa vào thể thích chất B (VB) tác dụng vừa đủ với t thể tích chất A (VA).
  • Độ kiềm thì có độ kiềm phi cácbonat: Dùng phenolphtalein làm chỉ thị, kết thúc chuẩn độ ở pH = 8,3. -Độ kiềm tổng cộng hay độ kiềm cacbonat: Dùng Metyl da cam làm chỉ thị, kết thúc ở pH = 4,0 Công thức trên của bạn là không đúng khi chuẩn độ hỗn hợp. (chỉ đúng khi chuẩn độ mỗi CO32-) Với bài này, các số liệu đã có thì mình cứ tính thôi. KHông cần chuẩn độ. Mời bạn xem thêm ở đây: Diễn đàn Thế Giới Hoá Học Trước khi hỏi làm ơn search trên mạng trước nhé!

trích :(Ví dụ, nếu hàm lượng các ion CO32- và HCO3- lần lượt là 80 và 90 mg/L thì khi qui đổi về CaCO3 chúng lần lượt có giá trị là : mg CO32- theo CaCO3/L = 80 mg/L50/30 = 133,3 mg/L mg HCO3- theo CaCO3/L = 90mg/L50/61 = 73,7 mg/L)

Vậy có phải bài này giải như vậy phải ko anh theo công thức đó:

mg CO32- theo CaCO3/L = 19 mg/L50/30 = 73.08 mg/L mg HCO3- theo CaCO3/L = 118mg/L50/61 = 96.72 mg/L Có phải ko anh còn ph=9.5 ko bik có dùng ko Bạn nào bik có thể giải hơn ko mình ko chắc đã đúng chưa Mong các bạn giúp cám ơn nhiều

[FONT=&quot]Bài 3. Tính thể tích dung dịch HCl 6M cần cho vào 10 ml dung dịch Pb(NO3)2 10^-3M sao cho nồng độ ion Pb2+ giảm xuống còn 10^-5M, cho KS(PbCl2) = 10^-4,2. Mời các bạn tham gia. [/FONT]

Bài 2: MnO4- + 5e + 8H+ —> Mn2+ + 4H2O E01=1.51V (1)

2CO2 + 2e—> C2O42- E02= -0.653V (2)

H2C2O4—> 2H+ +C2O42- K1K2 (3)

biến thiên năng lượng tự do của phản ứng đầu bài là deltaG –> deltaG = 2deltaG1 - 5deltaG2 + 5deltaG3

–> -RTlnK = -10FE01 + 10FE02 - 5RTln(K1*K2)

–> lgK = [10*(E01 - E02)]/0.0592 + 5lg(K1*K2)

Thay K=10^338, E01= 1.51V, E02 = -0.653V

—> K1K2 =3.35510^-6

Theo giả thiết K1/K2= 10^3—> 10^3K2^2 =3.35510^-6

–>K2= 10^-4.24 –>K1= 10^-1.24

Bài 3: Gọi thể tích HCL thêm vào là x, ml

–> [Cl-]0= 6*x/10

Theo giả thiết, [Pb2+]= 10^-5M

–>[Cl-]= (KT/[Pb2+])^1/2 = 2.512M

–>[Cl-]0= 2.512 +2*10^-3 = 2.514M

–>6*x/10= 2.514 —>x= 4.19ml—> không thể thêm HCL 6M thỏa mãn điều kiện bài toán (không làm thay đổi thể tích dd)

[Đã sửa đề, bạn tính thêm nhé. Bài làm rất tốt]

Các bạn thử giải bài này nhé: Đánh giá khả năng oxi hóa Cr2+ bằng H2O2 trong môi trường axit. Cho: E°(Cr3+/Cr2+) = -0.41V; E°(Cr2O72-/2Cr3+) = 1.33V; E°(H2O2/H2O) = 1.78V.

Ta có Eo’ = Eo + 0,0592/2lg(1/beta) –> beta = 10^(0,24*2/0,0592) = 10^8.1.

-Xét pứ: 2Cr2+ + H2O2 + 2H+ -> 2Cr3+ + 2H2O Ta có Kpứ = 10^2.[1,78 - (-0,41)]/0,0592 = 10^74. Kpứ rất lớn nên H2O2 oxi hóa hoàn toàn Cr2+ -> Cr3+

  • Xét pứ: 2Cr3+ + 3H2O2 + 20H+ -> Cr2O72- + 13H2O b[/b] Ta có Kpứ = 10^6(1,78 - 1,33)/0,0592 = 10^46 rất lớn. Pứ có thể xảy ra hoàn toàn. Nhưng trong thực tế, do có cặp: H2O2/O2 có Eo = 0,70V < Eo(Cr2O72-/Cr3+) nên cũng xảy ra pứ: Cr2O72- + 3H2O2 + 8H+ -> 2Cr3+ + 3O2 + 5H2O (***) Ta có Kpứ = 10^6(1,33 - 0,70)/0,0592 = 10^64 rất lớn. Pứ có thể xảy ra hoàn toàn. Tổ hợp () và () ta có: 2H2O2 -> O2 + 2H2O. Vậy Cr3+ chỉ đóng vai trò như chất xúc tác cho pứ phân huỷ H2O2. Kết luận: H2O2 chỉ có khả năng oxi hoá Cr2+ thành Cr3+, chứ không thể oxi hoá được thành Cr2O72-. Chú ý: Muốn oxi hoá Cr(III) thành Cr(VI) bằng H2O2 cần phải tiến hành trong môi trường kiềm: 2CrO2^- + 2OH- + 3H2O2 -> 2CrO42- + 4H2O (CrO42- có màu vàng) b[/b] Pứ (***) đã được thực hiện trong thực tế, khi nhận biết sự có mặt của Cr. Hi vọng làm các bạn hài lòng! Ok?

các bậc tiền bối ra tay giải giúp mình với : 1;Tính thế oxi hóa khử tiêu chuẩn điều kiện của cặp Fe3+/Fe2+ trong dung dịch có dư F- để tạo phức (FeF6)3- có hằng số bền tổng cộng (beta)1,6 = 10^16,1 . Eo Fe3+/Fe2+ =0,77 V 2; thế oxi hóa khử tiêu chuẩn cặp Zn2+/Zno là -0,76V. thế oxi hóa khử tiêu chuẩn điều kiện của cặp đó khi có dư NH3 để tạo phức [Zn(NH3)4]2+ là Eo’ = -1V . tính hằng số bền tổng cộng (beta)14 của phức ==> Đọc bài giải của Bean ở trên! (beta = 10^8,1)

Xét trường hợp tổng quát nhé: Ta có các cân bằng sau: Mn+ + ne => M------------ΔGo(1) = -nFEo ----------------(1) MXm => Mn+ + mX-------- ΔGo(2) = -RTln(1/Beta)-------- (2) MXm + ne => M + mX ----- ΔGo(3) = -nFEo’ ---------------(3) Ta thấy (3) = (1) + (2) <=>ΔGo(3) = ΔGo(1) + ΔGo(2) Từ đó suy ra: Beta = 10[1] (Ở đây RT/Fln = 0,0592lg ở 25 độ C) Từ đó ta có thể giải bài 1, 2 một cách tương tự. Bạn có thể tham khảo ở file đính kèm (Trích từ giáo trình Hoá phân tích I của GS Nguyễn Tinh Dung). Chúc bạn thành công!

Thân!


  1. n(Eo – Eo’)/0,0592 ↩︎

Cái bạn đang viết là chỉ xét cho 01 pứ oxi hoá khử! Có lẽ vì vậy mà bạn nhầm lẫn chăng? Ở đây không phải là pứ mà chỉ là các nửa phản ứng thôi bạn ạ. Riêng (2) ở trên là pư nhưng không phải là pứ oxi hoá khử, vậy làm gì có E!!! Việc tính toán cho mỗi pứ ở trên là chính xác, việc tổ hợp cũng vậy. Riêng pứ (2) rõ ràng là pứ phân li của phức nên K = 1/Beta là hoàn toàn chính xác! Có gì bạn có thể trao đổi trực tiếp với tôi nhé! Thân!


  1. n(Eo – Eo’)/0,0592 ↩︎

  2. n(Eo- Eo’) ↩︎

Ừh nhỉ? Cảm ơn bạn nhé! Viết thế này dễ hiểu hơn nè: p-CH3-C6H4-CH(NH2)CH3. Hihi

Dựa vào dãy của Darks tôi hoàn thiện lại thế này! C6H5CH3 ==(+CH3COCl/AlCl3)===> p- CH3-C6H4-COCH3 ===(+HCl/Zn)===> p-CH3-C6H4-CH(NH2)CH3. Ok?

bác thử coi lại chỗ ΔGo(2) = -RTln(1/Beta) = -RT lnK nên K= 1/Beta Beta = 10[1] .e nghĩ beta pải là K ΔGo = -nFΔEo mặt khác ΔGo = -RT lnK lgK = 1/2,3 (nF ΔEo)/RT lgK = nΔEo/0,059 K = 10^(nΔEo)/0,059 K = 10[2]/0,059

Giải theo hằng số cân bằng K này dễ nhầm nếu không thực sự hiểu sâu . mọi người xem cách giải sau có vấn đề gì kô nha . 1;Tính thế oxi hóa khử tiêu chuẩn điều kiện của cặp Fe3+/Fe2+ trong dung dịch có dư F- để tạo phức (FeF6)3- có hằng số bền tổng cộng (beta)1,6 = 10^16,1 . Eo Fe3+/Fe2+ =0,77 V Fe3+ + 1e = Fe2+ E = Eo + 0,059 lg(Fe3+/Fe2+) Fe3+ + 6F- = FeF6 ^(3-) (beta)1,6 = [FeF6 (3-)]/[Fe3+] [F-]^6 FeF6 ^3- + 1e = Fe2+ + 6F- E = Eo’ + 0,059 lg { [FeF6 (3-)]/[Fe2+] [F-]^6]} = Eo’ + 0,059 lg {(beta1,6 *[Fe3+]/[Fe2+] } Eo = Eo’ + 0,059 lg(beta)1,6 Eo= 0,77 ; beta 1,6 = 10^16,1 Eo’ = -0,18 V

[Hehe…Hoá ra analytic đang đánh đố mọi người chứ không phải hỏi bài à?:24h_012:]


  1. n(Eo – Eo’)/0,0592 ↩︎

  2. n(Eo- Eo’) ↩︎

cho em hỏi 1 bài này:tính hằng số cân bằng pư dị li của Br2 ở pH=8. biết thế khử chuẩn của một số chất lần lượt là:Br2(H2O)/2Br-=1,085V; BrO3-/Br2(H2O)=1,52V. Đáp số là:10^94,52 có đáp số nhưng em ko biết cách giải

một dung dich H2SO4 có nồng độ C%(kl/kl)=98, nồng độ mol là C(mol/l)=19,05

  • để pha ,một lít dung dịch có nồng độ C(mol/l)=0,2 phải lấy một thể tích dung dịch axit trên là bao nhiêu ml
  • tính tỷ trọng của dung dich H2SO4 ban đầu

coi lại xem nồng độ M như thế có cao qá ko, với axit H2SO4 đặc cũng chỉ khoảng 18 M thôi . với nồng độ 19,05 đó tỉ trọng của bạn nhảy vọt lên 1,9 đó (chỉ 20 lit thôi gần 4 yến bạn vác nổi ko , hi) muốn pha dung dịch có nồng độ bạn cần nắm chắc công thức tính C là ok , nhưng với bài này cho M(mol/l) rồi thì đơn giản hơn khá nhiều
Quy ra nồng độ đương lượng tính cho nhanh N = 2 * M như vậy ta pha từ 38,1 N ra 1lit 0,4N ( áp dụng (NV)1 = (NV)2 là ra thôi) 1000ml 0,4 N cần V ml 38,1 N nên V = 1000*0,4/38,1 = 10,5 ml muốn xác định tỉ trọng cần xác định khối lượng axit nguyên chất trong 10,5 ml m = 0,2 * 98 = 19,6 g . dựa vào công thức tính C% = m(ct)*100/ m(dd) m(dd) = V * d ; m(ct) = 19,6 tỉ trọng d = 1,904 g/ml (chú ý với điều kiện bài này thì giải thế chứ chẳng có H2SO4 1,9 kg/l cho bạn pha đâu :noel7 (

Mời các bạn làm một bài này: Tính pH của HF CM. Cho biết trong dung dịch có các cân bằng: HF <=> H+ + F- ------------------K1 = 10^-3,17-----(1) HF + F- <=> HF2^----------------K2 = 4-------------(2)
H2O <=> H+ + OH- ---------------Kw = 10^-14-------(3) Thiết lập công thức tính pH và áp dụng với C = 1M. Sẽ gửi đáp án sau khi có người trả lời (mà sai hoặc chưa đầy đủ). Hihi

cho tớ phương pháp xác định nồng độ AL2O3 trong hỗn hợp rắn đi

Cái này em không hiểu à? Nồng độ trong hh rắn là sao? Em chỉ thấy có dd rắn, dd lỏng vv thì có thể xác định được nồng độ thôi à, có thể em không hiểu chỗ này. Với lại theo em muốn xác định được phải tùy vào các chất trong hỗn hợp mới đưa ra được phương pháp chứ đưa ra phương pháp chung sao được?

có ai biết phân tích giá trị này là gì không ??

Acidity<5mg/l (giá trị mong muốn khi phân tích nước axit )

Phải chăng là hàm lượng CO2 trong nước ??? Ai biết thì cho mình xin luôn qui trình chuẩn xác định nhé ! theo tiêu chuẩn việt nam càng tốt

Hiện mình đang làm ở phòng KCS rất mong được giao lưu trao đổi tài liệu với tất cả các bạn có chuyên nghành phân tích . Hiện tại mình đang có rất nhiều tài liệu liên quan đến phân tích các qui trình chuẩn . Bạn nào cần giao lưu xin liên hệ

YM : dechepro

mail : diepaa1@gmail.com

Sao dạo này Topic này lại có mấy bài lạ lạ thế này. Hihi Mời bạn diepgl tham khảo [u][b]Ở đây[/b][/u]. Pass: Theo quy định như [u][b]Nội quy[/b][/u] của Diễn đàn. Thân!