Các thắc mắc về BT hóa phân tích các loại vô đây
Thầy ơi, phân tích 2, chương 7, giáo trình của thầy Long bi thiếu mất 2 trang, 223-224, là 2 trang thiết lập các công thức vẽ đường cong chuẩn độ. Trong sách HDTH cũng có, nhưng thầy có thể chứng minh cho tụi em coi ko ah?
BT 14, chương 4, thầy giảng cho tụi em với ah, tụi em cũng giải rồi, nhưng chưa rõ lắm, thầy giúp tụi em với ah.
Trong bài thực tập hóa phân tích 2, Phương pháp chuẩn độ Complexon, phần đổi từ nồng độ M-> nồng độ N của EDTA trong phản ứng chuẩn độ gây nhiều thắc mắc, có ai có một giải thích nào làm thỏa mãn amiamie ko?
Chào amiamie, Nếu EDTA xài trong chuẩn độ là có dạng Na2H2Y thì nồng độ đương lượng cùa nó là 2 lần nồng độ mol N = 2C Trong các phép chuẩn độ complexon, với các kim loại, phản ứng của H2Y với kim loại như sau: H2Y+ M -> YM + 2H+ Vì kim loại M lúc nào cũng thay thế 2H+ cho dù M có điện tích bao nhiêu đi chăng nữa, do vậy theo định nghĩa, đương lượng của kim loại sẽ bằng M/2
Các pác giải dùm em bài nài đi: Tính pH của 100 ml hỗn hợp dd axit axetic (HAx) có Ka = 4,76 M và axit propionic (HPr) 0,1 M có Ka = 4,87.
Hỗn hợp 2 axit yếu , tính ra liền à. Em mới PT bon chen sang đây hỏi mấy cái mong các huynh giúp đỡ :vanxin( Em thấy việc tổ hợp các cân bằng giúp tính toán rất đơn giản , nhưng trong sách lại ko đề cập tới việc đk để có thể tổ hợp các cân bằng với nhau , nếu em cứ tổ hợp bất kì cân bằng nào với nhau thì có bị sai ko ? EM có được nghe đến khaí niệm cân bằng đồng thời và cân bằng nối tiếp , có thể định nghĩa và cho VD giùm em ko ? Có 1 bài thế này : khi thêm 1ml NaOH 0.2M vào 1ml hỗn hợp HCl 0.05M và CH3COOH 0.18M xác định [H+] và TPGH :phuthuy ( . Em ko rõ tại sao trong phần hướng dẫn , tác giả lại bảo rằng phản ứng xảy ra lần lượt HCl + NaOH trước rồi mới đến CH3COOH + NaOH :batthan ( . Tại sao lại thế :nhau (
Và cuối cùng mong các huynh chỉ giúp sách bài tập về lĩnh vực này nhá. Thanks :ungho (
:dantoc ( Bài này giải chính xác thì phải giải phương trình bậc 3. Sau đây là cả hai cách giải gần đúng và chính xác
Thực ra không có khái niệm cân bằng nối tiếp mà chỉ có duy nhất là cân bằng đồng thời. Với một hệ nhiều cấu tử (nhiều thành phần), các cân bằng diễn ra đồng thời với nhau. Những phản ứng nào có hằng số cân bằng lớn sẽ chiếm ưu thế. Chính vì thế mà mình hay nói phản ứng giữa HCl+NaOH xảy ra trước, phản ứng giữa CH3COOH+NaOH xảy sau…Trước hay sau ở đây có nghĩa là gì? Ta xem lại các pư trên: Phản ứng giữa HCl+ NaOH là cân bằng H+ +OH- <=> H2O Phản ứng CH3COOH+NaOH là cân bằng CH3COO- + OH- <=> CH3COO- + H2O Cân bằng thứ nhất có hằng số cân bằng rất lớn Kw = 10^14, trong khi cân bằng thứ hai có hằng số cân bằng bé hơn Kb = 10^9.25 Do vậy có thể nói phản ứng thứ nhất diễn ra ưu thế hơn (diễn ra trước) phản ứng thứ hai diễn ra kém ưu thế hơn (sau).
Thực ra các cân bằng trên lại là tổ hợp của các cân bằng khác: HCl -> H+ + Cl- (phân ly hoàn toàn - hằng số cân bằng rất lớn) NaOH -> Na+ + OH- (phân ly hoàn toàn - hằng số cân bằng rất lớn) CH3COOH <=> CH3COO- + H+ Ka = 10^-4.75 H+ + OH- <=> H2O Kw = 10^14 Do vậy, trong thực tế có thể không cần viết các phản ứng xảy ra mà chỉ cần viết các cân bằng ở trên là đủ. Từ đây có thể thấy rằng, trong hệ nhiều cấu tử, có thể tổ hợp bao nhiêu cân bằng lại với nhau cũng được không sai, miễn là việc tổ hợp đó có giúp ta giải được bài toán không thôi. Với bài toán ở trên, minhtruc giải mà không cần quan tâm tới cái nào xảy ra trước, cái nào xảy ra sau như sau:
Trong hỗn hợp Fe 3+ 0.001M , Sn2+ 0.01M , Fe2+ 1M và H+ 1M có phản ứng 2Fe3+ + Sn2+ <=> 2Fe2+ Sn4+ K=10^20.84 Tính nồng độ Fe3+ trong dung dịch ( Các số liệu khác tự tra bảng ) Mong mọi người giải giùm ( Đáp án: 8.7 * 10 ^-12 M )
Tiện em hỏi luôn sao người ta lại chọn thế điện cực chuẩn của Hidro = 0 nhỉ ? Sao ko chọn cái khác
Trong đường cong chuẩn độ axit yếu = bazo mạnh thì em có thể sử dụng phương pháp nào để xác định điểm cuối
1/theo mình thì việc chòn điện thế chuẩn của Hidro bằng 0 là chỉ là quy ước. ta cũng có thể chọn điện cực khác làm chuẩn nhưng do điện cực Hidro là điên cực chỉ thị (điện cực khí) Ecb=-0.059pH nên ta có thể dùng để làm điện cực chẩn để xác định các thế của điện cực khác dễ dàng. 2/trong đường cong chuẩn độ acid yếu bằng base mạnh ta có thể dùng phương pháp điện thế hay phương pháp độ dẫn để xác định điểm cuối
Anh có thể nói rõ hơn với phương pháp độ dẫn thì làm thế nào ko :hun (
Cho em biết chính xác là theo quy ước thì tương tác hóa học đuọc coi là xảy ra khi Kcb có giá trị từ bao nhiêu ? Có sách ghi là lớn hơn đơn vị , có sách lại nói là >= 10^2 Cụ thể như bài này chả hạn 1/ Nhỏ mấy giọt K2CrO4 vào 1 lượng nhỏ kết tủa PbCl2 rồi lắc nhẹ hỗn hợp. Hỏi PbCl2 có chuyển thành PbCrO4 ko ? Biết PbCl2 là 1 chất rắn trăng có T= 1.7 * 10^-5 PbCrO4 là 1 chất rắn vàng có T= 1.8*10^-14 :nguong (
để đệ ví dụ đơn giản thế này Độ dẫn của dung dịch tùy thuộc vào nồng độ và bản chất của các ion trong dung dịch, đặc biệt là các ion H+ và OH- có độ dẫn điện cao hơn hẳn. Do đó khi trung hòa một lượng axit mạnh bằng một bazơ mạnh (NaOH), ta thay thế H+ bằng Na+, độ dẫn của dung dịch sẻ giảm. Sau khi trung hòa hết axit, NaOH thêm vào sẽ làm cho độ dẫn tăng lên. Với axit yếu kém phân ly, khi phản ứng trung hòa xảy ra, nếu muối tạo thành có độ dẫn cao hơn hoặc hơi thấp hơn axit, thường đường biểu diễn sẽ hơi đi lên, nằm ngang hoặc hơi đi xuống tương ứng. Sau khi axit được trung hòa hết, lượng NaOH dư thêm vào sẻ làm độ dẫn trong dung dịch tăng mạnh. Dựa vào điểm gấp khúc, ta có thể xác định được thể tích tiêu tốn và suy ra nồng độ chất cần xác định. vd : chuẩn độ hỗn hơp gồm HCl và H3BO3 bằng NaOH
Em muốn hỏi trong tính toán pH dung dịch thì ở mức độ lý thuyết PT thì cho phép sự sai số của giá trị pH là bao nhiêu ? :nhau ( Và với giá trị nào thì A >> B , các sách hiện hành chỉ nêu ra chứ chưa có quy ước nhất quán nào về các vấn đề. Mong các huynh trả lời giúp :cuoimim (
cho ddA H3PO4 0,1M dd B : NaH2PO4 0,1M a) trộn 100ml dd A với 100ml ddB tinh pH dd thu được? b) pha loãng dd A 10 lần. dd B 10 lần , hỏi pH dd thay đổi như thế nào? mong thầy và các bạn júp jùm mình gấp nha . Thanks.
bai nay nua : cho acid H3A co pKa1=1,8 pka2=6,5 pka3=12 a) tính pH dd H3A 0,1 M b) tính pH dd khi trộn 100ml dd KOH 0,15M với 100ml dd H3A 0,1M c) tính pH dd khi trộn 100ml dd NH3 0,1M với 100ml dd H3A 0,1M
cho em hoi bai nay 1 chut : Co3+ +e -> Co2+ E=1,84 [Co(NH3)6]3+ +e -> [Co(NH3)6]2+ a) nhận xét độ bền 2 phức . Giải thích rõ ràng b) Log (beta) cua [Co(NH3)6]3+ = 35,2. tinh kai kon lai (kai nay em chep cua ban, ko biet co chinh xac ko, xin ba con chi bao jup ^^!)