Bài tập phân tích định tính

cho em hỏi, bài thực tập phân tích năm 2 phần công thức tính độ cứng của nước hình như thầy in lộn. Nhờ thầy chỉ dùm em công thức đó

bài 1: Tính pH của dung dịch khi trộn 20ml dung dịch H[SIZE=“2”]3PO4 0,1 M với 40 ml NaOH 0,05N biết hằng số axit của H3PO4: pK1=2;pK2=7;pK3=12 Bài 2: tính tỉ số nồng độ Fe3+ so với Fe2+ tối thiểu phải có đẻ có thể sử dụng chỉ thị diphenylamin trong phép chuẩn độ Fe2+ bằng dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4 và H3PO4 biết E0Cr2O72-/Cr3+=1,34v E0 fe3+/fe2+=0.76v chỉ thị diphenylamin có E0=0.76v trao đổi 2 e[/SIZE]

:welcome ( Cho em hỏi trong phản ứng chuẩn độ kết tủa thì loại kết tủa tạo thành phải là kết tủa vô định hình. còn nếu trong phương phân tích khối lượng thì kết tủa phải là kết tủatinh thể. nhưng người ta vẫn dùng phương pháp phân tích khối lượng để xác định hàm lượng Fe(III) dùng kết tủa này là vô định hình .tại sao lại như vậy ???:nhamhiem

To Thoa Vẫn có thể dugn phương pháp khối lượng cho kết tủa vô định hình nhưng chú ý là kết tủa vô định hình thường có độ tinh khiết thấp do hấp phụ rất nhiều chất khác trong mẫu. Nếu bỏ qua điều này (chỉ trong trường hợp chắc chắn) thì có thể thực hiện định lượng Fe. Ngoài ra các kết tủa vô định hình thì độ khuyếm khuyết về cấu trúc cũng khá nhiều và dạng cân thường khác dạng kết tủa, trong trường hợp phân tích Fe như bạn đặt ra thì dạng cân là oxide Fe chứ không phải là Fe(OH)3. Thân ái

to quoccuong

  1. thể tích sau dung dich: 20 + 40 = 60 mL 40 mL NaOH 0.05N = 20 mL NaOH 0.1N thì trung hòa 20 mL H3PO4 0.1M đến hết nấc 2. Dung dịch còn lại Na2HPO4 có nồng độ 0.1/3 (M). Tính pH dung dịch này dễ ợt, quoccuong tự tính.
  2. Lưu ý là Fe3+ tạo phức với H3PO4 nên làm giảm thế chuẩn của cặp Fe3+/Fe2+ (gọi là thế chuẩn điều kiện). quoccuong nên cho biết thêm hằng số bề của phức Fe3±H2PO4 để việc tính toán thực tế hơn. Nếu biết thể điều kiện này thì có thể tính tỷ số nồng độ Fe3+/Fe2+ tương ứng với khoảng giá trị F = 0.999-1.001 (chuẩn độ chính xác 99.9%). Thân ái

thay oi, mon phân tích điện hóa thi sao vay thay. Sao tui em hoc toan lythuyet ma chang co tiet bai tap ve dien hoa gi het, chi hoc lo to mo…em muon tham khao bt o dau vay thay! meo u boi roi

Bài tập phân tích điện hóa có thể tham khảo trong các cuốn text book bằng tiếng Anh như “Fundamental ò analytical chemistry” của Skoog, West, Holler, hoặc “Modern Analytical Chemistry” của Harvey. Hai cuốn này có trong www.gigapedia.org. Hình như tôi đã hướng dẫn cách vào trang web này load tài liệu rồi, bạn tìm xem. Thân ái

Khi phân tích nguyên dạng hợp chất cơ kim của Chì trong nước bằng phương pháp GC, tạo dẫn suất với borat, người ta thường cho đệm acetat . Vậy ngoài acetat ta có thể cho đệm nào khác được không và tại sao phải thêm acetat. Xin moi thẩy và các bạn giải đáp giùm!

Phân tích các hợp chất organolead thì thường dùng tác chất Grignard và phổ biến hơn là dùng hợp chất sodium tetraalkylborate (alkyl là ethyl hay n-propyl) để tạo dẫn xuất. Với hợp chất sodium tetra alkyl borate thì thường thực hiện tạo dẫn xuất trong môi trường nước (ưu điểm của phuơng pháp này) thì môi trường pH tối ưu nằm trong khoảng pH từ 4-5.5, trong khoảng này chỉ có đệm acetate là phù hợp nhất do acetic acid có pKa = 4.75 có thể cho đệm năng cao nhất trong vùng pH 3.75-5.75, và đệm này phổ biến nhất, dễ pha chế, giá thành hạ. Các đệm khác khoảng đệm năng tốt trong khoảng pH trên là đệm urotropin (pKa = 5.12) và hệ đệm NaOH-potassium hydrophthalate (4.0-6.2). Tuy nhiên có thể sử dụng các hệ đệm này hay không còn tùy thuộc vào một số yếu tố khác nữa (như các phản ứng phụ có thể xảy ra với các hợp chất Pb hay độ tan các cấu tử đệm vào dung môi hữu cơ khi chiết các hợp chất alkylated organo lead hay không. Thân ái

Em mới học hóa pt nên chưa rõ kn sai số lắm.Các bro giúp em phần này với.

:021_002: Chuẩn độ dd KCN 0.05N bằng AgNO3.Kết thúc khi bắt đầu xh tủa.Tính ss của phép chuẩn độ.Các hằng số em ko nhớ rõ lắm.Tra dùm em

Cái ss này thuộc loại ss nào a.

Bài này bạn nói chưa rõ, nhưng tôi góp ý những theo cái hiểu của mình Chuẩn độ kết tủa KCN bằng AgNO3 có nhiều cách để nhận điểm cuối. Theo chương trình hóa phân tích định lượng thì có thể có 2 cách nhận điểm cuối:

  1. Dùng điện cực có đáp ứng với Ag –> bạn sẽ thấy bước nhảy thế tại điểm tương đương. Sai số có thể gặp của phương pháp này không nhiều và thường là sai số ngẫu nhiên. Sai số hệ thống có thể gặp là sai số dụng cụ và sai số do phát hiện điểm cuối chưa đúng. Những sai số hệ thống này dễ nhận thấy và khắc phục.
  2. Chuẩn độ theo phương pháp Volhard: dùng lượng dư đã biết AgNO3 để kết tủa hoàn toàn Ag2CN2 rồi lọc tách ra khỏi dung dịch. Chuẩn độ lượng AgNO3 dư bằng KSCN với chỉ thị là Fe3+ cho đến khi màu đỏ máu xuất hiện. Phản ứng này thực hiện trong môi trường acid và các loại sai số và thường là sai số hệ thống có thể gặp như sau:
  • Lọc tách không hoàn toàn Ag2CN2 –> trong môi trường acid, Tích số tan điều kiện của Ag2CN2 lớn, thêm KSCN làm tan Ag2CN2 –> AgSCN –> sai số thiếu.
  • Lượng Fe3+ thêm vào làm chỉ thị không phù hợp: nếu quá dư Fe3+ –> điểm cuối trước điểm tương đuơng –> sai số thừa.; nếu quá thiếu Fe3+ –> điểm cuối sau điểm tương đuơng –> sai số thiếu. Bạn có thể tìm công thức tính sai số chỉ thị trong cuốn giáo trình phân tích định lượng của PGS. TS. Cù Thành Long , trường ĐHKH TN Tp. HCM (Phần chuẩn độ kết tủa, phương pháp Volhard). Thân ái

ý em là điểm kết thúc chính là điểm bắt đầu tạo tủa Ag2CN2.Chuẩn độ bằng cách trưc tiếp chứ k0 gián tiếp như anh nói. Đây là đề thi PT1 của ĐH Dược HN.Đề trường em ra nhiều khi chuối lắm.Đọc cả ngày ko hiểu mô tê j. Thế cái cuốn anh nói có bán ở HN ko ạ.GT trường em ko có phần này(hoặc có nhg em ko hiểu nó viết cái j)

Tôi tra trong handbook thấy tích số tan của AgCN là 10^(-15.84) và hằng số không bền của phức Ag(CN)n(1-n) với n = 1-4: K1 = ? (không có giá trị), K12 = K1K2 = 10^(-19.85). K1-3 = K1K2K3 = 20.55 và K1-4 = K1K2K3K4 = 19.42. Có thể thấy Ag+ tạo phức với CN- có số phối trí 2 là bền nhất. Số phối trí 1 không có giá trị vì nó tồn tại ở dạng kết tủa. Khi chuẩn độ KCN bằng Ag+ thì nạp Ag+ lên buret và KCN ở erlen. KHi bắt đầu chuẩn độ sẽ dư CN-, thiếu Ag+ –> tạo phức Ag+ + 2CN- –> Ag(CN)2 (-). Tiếp tục cho Ag+ (1> F > 0.5) thì có sự phá phức Ag(CN)2 (-) + Ag+ –> 2 AgCN hay có thể viết Ag(CN)2 (-) + Ag+ –> Ag2(CN)2 kết tủa. Như vậy nếu dừng chuẩn độ khi mới xuất hiện kết tủa thì ta có thể tính đuợc số mol KCN = 1/2 số mol Ag+. Có thể gặp sai số thừa vì sự kết tủa có thể xảy ra chậm hơn điểm tương đuơng (mặc dù tủa AgCN là vô định hình) và tùy thuộc vào độ nhạy của mắt người quan sát. Có lẽ do yếu điểm này mà thực tế trong sách hóa phân tích tôi đã đọc người ta không dùng cách chuẩn độ này mà theo cách tôi trích dẫn bên trên. Tôi không có nhận xét gì về cách viết của các Thầy là chuối hay không do mỗi ngừoi có một nhận thức và thói quen riêng. Thân ái

Ở trường em chỉ dùng Kb(AgCN2)=10^21 và T(Ag2CN2)=2*10^-12 Em cũng tính theo mấy cách nhưng các kết quả rất khác nhau.Anh có thể giải chi tiết ko ạ.Thanks

Giải giúp em bài này nhé :smiley: Tính pH của dung dịch NaOH 1M và lysin NaOOC-CH(NH2)-(CH2)4-NH2 1M. Thanks :slight_smile:

Lysine dạng proton hóa LH2(2+) H(a)OOC-CH(NH3(+)(b))-(CH2)4-NH3(+)(c) có 3 pK theo thứ tự sau: 2.2 (a); 9 (b) và 10.5 (c). Bài tập trên do không rõ dữ kiện nên có thể hiểu theo các cách sau:

  1. pH của các dung dịch riêng rẽ chứa NaOH 1M và lysin NaOOC-CH(NH2)-(CH2)4-NH2 1M
  2. pH của dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 1M và lysin NaOOC-CH(NH2)-(CH2)4-NH2 1M.

Lysine khi ở dạng baz NaOOC-CH(NH2)-(CH2)4-NH2 sẽ có các pKb của các nhóm chức tương ứng là: 11.8 (a), 5 (b) và 3.5 (c).

Trường hợp 1: pH gần đúng của các dung dịch riêng rẽ NaOH 1M và NaOOC-CH(NH2)-(CH2)4-NH2 lần lượt là 14 và 12.25 (bỏ qua lực ion). Trường hợp 2: hỗn hợp một baz mạnh và 1 baz yếu có nồng độ bằng nhau thì pH của dung dịch do baz mạnh quyết định tức là pH xấp xỉ 14. Thân ái

Ai đó giải hộ em 2 bài này với: 1.Cho 2,8g CaO vào nước đc dung dịch(dd) A.Hấp thụ hoàn toàn dd A=1,68l vào CO2.Tính khối lượng của muối tạo thành 2.Nung nóng 136g hỗn hợp 2 Bazơ ko tan là Mg(OH)2 và Fe(OH)3 thấy khối lượng giảm đi 36g a.Tính khối lượng của mỗi ôxit thu dc b.Tính khối lượng của muối Bazơ trong hỗn hợp ban đầu c,Nếu dùng 1 lượng dd axit sinfurich dư để trung hòa hết lượng Bazơ trên thì thu dc bao nhiêu gam muối mỗi loại

Nhờ Admin move bài này vào mục Hóa Học Phổ Thông

Cho tôi được hỏi hai câu:

  • Thứ nhất: Khi tính pH của dung dịch đệm (chẳng hạn gồm HF 0,1M và NaF 0,1M) tôi giải theo cách giải phương trình bậc hai (vì tôi không thích cách giải gần đúng) có được không?
  • Thứ hai: Tại sao trong đa số tài liệu (sách, giáo trình hoá phân tích…) người ta thường chọn cách giải theo phương pháp gần đúng? Có phải lí do đơn giản là vì cách giải gần đúng nhanh hơn (!) hay là còn có nguyên nhân sâu xa nào khác nữa? Mong được chỉ giáo! Cám ơn!

Tất nhiên nếu huynh không muốn làm gần đúng thì có thể giải phương trình để tăng tính chính xác. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp dung dịch chứa nhiều loại cấu tử, phải xét rất nhiều cân bằng thì việc giải chính xác như vậy rất vất vả và không cần thiết (trong nhiều trường hợp). Như VD huynh nêu trên thì mặc dù huynh lắp phương trình vào giải nhưng sẽ sai sót nếu không cân nhắc tới phản ứng tạo phức HF2- đấy :suytu ( Thân!

Bạn đề cập đến tài liệu bậc học nào hả bạn, nếu là tài liệu phổ thông thì lí do là để làm trắc nghiệm cho nhanh thôi. Còn bậc cao hơn thì phải xét tới mức độ bài, có những bài hóa phân tích giải vã mồ hôi, nếu tinh ý và có kinh nghiệm một chút ta sẽ tìm ra được những phần không cần thiết và bỏ nó đi. Như ku BO nói là đúng rồi. Về chuyện tồn tại các cấu tử phụ trong cân bằng là chuyện “cơm bữa” nhưng đa số trong đề sẽ có lưu ý lược bỏ bạn à, đừng quá quan ngại nếu không đi sâu, còn nếu yêu thích thì hãy đọc hết bộ giáo trình phân tích ( Của cố GS Nguyễn Tinh Dung, hay cuốn của Nga được thầy ấy dịch) thì sẽ hiểu cặn kẽ ^^