Em được thầy giao cho 1 đề tài tiểu như sau “‘’‘’ Các đặc trưng nhiệt động của phản ứng hóa học’'”'. Em mất ăn mất ngủ mấy bửa nay mà cũng chẳng hiểu những đặc điểm đó là gì nữa, anh nào biết chỉ giùm em với.Thanks !
Theo mình, có một số tình chất nhiệt động của phản ứng hóa học, hay một quá trình, là:
- Nhiệt hóa học (hay hiệu ứng nhiệt của phản ứng) - dental H của phản ứng
- Sự phụ thuộc của hiệu ứng nhiệt vào nhiệt độ.
- Sự biến đổi entropy, và sụ phụ thuộc vào nhiệt độ của biến thiên entropy
- Quan trọng nhất, theo minh là biến thiên năng lượng tự do Gibbs của phản ứng. Và đưong nhiên, cả sự phụ thuộc của nó vào nhiệt độ
mình nghĩ các đặc trưng của nhiệt động học chính là các đại lượng mô tả của nhiệt động học đó :như là S hàm entropi,H hiẹu ứng nhiệt của phản ứng ,U nội năng của hệ , G năng lượng gips hay hàm entropi tu do hay thế đẳng áp ,và F là hàm thế đẳng tích .nếu bạn muốn biết rõ về các hàm này thì đọc hóa lí 2 của nxb bách khoa nhé.
trong phép chuẩn độ nhỏ bazo vào acid với chỉ phenolpthlein, vì từ không màu sang màu hồng dễ phát hiện, phép chuẩn độ có độ chíng xác cao. không bảo quản NaOH lâu được là do NaOH đã tác dụng với CO2 trong khí —> tạo ra hỗn hợp NaOH và NaHCO3. Đem chuẩn độ chính là chuẩn độ hỗn hợp NaOH và NaHCO3. thân.
Theo mình bảo quản NaOH bằng cách đổ một lớp dầu vào trong bình (để tránh tiếp xúc với không khí). Khi cần lấy ra thì dùng pipet cắm sâu xuống dung dịch để lấy.
Các bạn cho mình hỏi thí nghiệm này nha: Hút 10 ml K2Cr2O7, 5 ml H2SO4 (1:5), 5 ml KI vào một bình tam giác, để yên khoảng 10 phút. Chuẩn độ dd đựng trong bình tam giác bằng NaS2O3 cho đến khi dd có màu vàng nhạt + vài giọt chỉ thị hồ tinh bột . Chuẩn đô tiếp đến mất màu xanh ( dd có thể không màu hoặc có màu xanh xám nhạt của Cr3+)
Câu hỏi: Tại sao phải cho hồ tinh bột vào khi dd có màu vàng rơm mà không cho ngay vào lúc đầu ? Mình cần câu trả lời gấp. Cám ơn các bạn nhiều!
câu này khi thực tập hóa đại cương các thầy đã nói rất rõ, trong phân thực tập phân tích các thầy cũng nói đi nói lại mà
Lý do là màu xanh có được là do sự tạo phức giữa iot và tinh bột. phức này bền và khó phá. nên khi còn nhiều iot cho tinh bột và màu sẽ là xanh đậm (sẫm) lúc này khi cho thiosunfat vào phản ứng xảy ra khó=> phản ứng chậm. như vậy là không thỏa với điều kiện phản ứng chuẩn độ.
Kết quả là em sẽ bị sai số thừa.
Em cũng đã suy luận ra điều này nhưng em muốn biết thêm rằng: Khi cho KI dư ban đầu phản ứng với dd Na2S2O3 thì khi phản ứng xảy ra, nồng độ KI có giảm không? Nếu mà giảm thì tất nhiên phản ứng sẽ xảy ra theo chiều nghịch tức là chiều giảm lượng iot tạo thành có thể suy ra khi giảm lượng iot tạo thành thì mảu của nó tạo với tinh bột sẽ giảm
Đúng là suy luận! KI đã phản ứng hết với K2Cr2O7 (vì dư) để tạo I2, từ lượng I2 suy ra nồng độ KI ban đầu! Bạn nói KI giảm trong quá trình thêm Na2S2O3 là sao? trannguyen đã cho một câu trả lời k thể nói gì thêm!
Theo bạn thì từ lượng I2 tạo thành có thể suy ra nồng độ của KI ban đầu, nhưng làm sao có thể xác định được lượng I2 tạo thành là bao nhiêu ? Vậy I2 đã phản ứng với NaS2O3 trước và đã góp phần làm giảm lượng I2 tạo thành, màu xanh nhạt và màu xanh đậm đều là phản ứng của hồ tinh bột với I2 hay sau , nếu lượng Iot nhiều sẽ xảy ra màu xanh đậm còn nếu lượng iot ít thì chỉ dừng lại ở giai đoạn tạo phức màu xanh nhạt thôi sao?
Chào các bạn, Khi dùng phương pháp iod để xác định nồng độ K2Cr2O7 (hay Na2S2O3), người ta dùng dư KI và cũng không quan tâm lượng dư này chính xác là bao nhiêu. Đây không phải là vấn đề cần đào sâu trong phân tích định lượng. Phản ứng giữa KI dư với K2Cr2O7 sinh ra I2 nhưng thực ra là ion I3(-) tan được trong nước. I3(-) có dạng “đinh vít” nên khi phản ứng với hồ tinh bột, nó sẽ chui vào cấu trúc dây xoắn của hồ tinh bột. Lượng I3(-) trong dung dịch càng nhiều, I3(-) chui vào càng sâu và màu xanh của dung dịch càng đậm. Một khi chuyện này xảy ra, muốn “kéo” I3(-) ra để phản ứng thì cần thời gian thật lâu (động học) hoặc/và lượng dư Na2S2O3. Cả hai điều này vi phạm nguyên tắc của phản ứng chuẩn độ nên người ta nên tránh. Như vậy điều này trả lời cho câu hỏi tại sao nên cho chỉ thị hồ tinh bộ vào dung dịch mẫu chỉ khi lượng I3(-) còn lại ít (màu vàng rơm nhạt). Thân ái
Gửi thầy giotnuoc…! Theo em nghĩ ở đây người ta đang chuẩn hoá Na2S2O3 (dùng làm chất chuẩn trong phép chuẩn độ Iod). Vì I2 và Na2S2O3 không thoả mãn điều kiện chất gốc, nên người ta dùng K2Cr2O7 là chất chuẩn gốc để chuẩn hoá Na2S2O3. Vì vậy ở đây người ta dùng KI dư tác dụng với K2Cr2O7 có lượng chính xác. Từ đó thu được nồng độ Na2S2O3 chính xác. Còn về việc nên cho Hồ tinh bột lúc nào thì em nghĩ trannguyen đã cho câu trả lời phù hợp, cảm ơn thầy đã bổ sung. Hihi @Ngài Bin: Có lẽ “ngài” nhầm chăng?:24h_015:
điều kiện cân bằng La` P(hệ) = P’(hệ) <=> m1.v1 + m2.v2 = ( m1+ m2)V không chịu ảnh hưởng của lực ma sát chiều thì chọn theo chiều chuyển của m1 hoặc m2
- Có thể hiểu Ý nghỉa của phương trình Langmuir khi cho than hoạt tính hay các chất hấp phụ hấp phụ trong dd Phương trình Langmuir là phương trình đẳng nhiệt hấp phụ, áp dụng cho trường hợp hấp phụ đơn lớp một chất, ion… lên trên bề mặt rắn trong một giới hạn về điều kiện nồng độ, áp suất… Dưa vào phương trình, ta có thể đánh giá mức độ hấp phụ của chất hấp phụ, đánh giá nồng độ thích hợp mà chất đó có thể hấp phụ. Từ đó có thể có ứng dụng vào xử lý môi trường để xử lý chất thải, kim loại nặng… Từ pt này ta có thể tính được tải trọng hấp phụ cực đại theo công thức Ce/qe=Ce/qm+1/KL.qm Trong đó: qm (mg/g) là dung lượng hấp phụ đơn lớp cực đại, KL là hằng số cân bằng hấp phụ của phương trình Langmuir. Điều khó là phải làm thực nghiệm nghiêm túc, chính xác, trong điều kiện nghiệm đúng của phương trình, có phương pháp xác định xác định lượng chất trong dung dịch thích hợp. Nếu cần thiết, có thể đọc kỹ hơn các giáo trình về Hoá lý, Các bài báo về các chất hấp phụ xúc tác như zeolit, MCM, SBA, … Mình có chút ý kiến như thế. Mời các bạn tiếp tục góp ý.
Mình đăng ký mà lâu rồi không tham gia diễn đàn,ở trên bạn nêu ra các công thức ấy không phải lúc nào cũng sử dụng được,còn tùy vào điều kiện của bài toán nữa.Đại lượng PI[p] ở đây không phải là hằng số cân bằng ở mọi thời điểm,mà nó được xác định như hằng số cân bằng thôi,nó chỉ bằng hằng số cân bằng khi pư đạt trạng thái cân bằng.Mỗi hằng số cân bằng phụ thuộc vào một số đại lượng nhiệt động,ví dụ như Kp thì chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ,Kx thì phụ thuộc vào áp suất tổng và tổng số mol khí tại cân bằng(được suy ra từ công thức tính hằng số cân bằng).Mình chưa có máy tính nên ít khi theo dõi được bài viết trên diễn đàn,có cơ hội mọi người trao đổi với nhau nhiều hơn
Bạn này chắc là học chuyên hóa nên các kiến thức này được tiếp xúc sớm.Công thức nêu trên có dạng tổng quát là thế này(gọi là phương trình đẳng nhiệt Van’t Hoff): DELTA[Gt]=DELTA[Go,t]+RT.ln(PI[p]),trong đó như mình đã nói,PI[p] được xác định như công thức tính hằng số cân bằng.Trong chương trình học thì chỉ xét đến các hệ các dung dịch lý tưởng hoặc các hệ khí lý tưởng,chủ yếu vẫn là khí lý tưởng,bởi vậy như bạn nói thì trong cân bằng thì hằng số K nhắc đến là Kp
Các bạn hay thật! Người ta dùng chữ G để nói đến THẾ ĐẲNG ÁP. Vậy tất nhiên K trên là Kp rồi! Với chất lỏng thì Kp = Kc.:hun ( Thế đẳng tích được kí hiệu bằng chữ F. Mong nhận được trao đổi thêm!
cân bằng trong pha lỏng K trong biểu thức là Kc còn trong pha khí thì là Kp! giữa Kp và Kc liên hệ với nhau bởi công thức Kp =Kc(RT)^delta n
Cái chữ màu đỏ chỉ đúng cho chất khí thôi! Trong Hoá phân tích thì chỉ xét dung dịch, nhưng nếu có chất khí tham gia thì vẫn tính theo p. Vậy bản chất của nó là Kp. Chỉ là chất lỏng -> coi p = [i] mà thôi (hay coi hệ số Henry = 1).
khi trộn 200g nước ở 30 độ C với 100g nước ở 60 độ C, coi hệ là cô lập và nhiệt dung riêng của nước là 1 cal/g.K. tính nhiệt độ của hệ sau khi trộn lẫn. giúp em với. thánh các anh chi nhieu nhieu
gọi Ts là nhiệt độ lúc sau của hệ.ta có 200g H2O thu nhiệt: q1 = 200C (Ts-303) 100g H2O tỏa nhiệt: q2 = 100C (Ts-333) mặt khác, theo ĐLBTNL: q1 = -q2 <=> 200C (Ts-303) =100C (333-Ts) => Ts = 313K = 40 độ C:24h_118: Thân!