bài tập nhiệt động học

Em không nhầm nồng độ ban đầu, lượng phản ứng và nồng độ khi cân bằng. Chẳng hạn khi dùng công thức Ka=[A-][H3O+]/[HA] (1) trong phản ứng HA + H2O = A- + H3O+ () thì nếu [HA] ban đầu là x,phản ứng là y, thì [HA] trong công thức trên sẽ là x-y, hay chính xác là [HA] trong (1) là nồng độ HA còn lại. Nếu em mà nhầm thì chắc chắn không chỉ bài pH, mà còn tất cả những bải tính Kp, Kc… em sẽ không thể tính đúng. Ngoài ra [A-], [H3O+] trong (1) không hoàn toàn chỉ tính dựa theo (), nồng độ A-, H3O+ có thể phải bổ sung từ các phương trình khác nếu các phương trình này có sự có mặt của [A-],[H3O+]. Vần đề trong bải toán của em là nếu em làm theo cách hiểu của mình thì ở bài toán em đã nêu thì trong phản ứng CH3COO- + H3O+ = CH3COOH + H2O (3) thì nồng độ CH3COO- em đã biết, [H3O+] trong công thức tính Ka sẽ phải bao gồm cả (2) và (3), trời đất không biết nói tiếp như nào nữa. Thực ra trong sách có nói cứ gặp bài toàn tính pH của muối thì hoặc quy về bài toàn tính bazo yếu, hoặc quy về bài toán tính axit yếu, mà những cái đó đã có công thức cả rồi. Nếu thi đụng phải bài này thì chắc em áp dụng máy móc thôi.Em muốn hiểu rõ hơn bài toán trên vì em sợ đụng phải bải toán có lẫn cả muối và axit hay bazo. Nếu không phiền anh có thể trình bày toàn bộ lời giải bải toán này cho em nếu anh đọc bải em trước 7h30’ sáng ngày mai, quá giờ thì thôi ạ. Em rất cảm ơn anh vì sự giúp đỡ nhiệt tình của anh.

Hôm nay thi rồi hả, thường thì trước khi thi, nên quên tất cả đi, vào phòng thi hiệu quả mới cao (cá nhân mình thấy thế). Em hiểu thế này cho đơn giản, trong trường hợp này bỏ qua sự phân ly của nước, do nồng độ của CH3COOH không quá nhỏ. Còn 3 pt em viết đầu tiên thì chỉ có 1 là phân ly hoàn toàn, còn 2 và 3 là chỉ 1 phần thôi, nên ở 3 em chỉ biết nồng độ đầu của CH3COO- thôi, ngoài ra không biết gì thêm. Vì CH3COO- là bazơ, nó sẽ nhận H+ của nước để tạo môi trường bzơ CH3COO- + H2O <=> CH3COOH + OH- em biết nồng độ đầu của CH3COO-, biết Kb (tính từ Ka), nồng độ CH3COOH= nồng độ OH-, từ đó tính được ngay.

Bài này mình hiểu theo ý sau: CH3COONa = CH3COO- + Na+ (1) 2H2O = H3O+ + OH- (2) CH3COO- + H3O+ = CH3COOH + H2O (3) Theo đề bài CH3COONa phân li hoàn toàn nên [CH3COO-] tại (1) và (3) là 0,01M. Đã biết Ka=[CH3COO-][H3O+]/[CH3COOH]=1,75.10^-3. Nồng độ CH3COO- đã biết, chỉ cần biết nồng độ CH3COOH là sẽ tìm được nồng độ H3O+. Vấn đề là rõ ràng CH3COONa phân li hoàn toàn nên theo (3) nồng độ CH3COOH = nồng độ CH3COO- hay H3O+. Mình chưa hiểu chỗ này.

Em đang học Hóa đại cương, đến phần nguyên lý 1 thì có mấy chỗ không hiểu, mong các bác chỉ giáo.

Để xác định dH của một phản ứng trong thực nghiệm người ta thường tính nhiệt phản ứng ở điều kiện đẳng áp, vì Qp=dH. Có một ví dụ thế này

Cho 2 mol SO2 phản ứng HOÀN TOÀN với 1 mol O2 tạo ra 2 mol SO3 ở 25 độC và 1 atm. Tính nhiệt của phản ứng thu được?

Có thể dùng nhiệt sinh tiêu chuẩn để tính được k? q=dH = 2dH(SO3) - dH(O2) - 2dH(SO2)

(theo ý kiến của em thì không vì SO2 và O2 không ở trạng thái chuẩn của mỗi chất. SO2 ban đầu chỉ có 2/3atm, O2 chỉ có 1/3atm) nhưng đáp số trong sách vẫn cứ ra -198kJ (đúng bằng hiệu sinh nhiệt tiêu chuẩn!)

Thông thường, khi đề bài không nói gì thì có nghĩa là đang xét trong điều kiện chuẩn bạn à. Hồi trước mình cũng hay confused như vậy nhưng sau đó lên hóa lý 1 cũng vẫn gặp những bài tương tự, mình mang đi hỏi cô thì được cô trả lời đại khái như ý mình đã trình bày ở trên với bạn :mohoi ( Bạn cứ mạnh dạn hỏi thầy-cô dạy bạn để được lời giải thích thỏa mãn cho bản thân nhé. Chúc bạn học tốt. Thân ái.

N:ot (gày trước thì mình cũng như bạn bây giờ

không sao đâu ý kiến và suy nghĩ của bạn đúng rồi mà ,ở 25 độC và 1 atm thì đấy là điều kiện tiêu chuẩn mà,bạn tính theo đen ta H tiêu chuẩn ok? mà một lời khuyên nhé ,đừng ngại hãy mạnh dạn hỏi thầy cô và đưa ra ý kiến của minh như vậy học mới tiến bộ mà… có gì có thể gửi mail cho mình,nếu có thể mình sẽ giúp ok? vậy nha chúc thành công bb

ngayxua2dua nói đúng đấy trong đó là Kp ngoài ra mình còn tính denta G theo các công thức sau: Go=n RT Ln(P2/P1)=H-TS = R T Ln(Pi p/Kp) trong đó Pi p là hằng số cân bằng tại thời điểm bất kỳ của hệ vậy nha có gì chúng ta cùng trao đổi ha

250 C 1atm là điều kiện tiêu chuẩn (298 K 1atm). Trường hợp nếu không phải là điều kiện chuẩn thì vẫn có thể dùng entanpi chuẩn vì sự biến thiên nhiệt độ ảnh hưởng không đáng kể đến nó

Điều kiện chuẩn ở đây là chuẩn nhiệt động và chỉ quy ước được chuẩn theo áp suất thôi, không có quy ước theo nhiệt độ; bởi vậy nên DeltaH chuẩn tại 298K vẫn phải viết là deltaH0 - 298. Còn như hóa phổ thông là điều kiện tiêu chuẩn - có thêm yêu cầu là 0 độ C - đây là quy ước điều kiện chuẩn của IUPAC.

The SATP used for presenting chemical thermodynamic properties (such as those published by the National Bureau of Standards) is standardized at 100 kPa (1 bar) but the temperature may vary and usually needs to be specified separately if complete information is desired (see standard state). Some standards are specified at certain humidity level. <~~ wiki

Bố ơi, chuẩn này chỉ dành cho chất khí, để xác định thể tích của một khí ở chuẩn này là 22,4L

Chuẩn dành cho nhiệt động thì mọi người đã phân tích rõ, không nói thêm

Ở đây có rất nhiều chuẩn, phải áp dụng chính xác khái niệm chuẩn để dùng sao cho linh hoạt và chính xác, tránh nhập nhằng.

Cuối cùng, đọc cái tiêu đề cứ tưởng “ai giỏi rượu chè giúp em” :))

mình nghĩ bạn nên phân biệt áp suất riêng phần và áp suất toàn hệ. Công thức tính áp dụng đối với áp suất nào??? Như thế thì sẽ có câu trả lời chính xác thôi.

Cho mình hỏi ý nghỉa của phương trình Langmuir khi cho than hoạt tính hấp phụ trong dd. Có phải từ pt này ta có thể tính được tải trọng hấp phụ tối đa phải không

hơn nữa bạn cần chú ý đến CO2 trong không khí nữa, nó sẽ ảnh hửng đến đ chuẩn NaOH

dạ theo em là K này k cụ thể đc. Trong điều kiện bài toán, nếu là khí thì đó là Kp, nhưng là chất lỏng thì tính theo Kc đó. Nhưng chủ yếu là Kp thôi

Khi đi học, phần ∆U trong quá trình biến đổi thuận nghịch , nếu thêm đẳng nhiệt thì : => ∆U=∆H=q+w=0 (1) nếu thêm đoạn nhiệt thì : => ∆U=w=-∫pdt =>Cv.dT/T = -nRdV/V (2) Như vậy , cho mình hỏi có phải độ biến thiên nội năng trường hợp (2) ∆U=Qv đẳng tích không ? Bạn nào giải thích cho mình được ko ? >.<" Cám ơn trước

giá trị deltaU= nhiệt đẳng tích C/m: Bạn đã biết: deltaU=Q +W (với W=-∫pdV) Ở điều kiện đẳng tích: dV= 0 –>W=0 –>deltaU=Qv

Các bạn ơi, cho mình hỏi tí. Trong một phản ứng thuận nghịch, người ta cho hằng số cân bằng của phản ứng thuận là Kt, hằng số cân bằng của phản ứng nghịch là Kn tại một nhiệt độ t xác định. Khi nhiệt đọ tăng lên delta độ , thì hằng số cân bằng của phản ứng thuận và phản ứng nghịch tăng lên gấp đôi . Vậy theo công thức xác định hăng số cân bằng của phản ứng thuân nghich thì nó phải không đổi sau khi nâng nhiệt độ . Nhưng mình tham khảo sách bài tập thì người ta cho rằng :hằng số cân bằng của phản ứng thuân nghịch lại tăng lên gấp đôi. Bạn nào giải thích giùm mình với ! Mình cảm ơn nghe!

Chắc đọc nhầm hiểu nhầm k và K rồi. K là hằng số cân bằng. Còn k là hằng số tốc độ.

Còn K phản ứng thuận và K phản ứng nghịch luôn tỉ lệ nghịch nhau bởi phép toán 1/K. Làm gì có chuyện cái này tăng 2 cái kia cũng tăng 2 :24h_008:

uhm, Mình nhầm rồi. đó phải là hằng số tốc độ. Vậy thì tại sao hằng cân bằng lại tăng lên 2 lần ? Vì ta có K =kt/kn. Mình tham khảo đươc thông tin này từ bài 8.7 trong sách bài tập hóa lí cơ sở của LÂM NGỌC THỀM, TRẦN HIỆP HẢI Rất mong sự hồi âm của bạn!!! Thân.

Hằng số tốc độ (thuận, nghịch) phụ thuộc rất mạnh vào nhiệt độ. Tôi không rõ tranlethanhvan có dẫn chứng đúng không nhưng tôi có thể nói vài lời thế này:

  • Hệ số nhiệt độ: KHi tăng nhiệt độ lên 10 độ thì tốc độ phản ứng (tức là hằng số tốc độ) tăng lên gamma lần. Ký hiệu gamma được gọi là hệ số nhiệt độ Van-Hốp. Hệ số nhiệt độ không phải là hằng số mà phụ thuộc vào bản chất của pư, thường hệ số nhiệt độ = từ 2 đến 4.
  • Hằng số tốc độ pứ thuận (kt) và pứ nghịch (kn) có thường hệ số nhiệt độ khác nhau, vì vậy khi tăng nhiệt độ thì kt và kn sẽ thay đôi khác nhau, và do đó làm thay đổi hằng số cân bằng của pư thuận nghịch, vì: KCB = kt/kn. Có gì mong các bạn trao đổi thêm.

TB: Bạn Minhduy2110 có quan niệm sai lầm về các hằng số tốc độ!

tại vì mình thấy nó rắc rối chỗ đề cho đẳng nhiệt , mình tự bưng thêm đẳng áp . Vậy trường hợp deltaU=Qv là luôn được sử dụng trong các trường hợp tính toán U H phải không bạn ? ^^