xin cho mình hỏi -trong phép định phân acid-bazsử dụng chỉ thị phenolphtalein, tại sao người ta thường nhỏ acid vào baz mà ko làm ngược lại? -tại sao ko thể bảo quản dung dịch chuẩn NaoH trong thời gian lâu dài? mình xin cảm ợn
Người ta phải bỏ acid vào base vì:từ không màu chuyển sang màu hồng thì dễ quan sát hơn là từ màu hồng chuyển sang không màu. không thể có dung dịch chuẩn NaOH được mà trong hóa phân tích người ta dùng một dung dịch acid để chuẩn lại nồng độ NaOH trước khi sử dụng vì NaOH nồng độ thay đổi khi bảo quản lâu dài Thank@
Có một vấn đề rất nghiêm trọng trong câu hỏi của bạn thanhlan dẫn tới câu trả lời đúng mà sai của bạn Langtu01. Các bạn hãy nhớ lại chỉ thị phenolphthalein là chỉ thị pH chuyển màu như thế nào? Không màu tới màu hồng (tùy mắt nhìn của mỗi người) và ngược lại. Đúng là quá trình này dễ nhận biết hơn khi bạn có dung dịch không màu và bạn theo dõi cho tới khi nó có màu hồng. Và quá trình chuyển màu từ không màu tới màu hồng là khi đi từ môi trường acid qua base hay ngược lại??? Các bạn nhớ lại bài giàng của thầy cô hoặc có thể tham khảo thêm trong wikipedia.org Phenolphthalein - Wikipedia Chúc các bạn tìm ra vấn đề, Chúc vui.
muốn bảo quản dd NaOH theo mình là điều bất khả thi
Longraihoney kết luận như vậy có vội vàng quá không? Nguyên tắc bảo quản hóa chất như các bạn đã biết, nếu ta biết yếu tố tương tác là gì thì ta cô lập hóa chất của ta khỏi các yếu tố đó. Quan trọng là hiểu tính chất và mục đích sử dụng của hóa chất ta bảo quản. Thực tế, nhiều nơi vẫn bảo quản dung dịch NaOH để dùng cho chuẩn độ pH và các mục đích khác trong phòng TN. Vấn đề của dung dịch NaOH là hấp thụ mạnh CO2 và H2O trong không khí dẫn đến việc thay đổi nồng độ của dung dịch. Vậy việc bảo quản dung dịch NaOH trong phòng thí nghiệm như sau: pha dung dịch NaOH bão hòa 50% (w/w) (thực tế hay pha quá bảo hòa vì NaOH rắn đã hấp thụ CO2 và hơi H2O rồi), dung dịch này có độ nhớt rất lớn, chứa nó trong bình nhựa PVC hay PE (chú ý: không gian trên (headspace) càng nhỏ càng tốt). Vặn chặt nắp. Sau đó để bình nhựa này trong bình hút ẩm (decicator). Nếu để lâu không sử dụng, thì thổi khí Nito7 (nitrogen N2) hoặc rút chân không (nhớ kiểm tra là vành nắp của decicator đã phủ bằng mỡ (grease) hay silicon, tác dụng: tăng độ kín và sau này dễ mở)). Với cách này, thực tế thì sau 2 năm ta vẫn có thể sử dụng để chuẩn độ pH vì khi chuẩn độ lại thì thấy nồng độ NaOH không thay đổi lớn. http://www.labx.com/v2/spiderdealer2/vistaSearchDetails.cfm?LVid=3402411 Giải thích: mỗi lần sử dụng, ta chỉ hút ra một lượng nhỏ dd NaOH gốc, pha loãng tới nồng độ sử dụng. Do CO2 trong không khí, nồng độ trung bình khoảng 400 micro-g/m3, cho dù ta hấp thụ hết lượng CO2 trong 1m3 không khí, nhưng sau đó dung dịch gốc đã pha loãng đi rất nhiều lần để sử dụng thì con số thay đổi này chưa ảnh hưởng đến phép phân tích chuẩn độ. Vấn đề chủ yếu ở đây là sai số thao tác khi pha loãng và thời gian phơi nhiễm của dung dich gốc khi trong điều kiện không bảo quản. Nên sau khi pha xong dd NaOH, chuẩn độ lại dung dịch mới pha là điều tất yếu. Trong trường hợp có máy chuẩn độ tự động, mọi thao tác pha loãng đều là hệ thống kín thì quá khoẻ. Còn nếu chỉ sử dụng làm PỨ trong tổng hợp hay xử lý bề mặt vật liệu thì không phải lo chuẩn độ lại. Về bản chất bảo quản dung dịch này không khác việc bảo quản NaOH dạng rắn, nhưng ưu điểm là rất tiện khi sử dụng dung dịch NaOH ở nồng độ thấp. Vì hạt NaOH có kích thước không nhỏ, lại khá “nặng” (vì nếu hạt nhỏ thì rất mau tan chảy khi hấp thu nước). Khi pha dung dịch nồng độ thấp dùng pasteur pipet hút dung dịch bảo hòa NaOH “sướng” và nhanh hơn ngồi cân lượng lớn hạt NaOH rồi pha, sau đó lại đổ lượng thừa đi vì dùng không hết. Lý thuyết và thực tế khi đi làm khác lắm. Ý kiến của các bạn thế nào? Chúc vui
Bài thi giữa kỳ của em như thế này: Một hệ đang ở trạng thái cân bằng, cho thêm vào hệ 1 mol khí trơ, hỏi cân bằng có chuyển dịch không nếu: a. Giữ thể tích hệ không đổi. b. Giữ áp suất hệ không đổi. Mọi nguời giúp em bài này với!: thohong(
à nếu mình nhớ ko lầm bài này có trong sách hóa lí nhiệt động nè! a. cân bằng sẽ không thay đồi b. cân bằng sẽ thay đổi do áp suất riếng phần của các chấh thay đổi!! có j mọi ng sẽ chỉ bạn thêm! Thân
Cái hệ mà bạn nói là hệ chỉ có pha khí hay có các pha khác nữa?
Trường hợp bạn đề cập ở trên theo tui nghĩ là cân bằng về mặt nhiệt động chứ ko fải động học nên dùng biểu thức dt:)Go (298) = - RTln(Kcb) là hoàn toàn tương thích. Đối với pha khí thì biểu thức Kcb viết theo áp suất riêng phần của khí ấy chứ không viết theo nồng độ. 1 vài ý kiến. Thân ái.
bài tập chương 10 bài 6 sách nhiệt độnh thầy chu phạm ngọc sơn cuốn 2 màu xanh đề tóm tắt: dung dich glucoz 0.825 mol và biết rằng glucoz tồn tại dạng hidrat 5 nước. tính áp suất thẩm thấu.
theo cách lập luận của mình là xem thể tích của glucoz.5 H2O là rẩt nhỏ xem như không tính để tính nồng độ tan trong 1 lit dd từ đó áp dụng công thức tính pi. nhưng không biết như vậy có đúng không. xin nhờ anh em góp ý kiến. (thể tích dung dịch ở đây Nghĩa đã tính là thể tích của nước không hidrat) plesse!
bài này cô giải là xem dd đường là dung dịch vô cùng loãng mình thấy mới vô lý chứ m đường lên đến gần 300g trên lit chứ không ít. mọi người xem bài này đi
Trong chương trình hóa lý 1 đa số các trường hợp đều xem như dd là vô cùng loãng thì giải mới được và có khi các dữ kiện của đề bài cung cấp chưa đủ hoặc giải theo hướng ko fải là dd vô cùng loãng thì sẽ gay go hơn rất nhìu đấy bạn ah :D. Nói chung tui thấy việc giải các BT (có tính toán) cũng phụ thuộc khá nhìu vào kinh nghiệm làm bài nữa.
1 vài ý kiến chủ quan. Thân ái!
Tôi muốn hỏi mối quan hệ giữa Nhiệt hóa hơi-Nhiệt phản ứng-Nhiệt cháy-Nhiệt sinh.Tôi đang bí về các bài tập của Nhiệt động hóa học.Cảm ơn!
Nhiệt hóa hơi là nhiệt lượng cần cung cấp cho một lượng chất lỏng chuyển hóa hoàn toàn sang dạng hơi ở nhiệt độ không đổi. Sinh Nhiệt mol chuẩn của hóa chất(delta H-f) ( 298K) là nhiệt phóng thích ra hay thu vào khi 1 mol hóa chất đc hợp từ các nguyên tố cấu tạo nên nó. ( 298 K ,1atm) Td: C+ O2–> CO2 Sinh nhiệt chuẩn của CO2 cũng là thiêu nhiệt chuẩn của C graphit. Mấy định nghĩa này bạn sẽ dễ dàng tìm thấy trong bất kì quyển giáo trình Nhiệt Động Học nào.
mình đang sắp phải thi hóa, may thay tìm được một số đề mẫu để về nhà làm thử. Trong đó có câu mà mình không biết giải thế nào, mong các bạn giúp: Cân bằng của phản ứng : C + O2 = 2CO xảy ra ở 1090K và hằng số Kp=10. Tính thành phần % theo số mol và theo khối lượng các khí CO và CO2 có trong hỗn hợp khí khi cân bằng, biết áp suất chung của hệ lúc cân bằng là 1.5atm. Mình biết bải này sẽ rất dể nếu hiểu bản chất vấn đề, nhưng mình thực sự không có năng khiếu môn này và phải miễn cưỡng học, mình là sv CNTT thì sao phải học môn này nhỉ. Nói vậy có thể khiến một số bạn phật lòng nhưng thực sự mình rất bức xúc. Mình đang học cuốn giáo trình của Nguyễn Đình Chi và ngày thi đang cận kề rồi, mong mọi người giải đáp giúp mình sớm, nếu càng cụ thể được thì càng tốt. Mà áp suất chung của hệ lúc cân bằng có phải là áp suất toàn phần không nhỉ
Chắc là C + CO2 = 2CO, gọi áp suất của CO2 là x, của CO là y: x + y =1,5 ; Kp= y*y/x, giải ra kết quả, về thể tích = số mol => % khối lượng.
Chắc em ở BK HN, BK HN học Hóa ĐC rất nặng,chương trình dựa theo CT của LX cũ, nhưng em yên tâm, mấy khối như Hệ thống điện, CNTT thường điểm cao ý mà, nếu năm nào chẳng may trượt thì điểm thi lại cũng cao :D. Nhưng nói chung các thầy quan niệm học BK là cái gì cũng phải biết, và đề thi có tính phân loại rõ ràng. Và thực ra nó cũng là một môn học bình thường, chẳng qua các em bây giờ không chú ý dành thời gian thôi, mỗi tuần chỉ cần dành 2-3h, đọc sách làm bài tập là Okie. Chỉ có điều bây giờ, ngay cả đáp án tờ bài tập, ở quán photo copy bán, nên cứ mua về chép lại, rồi không học, đến khi thi thì dồn 1 đống thì chịu thôi. Anyway, gần thi rồi, em mua quyển sách bài tập Lê Mậu Quyền về, nếu đảm bảo làm được 1/2 thì chắc chắn sẽ qua, làm được 2/3 thì điểm khá cao đấy ( với điều kiện là làm từ đầu và ra đến kết quả cuối cùng giống trong sách).
P/S: Hihi, mấy lời khuyên trên dành cho sv năm 2 ĐH BK Hà Nội, nếu em ở trường khác thì có thể không đúng đâu nhé.
Gõ lộn lúc nào mà không hay:24h_077: @nqtuan04: cảm ơn anh, đúng là nhờ anh giải thích vấn đề đã sáng tỏ hơn nhiều, trước đó em cứ xoáy quanh áp suất của C, coi nó như một ẩn, thế là có hệ hai phương trình 3 ẩn, không giải được. Vừa đọc bải của anh, em xem lại sách mới thấy mình nhầm, đúng là bải toàn rất đơn giản. Mình thật ngớ ngẩn. Bây giờ mình muốn nhờ mọi người giúp đỡ một bải toán khác: Tính pH của dung dịch CH3COONa 0,01M trong nước ở 25 độ C, biết rằng tại nhiệt độ này hằng số của axit axetic Ka=1,75.10^-3(hay -5 gì đấy), CH3COONa phân li hoàn toàn. Bài này mình hiểu theo ý sau: CH3COONa = CH3COO- + Na+ (1) 2H2O = H3O+ + OH- (2) CH3COO- + H3O+ = CH3COOH + H2O (3) Theo đề bài CH3COONa phân li hoàn toàn nên [CH3COO-] tại (1) và (3) là 0,01M. Đã biết Ka=[CH3COO-][H3O+]/[CH3COOH]=1,75.10^-3. Nồng độ CH3COO- đã biết, chỉ cần biết nồng độ CH3COOH là sẽ tìm được nồng độ H3O+. Vấn đề là rõ ràng CH3COONa phân li hoàn toàn nên theo (3) nồng độ CH3COOH = nồng độ CH3COO- hay H3O+. Mình chưa hiểu chỗ này.
Theo mình bạn nên dành thời gian ra đọc lại từ đầu, mấy cái kiến thức cơ bản về cân bằng học từ năm lớp 11 cơ. Ở trên bạn đã nhầm giữa phản ứng hoàn toàn và phản ứng 2 chiều, nhầm luôn cả về thủy phân… Cb (2) chú ý là một cân bằng rất yếu, ở 25oC K=10^-14 Ka = 10^-5 (cái này gặp khá nhiều cả ở bài tập và bài thí nghiệm xác định cái này) Xin lỗi, nếu bạn ở BKHN và đã làm TN Hóa thì không còn gì để nói, vì trong TN có cả bài đo pH của CH3COONa và bài xác định Ka và cũng chia buồn luôn là thi thì không dễ thế này :D. Còn bình thường, xem lại phần tính pH của bazo yếu, đầu tiên xác định Kb CH3COO- + H2O = CH3COOH + OH- Kb=[CH3COOH][OH-]/[CH3COO-] chú ý là các nồng độ này là khi cân bằng, bạn sẽ ra pt kiểu: x.x/(0,1-x)=Kb, giải phương trình bậc 2 hoặc làm tròn, tính ra x, đổi qua H+, tính pH.
Nếu anh viết phương trình như trên thì em hiểu tính Kb là như vậy. Nhưng trong sách em đang học (sách của Nguyễn Hạnh) thì người ta tính pH của bazo yếu trực tiếp từ Ka. Trong phương trình dưới đây, B là bazo: B + H3O+ = BH+ +H2O(*) Ka=[b][H3O+]/[BH+] phần in nghiêng được trích y như trong sách. Lúc đọc lướt em chưa hiểu lắm, nhưng rồi để ý nếu xét phản ứng * theo chiều ngược lại thì đó đúng là Ka rồi. Ka thực chât cũng là Kc, đúng không nhỉ, và trong bải trong đề trên, người ta cho Ka, chứ đâu có cho Kb. Mặc dù em biết Ka liên hệ với Kb bởi công thức Ka*Kb=KH2O, nhưng trong sách không có bài tập dạng như thế nên chưa biết áp dụng như thế nào. Em ôn hóa đúng theo kiểu đối phó, nhưng em vẫn muốn hiểu bài, và nếu có thể anh hãy giải thích giùm em.
@nqtuan04: quên mất nói thêm. Em đang học ở HVKTQS, không phải BK. Nghe đâu HVKTQS vốn tách từ BK nên phải chăng cũng bắt sinh viên học hóa. Nói thật em đã sớm quên kiến thức hóa sau khi đỗ ĐH.Nếu biết trước phải học hóa thì em đã học ở đại học Hà Nội, khoa KHMT (computer science), em có thiên hướng khối D hơn. Những kiến thức hóa em đề đạt ở trên hoàn toàn do đọc mỗi sách đại học. Vì vậy rất cần anh giải thích rõ hơn vấn đề này.
HIHI, sorry em, tưởng em học BK, lại học khoa CNTT mà hỏi thế nên hơi nóng quá. Thực ra học cái gì em không nên sợ hoặc ghét…, nó bình thường thôi mà. Còn môn Hóa có trong chương trình khung của khối ĐH kĩ thuật do BGD quy định, nên nếu em học nhóm ngành về kĩ thuật thì đâu cũng phải học Hóa hết. Quay lại bài của em, cái công thức em đưa ra là tiện thể người ta biến đổi để cuối cùng nhét các nồng độ vào ra luôn pH. Nếu em có thể từ công thức tính của anh suy ra công thức em trích dẫn trong sách, hoặc ngược lại, thì em sẽ hiểu hơn đấy, đơn giản thôi mà.Thử xem.
Vấn đề trầm trọng nhất là em nhầm giữa các khái niệm: nồng độ ban đầu, lượng phản ứng và nồng độ khi cân bằng.