Bài tập MO phổ thông

Em mới đọc sách về MO-phân tử sáng nay nhưng vẫn còn không hỉu nhìu cái. Thứ nhất khi nào ở p lớp 2p thì cả 3 là lk xichma như (NH3) hay pi (CO, NO). Tại sao zậy? Trong hợp chất của các nguyên tố khác nhau, khi nào 2pz đứng trước khi nào 2px,2py đứng trước. 2px lun đứng trước 2py à? Trong hợp chất của O & N thì ntn? Ví dụ?. Rất mong anh chị chỉ giáo

CH e của CO: ( xm:)s)2 (xm:)s*)2 (pi:)x,y)4 (xm:)z)2 CH e của NH3: ( xm:)s)2 (xm:)x,y)2 (xm:)z)2 Mài dzô mục nì, có j` kô hỉu thì thảo luận, đừng lập thêm topic choáng đất 4rum http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?p=7326#post7326 :doctor (

  1. Mình đã đổi tên topic này thành “orbital là gì?”, vì những câu bạn hỏi có cái gì gọi là Molecular orbital (MO) đâu, mà chỉ dừng ở atomic orbital (AO) thôi !

Ko hiểu câu hỏi bạn lắm, nhưng nếu đứng theo quan điểm VB thì chắc bạn đã hiểu cách tạo thành các liên kết trong những phân tử trên ! Còn đứng theo quan điểm MO, trường hợp CO với NO thì đã nói ở các topic MO khác đã có trong diễn đàn ! Còn trường hợp NH3 thì cũng chỉ đọc hiểu các bài toán của H2O (cũng nằm trong các topic MO đã có ở đây) sẽ hiểu ! 3.

Trong hợp chất của các nguyên tố khác nhau, khi nào 2pz đứng trước khi nào 2px,2py đứng trước. 2px lun đứng trước 2py à? Trong hợp chất của O & N thì ntn? Ví dụ?. Rất mong anh chị chỉ giáo

đây là một chi tiết rất chi căn bản ở phần cấu tạo chất, 3 AO p của phân lớp 2p đều như nhau, x,y,z chỉ là ba cái tên ! Nói theo quan điểm lượng tử thì trường hợp orbital 2p là orbital suy biến bậc 3 ! :nhacto (

hè hè… có lẽ kiến thức chuyên sâu thì đi hơi xa rồi… nhưng em nghĩ là một số bạn chưa biết kiến thức cơ bản nên khó theo dõi… vậy em xin post một số ý thế này

Phương pháp orbital phân tử Quan niệm của phương pháp MO Thuyết MO quan niệm phân tử giống như một nguyên tử phức tạp đa nhân. Các e chuyển động quanh các nhạt nhân. Phương pháp MO tìm cách mô tả sự chuyển động của từng e riêng biệt Nội dung của phương pháp MO Theo thuyết MO thì phân tử phải được xem là một hạt thống nhất bao gồm các hạt nhân và các e của các nguyên tử tương tác. Trong đó mỗi electron sẽ chuyển động trong điện trường do các hạt nhân và các electron còn lại gây ra. Tương tự như trong nguyên tử, trạng thái của electron trong phân tử được xác định bằng các OM. Mỗi một MO cũng được xác định bằng tổ hợp các số lượng tử n, l, ml l 0 1 2 3 AO trong nguyên tử s p d f MO trong phân tử σ π δ ϕ Các MO khác nhau bởi sự phân bố mật độ electron tương đối so với trục liên nhân: σ - dọc theo trục nối hạt nhân π - nằm về hai phía trục nối hạt nhân Các MO được hình thành do sự tổ hợp tuyến tính (cộng hay trừ) các AO (tức là sự xen phủ) Sự tổ hợp cộng (tổ hợp cùng dấu) các AO sẽ tạo thành các MO liên kết (σ, π…) có năng lượng nhỏ hơn năng lượng của các AO tham gia tổ hợp Sự tổ hợp trừ các AO sẽ tạo thành các MO phản liên kết (σ* ,π* …) có năng lượng lớn hơn năng lượng của các AO tham gia tổ hợp MO không liên kết (σ0, π0 …) do các AO chuyển nguyên vẹn mà thành. Các MO này không ảnh hưởng tới liên kết. Năng lượng của các MO không liên kết bằng năng lượng của các AO tạo thành nó.

Số MO tạo thành bằng tổng số AO tham gia tổ hợp Sự tạo thành các MO từ các AO có thể biểu diễn bằng giản đồ năng lượng Điều kiện tổ hợp: các AO tham gia tổ hợp phải: gần nhau về năng lượng có mật độ electron đáng kể có tính đối xứng đối với trục nối hạt nhân giống nhau Sự phân bố e trên các MO cũng tương tự như trong nguyên tử, tuân theo các nguyên lý ngoại trừ, vững bền của Paouli và quy tắc Hund Các đặc trưng liên kết: Liên kết được quyết định bởi các e liên kết (e nằm trên các MO liên kết) mà không bị triệt tiêu. Cứ một cặp e liên kết bị triệt tiêu bởi một cặp e phản liên kết tương ứng Một bậc liên kết ứng với một cặp e liên kết không bị triệt tiêu Cho liên kết 2 tâm: Bậc liên kết tăng thì năng lượng liên kết tăng còn độ dài liên kết giảm Tên của liên kết được gọi bằng tên của cặp e liên kết không bị triệt tiêu Tóm lại: việc mô tả cấu trúc phân tử gồm các bước: Bước 1: Xét sự tạo thành MO từ các AO Bước 2: Sắp xếp các MO tạo thành theo thứ tự năng lượng tăng dần Bước 3: Xếp các e vào các MO Bước 4: Xét các đặc trưng liên kết

Các phân tử hai nguyên tử khác loại của những nguyên tố chu kỳ II Các MO tạo thành tương tự trường hợp phân tử 2 nguyên tử cùng loại chu kỳ II: Khi cả hai nguyên tử là nguyên tố cuối chu kỳ: tạo giản đồ cuối chu kỳ Trong các trường hợp còn lại: tạo giản đồ đầu chu kỳ Do các nguyên tử tương tác khác nhau về độ âm điện nên: AO của nguyên tử dương điện hơn sẽ góp chủ yếu vào MO phản liên kết AO của nguyên tử âm điện hơn sẽ góp chủ yếu vào MO liên kết

Nhận xét Khi thêm e trên các MO liên kết sẽ làm bậc liên kết tăng → liên kết sẽ bền hơn Khi thêm e vào các MO phản liên kết sẽ làm bậc liên kết giảm → liên kết sẽ kém bền hơn Khi thêm e vào MO không liên kết, bậc liên kết không thay đổi Ưu điểm của phương pháp MO Giải thích được sự tồn tại của và sự không tồn tại của Be2, Ne2 Giải thích được tính thuận từ của O2 (Các phân tử chứa e độc thân thì thuận từ, các phân tử không có chứa e độc thân thì nghịch từ) Giải thích được mầu sắc của các chất: là do sự hấp thu có chọn lọc của chất với các tia vùng quang phổ ánh sáng thấy được. Chính sự hấp thu có chọn lọc khi bị kích thích này của các phân tử làm cho các chất có mầu sắc (là tổ hợp của các tia sáng còn lại không bị hấp thụ) khác nhau

Nhiêu đó cũng thấy MO khó cỡ nào òy ^^

Ku long tiếp tục trình bày các số hạng phân tử xem nèo :sacsua (

các anh chị ơi! cho em hỏi MO co giản đồ năng lượng ko ạ? có giống AO ko dạ? chỉ giùm em cách viết nha củm ơn nhiều lắm :matheo( :welcome (

để hiểu về MO, trước hết bạn tìm hiểu căn bản về nó, xem các cún cơ sở lí thuyết hoặc viết về cấu tạo chất, có j` kô hỉu nữa thì ps lên 4rum. chúc vui