He he dù gì thì cũng phải nghía qua MO một chút cho nó rành rành giỏi giỏi để thi với người ta chứ nhỉ ^^
HCl… giải thích sự hình thành của phân tử này theo phương pháp MO :ho ( mở hàng đó… cố làm lên nghen… còn lý thuyết thì chắc phải nhờ đến sư thầy BM ~~> Sếp về MO giảng dạy cho đàn em nó hiểu thui < biết đâu đấy các bạn + mình sẽ lại được học những điều bổ ích thì sao… ^ ^ thanks anh trước nha BM ^ ^ :busua( >
<Ai đó làm ơn giải đi… không thì ế :rau ( đừng bắt em hỏi em trả lời nghen :nhamhiem >
Trước tiên, em hãy đọc lại một chút topic “Cùng nhau review … MO” ở trong box hoá lý thuyết trên ĐH nhé !
Ko có cái gì là tạm chấp nhận ở đây cả, mọi cái đều có thể lý giải cả, ở đây chỉ mới là MO cơ sở, dùng để làm nền móng giải quyết nhiều bài toán cực kì phức tạp trong hoá học nữa, thì sau này người ta mới đưa ra nhiều thuyết khác cao hơn, lúc đó mới bắt đầu có khái niệm chấp nhận những giả định người ta đưa ra, còn thống nhất với nhau ở cấp độ MO cơ sở, ráng thảo luận cho ra hết nhé, đừng để cái gì mập mờ chấp nhận !
Longrai đã giải thích được giản đồ tổ hợp của CO, NO chưa !? Nghĩ cách giải quyết chúng đi nhé, rùi mới nói đến FO.
Giải quyết FO:
Ở trường hợp của CO, giản đồ MO đã mang những nét rất khác bịêt với hai giản đồ chuẩn của sự tổ hợp hai nguyên tử giống nhau trong chu kì 2.
Trường hợp của FO, ta thấy:
F: 2s(2) 2p(5)
O: 2s(2) 2p(4)
Hai thằng này có độ âm điện có độ âm điện gần nhau, và cùng có đặc điểm là sự tổ hợp của orbital 2s ko làm nhiễu loạn sự tổ hợp của các orbital 2p.
sự tổ hợp hình thành orbital xm:)z là thuận lợi, vì đây là sự tổ hợp hai orbital hai electron, mặt khác, ko có sự nhiễu loạn bởi các orbital đồng hướng 2s, nên năng lượng chắc chắn thấp hơn pi:)xy.
Ta đưa được cấu hình electron như sau, giống như giản đồ của F2 hay O2
Xm:)2s(2) xm:)*2s(2) xm:)z(2) pi:)xy(4) pi:)*xy(3)
Đơn giản thế thôi, chú em có gì thắc mắc thì cứ reply nhé ! ăn thua là phải đọc kĩ “năm qui tắc vàng của bluemonster” hehehehe !
À ùhm… em nghiệm ra bài anh post rùi… em sơ suất thật… không chịu nhận xét trước khi làm bài ^ ^ Mà em đọc MO cái chỗ nào có pt sóng hay đại loại là toán cấp cao gì đó thì ko hiểu được nữa… <anh có thể post vài công thức toán đó cho em đọc tham khảo ko… vì em không có tài liệu toán >
Ê… mà ai làm bài Longrai post đi chớ…
Mà anh BM ơi… anh chưa trả lời hết câu em hỏi… pà cô bả phán thêm là e hoá trị = 13 nên dùng giản đồ của F2 và O2 gì đấy ~~>chã hiểu pả nói gì? nó có liên wan đến mức năng lượng không nhỉ? thường thì e hoá trị lớn thì mức năng lượng chênh nhau giữa s và p cũng thay đổi .
Hix, ai bảo chú cái đó easy !!! Chết lên chết xuống với mấy cái toán trong lượng tử ứng dụng đấy !!!
Anh nội công chưa tới đó, nhưng thường thì chả bao giờ nghĩ tới chuyện sẽ ngồi lập định thức với ma trận để tính mấy cái vớ vẩn ấy !!! trong khi máy tính mình có Hyperchem với chem3D !
Những thằng này tính góc liên kết với độ dài liên kết ở trạng thái tĩnh có vài giây !!!
:ot (
Mà anh BM ơi… anh chưa trả lời hết câu em hỏi… pà cô bả phán thêm là e hoá trị = 13 nên dùng giản đồ của F2 và O2 gì đấy ~~>chã hiểu pả nói gì? nó có liên wan đến mức năng lượng không nhỉ? thường thì e hoá trị lớn thì mức năng lượng chênh nhau giữa s và p cũng thay đổi .
Có lẽ ở cấp độ phổ thông, với trình độ của giảng viên xuất thân từ sư phạm (vì sư phạm ko học lý thuyết cao sâu như Tự Nhiên), nên cô của em đã khái quát hoá vấn đề, nhận thấy những thằng ở chu kì 2, khi phân tử gồm hai nguyên tử, tổng số electron của nó lớn hơn 12 là chơi giản đồ của O2 với F2 !!!
thế thôi !
:ngu (
Còn câu HCl !!! anh em nào giải cho longrai đi !!!
:ungho (
Hehe… câu đó là em ĐƯA RA cho anh em suy nghĩ đó… mấy cái này thì thằng em lại rành ^^ hehehe kì dzỵ á ^^
HCl được thì thêm HF HBr HI luôn thể cho oách nhá pà con ^^ <xét độ âm điện rùi năng lượng rùi coi thằng nào tạo ra MO ^ ^ là các bước đó... nhớ giải thích rõ ràng>
Viết giản đồ MO của NO CO Ne2 N2 sau đó suy ra giản đồ của NO+ N2+ và cho biết chất nào tồn tại chất nào không… sau đó hãy sắp xếp theo độ bền của các phân tử / ion trên… dễ thoai làm lẹ
Anh không biết là chú longrai đang đố mọi người chơi hay là đang hỏi bài nữa.
Nhưng mà về câu hỏi của chú em thì anh nghĩ việc giải quyết nó cũng đơn giản.Nói gọn như sau :
NHưng mà có điều là chú em phải nắm vững 2 mô hình MO tiêu biểu của Nhóm N2 và O2 dấy nhé :
thấy thằng CO có 10 điện tử ,nguyên tử C có độ âm điện nhỏ hơn nhiều so với oxi do dó có sự nhiễu loạn của obitan 2S dẫn dến việc CO có cấu hình giống hệt thằng N2.
chú cứ nghĩ tiếp theo hướng đó giải quyết nha.
Còn về việc phân tử nào tồn tại phân tử nào không thì chỉ việc dựng cấu hình MO sau đó tính bậc liên kết =(tổng số e liên kết - tổng e phản liên kết ) :2.Nếu như bậc liên kết không bẳng không thì phân tử sẽ tồn tại theo thuyết Mo.
CÒn thực sự đúng như BM nói việc dự đoán về góc liên kết thì khá phức tạp.Người ta phải dự đoán dựa vào FMO (lí thuyết vân đạo biên ).Nói chung là các MO sẽ định hình sao cho tương tác của chúng có lợi nhất về mặt năng lượng ( xét HOMO LUMO đôi khi xét cả SOMO nữa )
Còn để có cái nhìn rõ hơn để anh về nhà tìm lại ít tài liệu rồi post sau nha.
Dạ thưa anh là em vừa hỏi mọi người cho vui forum vừa có phương châm học thêm được càng nhiều càng tốt về MO ^^ đương nhiên trình độ em về MO thì như con gà mờ thui chứ chưa biết gì nhiều
Sẵn đây cho các bạn biết thêm một khái niệm cơ sở nữa đó là khoảng cách của phai phân từ < dạng AA hoặc AB > cũng đơn giản ~~> suy luận là ra mà… ^ ^ bậc liên kết càng lớn thì độ dài càng bé ~~> càng bền ^^ thế thui ^^
Mà anh cho em biết một chút về FMO và giới thiệu pp tính góc được không ạ :thandie ( cồn cào muốn biết đây ~~> giá như em có tài liệu về phần này thì... :yeah (
Nếu em muốn biết về FMO thì có tài liệu trên 4rum mình đấy.Mà nếu em hứng thú thì kêu thêm BM và các anh chị khác vô thảo luận nữa cho vui vì đơt này anh cũng đang phải làm seminar về FMO.
Nhưng mà nhắc em cố gắng học song cái MO căn bản đi cái đã vì FMO chỉ là phương pháp giải quyết vấn đề còn cốt lõi của nó vẫn là MO. Anh gửu cho chú một số tài liệu về MO khá hay cố gắng học nhanh rồi qua FMO nha.Còn tài liệu về FMO dự đoán góc liên kết thì không nhiều để ít bữa sau khi em học song Mo cơ bản anh sẽ post lên cho
hix, mấy người này sao mà trả lời một cách vắn tắt đến ko đầy đủ thế này nhỉ !!!
chú longrai đố phải ko ! Vậy chú thử trả lời đi, vì BM biết cái topic MO này hiếm thằng phổ thông nào ngó lắm, chú muốn ngó thì làm đến nơi đến chốn luôn. Chú thử giải thích giản đồ tạo thành của mấy thằng chú đố đi, nhớ chỉ rõ mối tương quan năng lượng giữa các MO, sự nhiễu loạn của các MO đồng hướng, sự tổ hợp hiệu quả, ko hiệu quả … rất nhiều đấy, đừng trả lời chung chung nhé ! Nhớ đưa ra cấu hình MO của từng thằng nhé !!! (thằng CO hơi khó chịu đấy, sách vở viết thế, nhưng mỗi sách viết khác nhau, phải biết suy luận mới có thể nuốt !)
@blueriver: hix, ông anh hình như ghiền FMO rồi thì phải, cũng tham gia tới nơi tới chốn topic MO cơ sở này đi, đừng tản mạn qua cái FMO, nếu cần, anh có thể thảo luận thoải mái bên topic FMO theory đã tạo! Còn việc FMO có tính được góc liên kết một cách chính xác ko thì … hix, theo tài liệu của BM, FMO chỉ là công cụ, là cái key cho những vấn đề hoạt tính trong hoá học, vì chủ yếu nó xoay quanh hai vân đạo HOMO và LUMO, nên ko thể nói đến độ bền nhiệt động, hay góc liên kết gì được, chỉ giải quyết bài toán hoạt tính động học, trong đó cũng có bao gồm một phần góc liên kết “tương đối” biển đổi để hoạt tính của chất thuận lợi nhất. Nếu blueriver tìm được tài liệu nói về góc liên kết thì hay quá, bạn viết tiếp ở topic FMO theory nhé !!!
Blue không thấy thẳng CO khác thắng N2 ở chỗ nào cả mặc dù đã dùng hypechem để kiểm tra
Thằng NO ,NO+ thì có cấu giản đồ MO giống thẳng O2.
Riêng thằng Ne2 thì khỏi phải bàn vì nó chỉ có vân đầy nên các tương tác vân đạo dều là tương átc 4e các tương tác này là tương tác bất an định nên việc tồn tại của Ne2 dự đoán là không.
Còn nếu nói cụ thể hơn một chút về MO của CO thì có thể nói như thế này sự tương tác giữa 2 AO 2S của thằng C và O dẫn dến sự nhiễu loạn làm đến sigma bonding orbital N-O , sự nhiễu loạn này làm năng lượng của sigma bonding orbital N-O tăng ,vượt qua mức năng lượng của 2 obitan liên kết Pi N=O. Vậy nên nó có diagram của thằng N2.
NO và NO+ có diagram của O2.Có thề giải thích do sự nhiễu loạn của sự tổ hợp 2 obitan 2S dến obitan Pi bonding này không lớn do cả N và O dều có sự chênh lệch khá lớn giữa năng lượng của obitan S và P.
Nói về diagram của HCl ,HF. Do Cl và F có dộ âm điện khá lớn do với thằng H do vậy obitan 1S của H sẽ tuong tác với obitan 2P của Cl, F cho 2 obitan lêin kết và phản liên kết. 2 obitan 2P còn lại không tham gia tổ hơp do dó giữ nguyên mức năng lượng ,trở thành 2 obitan nonbonding. Tương tự thằng 2S của F và Cl cũng không tham gia tổ hợp nen cũng là nonbonding.
dễ dàng thấy NO bền hơn thằng NO+ khi tính dến bậc liên kết (NO+ có ít hơn NO 1e lien kết )
Longrai thử dúng MO giải thích độ bền tương dối giữa các HX coi thế nào?
goodluck
Nó nghe thằng unknown bên SPHN bảo dễ nên tưởng "dễ"thật !!!
Chú Long nên nhớ rằng nó phải học cả Toán Cao Cấp đó chú ,ko chỉ mỗi Hoá mà ăn đc MO đâu !
Nhận xét cuả 1 thằng biết 1 tí tí về MO như em là thằng Long suốt cả top này toàn nói nhảm!!!
đây là câu trả lời ko rõ ràng, vì ở đầu thì đang lập luận CO, nhưng lúc sau lại chuyển sang NO, hix !!!
Giả sử như blueriver đang lập luận cho CO, trước tiên, cần phải xác định lại, orbital 2s của O chả nhiễu loạn bất cứ sự tổ hợp nào của hệ, vì bản than nó có năng lượng quá thấp so với các AO khác !!! Nên lập luận của blueriver mới đầu đã chưa đúng.
Nếu lập luận cho NO, thì blueriver cũng ko chính xác, vì sự nhiễu loạn gây bởi 4e ở hai orbital 2s làm MO tổ hợp xm:)p tăng năng lượng, nhưng mặt khác, orbital p(x,y) của O có 4 electron nên cũng làm tăng năng lượng MO pi tổ hợp (tương tác 4 orbital 5 electrons), nên giản đồ của thằng NO phải giống O2 và F2, ko giống N2.
Cần lưu ý thêm, đối với trường hợp của CO, ta nên xác định rõ ràng, vì khi trong đó có sự tham gia tổ hợp giữa 3 orbital (2 orbital p và 1 orbital 2s) đều tạo ra MO xm:), điều này dẫn đến sự cạnh tranh tạo tổ hợp ! suy nghĩ nhé, đừng trả lời nóng vội !!!
BM nói vậy là không hiểu blueriver nói rùi :
KHi xét thằng CO :mặc dầu thẳng AO 2S của Oxi có năng lượng khá thấp nhưng mà còn thằng 2S của C chỉ có mức năng lượng trung bình , sự tổ hợp giữa 2 obitan này( nói đơn giản ) làm nhiễu loạn đến sự tổ hợp của các AO khác ,thằng sigma C-O bonding có mức năng lượng gần nhất ,có tính đối xứng tương tự với MO* ( do sự tổ hợp 2 obitan 2S) nên chịu sự nhiễu loạn mạnh nhất .
Nói cách khác là sự tổ hợp 3 vân đạo : MO* và 2AO 2P của C ,O. trước hết ta tổ hợp 2AO 2P cho 2 MO sigma* CO và Sigma CO. Sigma* CO có năng lương cao so với MO* nên không xảy ra tương tác giữa 2MO này , riêng sigma CO thì tương tác dược với MO* cho 2 MO Mới : MO1 có năng lượng thấp hơn MO*, và MO2 có năng lượng cao hơn MO* và cao hơn cả PI CO. nên có giản đồ giống thằng N2.
Còn thằng NO và NO+ thì có cấ hình của thằng O2 ,có ai nói là nó có cấu hình của thằng N2 đâu!
Chú longrai sao không thấy trả lời vậy?ANh gợi ý chút nha :Sự tổ hợp giũa các obitan là thuận lợi nếu như chúng có mức năng lượng ,tính đối xứng tương đương và khoảng các không quá lớn.trong trường hợp này chỉ cần xét dến yếu tố năng lượng.
GOOdluck!
hix, nói mà anh trai ko chịu hiểu, thằng 2s của Oxygen làm gì tham gia tổ hợp được với ai, nó năng lượng thấp hơn người thường, chỉ an phận đứng ở vị trí tạo ra MO nonbonding thôi !
Nếu blueriver lập luận nó làm nhiễu loạn, thì chỉ rõ ra đi, nhiều loạn những sự tổ hợp nào, và từ đó đưa ra giản đồ cụ thể, như thế dễ nói hơn !
Nói cách khác là sự tổ hợp 3 vân đạo : MO* và 2AO 2P của C ,O. trước hết ta tổ hợp 2AO 2P cho 2 MO sigma* CO và Sigma CO. Sigma* CO có năng lương cao so với MO* nên không xảy ra tương tác giữa 2MO này , riêng sigma CO thì tương tác dược với MO* cho 2 MO Mới : MO1 có năng lượng thấp hơn MO*, và MO2 có năng lượng cao hơn MO* và cao hơn cả PI CO. nên có giản đồ giống thằng N2.
Vậy có nghĩa là theo blueriver, bản chất sự tổ hợp sigma của hệ bao gồm 4AO, hai AO 2s của Carbon và Oxygen, với 2 AO 2p của carbon và Oxygen, như thế theo qui tắc LCAO, sẽ cho ra 4 MO, đó là những MO (MO1, MO2, hai MO sigma antibonding). Lập luận của blueriver như trên có thể nói là logic !!! đặc biệt là dùng hai MO group tạo bởi 2 AO 2s !
Tuy nhiên, theo trong lý thuyết mình được học, AO 2s của Oxygen ko tham gia tổ hợp thì phải ! Chắc phải về xem lại một tí !
Còn thằng NO và NO+ thì có cấu hình của thằng O2 ,có ai nói là nó có cấu hình của thằng N2 đâu!
BM cẩn thận đấy nhé !
cái ni blueriver xem lại nhé ! Mình nói hai thằng nớ có cấu hình giống O2 mừ ! có ai nói giống N2 cơ chứ !!! hix ! hiểu lầm goài !
Longrai thử dúng MO giải thích độ bền tương dối giữa các HX coi thế nào? Câu này anh river hỏi em… em xin mạn phép được nói NHÃM vào câu
Độ bền tương đối của các HX nói chung từ HF ~~> HAt giảm dần cho mức năng lượng của các orbital phân tử của X ngày càng tăng ~~> khả năng tổ hợp MO với Hidro sẽ khó khăn hơn... cụ thể chỉ với HCl thì cũng chỉ có pz của Cl tham gia tổ hợp được còn lại các e không tham gia tổ hợp MO cũng sẽ AN PHẬN vị trí của nó... điều này làm mức năng lượng tăng ~~> độ bền giảm
Còn câu anh BM hỏi thì em cũng chỉ đọc sách của thầy Nhâm với thầy Thức thôi… thấy cũng có khan khác tuy nhiên mấu chốt vẫn là mức năng lượng của nó… tụi CO N2 dùng giản đồ A vì mức năng lượng giữa các orbtial s và p có sự chênh lệc không lớn lắm…