Bài tập Hoá vô cơ

Đúng rồi, mình thấy làm như các bạn (lên S+6) có lợi thế là khi cân bằng ptpứ sẽ đơn giản hơn. Nhưng có một yếu điểm là không thể hiện đúng bản chất pứ. Vì rõ ràng nhìn vào pứ ta thấy S trong Cu2S và FeS sẽ tạo ra SO2, còn gốc SO42- thì do H2SO4 đóng vai trò môi trường. Dù sao cũng ủng hộ phương án của các bạn vì cách làm đơn giản hơn! Ok?

Ý bạn hỏi tại sao là gì? Khi pứ FeCl3 và FeBr3 thì Ag+ pứ chứ sao, tạo ra muối kết tủa,k tách được Ag.

Tại sao lại ko dùng được nhỉ? Chẳng có vấn đề gì cả, dùng được mà:cool ( [Chú ý khi viết tiếng Việt]

Dẫn V lít khí CO2 (đktc) vào 100ml đ Ca(OH)2 1M thu dc 6g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, lấy nước lọc đun nóng lại thu dc kết tủa. Giá trị V là?

Mí bạn giải ju`m mình bài nì! sẵn tiện bày mình pp giải bài toán có 2 nghiệm. ths nhìu :24h_118:

Ta có hai pt nhé 2CO2 + Ca(OH)2 ----> Ca(HCO3)2 (1)

CO2 + Ca(OH)2 ----> CaCO3 + H2O (2)

Khi đun dd sau phản ứng thì Ca(HCO3)2 ----> CaCO3 + CO2 + H2O (3)

nCaCO3 (2) = 6/100= 0.06 mol => n Ca(OH)2 (2) =0.06 mol Mặt khác : nCa(OH)2 ban đầu = 0.1 mol => nCa(OH)2 (1) = 0.1 - 0.06 = 0.04 mol

Do đó V CO2 = V = (0.04*2 + 0.06).22.4 = đáp án

nước lọc đung nóng có kết tủa…> có Ca(HCO3)2 ptpu: CO2+Ca(OH)2----> CaCO3 +H2O 0,1<— 0,1------->0,1 CO2+CaCO3+H2O------> Ca(HCO3)2 0,04<—0,04 nCaCO3 chư tan=6/100=0,06—> nCaCO3 tan=0,1-0,06=0,04 tổng nCO2=0,14----> V=3,136

Cô giáo mình cũng bảo Ag tác dụng được với FeCl3 và FeBr3, nhưng sao lại phản ứng được nhỉ Ag+ đứng sau Fe3+ cơ mà.

1/

Chú ý là dùng Fe(NO3)3 hoặc Fe2(SO4)3 nhé (không dùng FeCl3 và FeBr3 vì khi đó Ag cũng pứ- tại sao nhỉ???)

Cô giáo mình cũng bảo Ag tác dụng được với FeCl3 và FeBr3, nhưng sao lại phản ứng được nhỉ Ag+ đứng sau Fe3+ cơ mà. Bình thường theo dãy điện hóa, Ag không đủ khả năng phản ứng với Fe3+. Nhưng khi trong dung môi có anion làm kết tủa Ag+ (sản phẩm giả thiết của phản ứng giữa Ag và Fe3+) thì sẽ làm chuyển dịch cân bằng. Còn theo hóa chuyên, các bạn chỉ cần tổ hợp 2 cân bằng oxi hóa khử và cân bằng tích số tan là thu được ngay K khá lớn, phản ứng có thể diễn ra. Ví dụ: Ag + Fe3+ –> Ag+ + Fe2+ (K = 0.3365 < 1 nên phản ứng kém) Khi có mặt Cl- vào sẽ có vấn đề: Ag+ + Cl- –> AgCl (K = 10^10)

K tổng = tích 2 K thành phần, con số 10^10 sẽ kéo con số 0.3365 lên, phản ứng lại ác liệt như thường!

2/

Cho vào HCl thì Fe phản ứng, lọc tách được Ag và Cu Cho Ag và Cu qua O2 dư nung đỏ tạo thành CuO và Ag2O Lại cho vào HCl thì tạo thành kết tủa AgCl màu trắng Điện phân nóng chảy tạo thành Ag

Qua O2 dư đi chăng nữa thì Ag cũng không cho ra Ag2O được 1 cách hoàn toàn. Thậm chí nếu mang Ag2O nung lên còn thu lại được Ag và O2 ấy chứ. Còn từ AgCl muốn thu lại Ag thì ko cần thiết phải dùng điện phân nóng chảy. Để ra ngoài ánh sáng là tự AgCl phân hủy thành Ag vô định hình (màu đen) và Cl2 bay đi rồi. Làm theo cách Fe(NO3)3 ở trên kia là ổn rồi.

Các bạn thử xem 2 pứ này có khác nhau không? Fe3+ + Ag –> Fe2+ + Ag+ (không xảy ra) Fe3+ + Cl- + Ag –> Fe2+ + AgCl (xảy ra tốt) Vì vậy không thể dùng FeCl3 và FeBr3 đấy các bạn ạ!

vì đề bài cho thể tích dung dịch ko đổi nên không thể có trường hợp KCl dư như bạn “uống vài ly” được, pH ko đổi ở đây là do Cu2+ trong dung dịch ko còn nên không có phản ứng thuỷ phân tạo H+

nhưng em dc biết là p/ứ xoi hóa khử dc ưu tiên trước tiếp đén p/ứ acid-bazơ (trunghòa chứ ạk Mà anh có kjnh nghiệm ji vậy /có thì cho chúng em học hỏi /chỉ nói thế thôi thì ăn thua ji /làm sao biết đwocj ha? anh:water (

Còn 1 phàn thắc mắc nữa :đề chỉ ghi là 200g NaOH chứ đâu phải dd đâu .Mà đề còn cho khí B136,5 độ C ,1 atm sao trong bài giải của anh (dark ) em chưa tìm ra phần nèo đả động đến Anh Phúc giảiluôn đi cho bà con học hỏi :24h_048:

Thì có lẽ họ đánh thiếu từ dung dịch thôi, bạn bắt bẻ ghê thế? Ai cũng hiểu được mà! Có phải đề thi của Bộ GD đâu bạn! Hihi, thông cảm đi nha! Còn về điều kiện 136,5 độ C, 1atm không có sử dụng nhưng lại cần thiết, vì ý của họ là khi đó H2O cũng ở thể khí! Nếu không có cái đó thì bài giải sẽ không ổn! Ok?

Tôi có 3 ý kiến:

  • Thứ nhất: Ở đây không có pứ oxi hoá khử (NaAlO2 + HCl).
  • Thứ 2: Cái nào xảy ra trước thì k biết được, nhưng nếu xét sản phẩm cuối cùng thì cần phải xét theo Delta G và tốc độ pứ. Cái này phức tạp và tuỳ trường hợp cụ thể mới cho kết quả riêng, khác nhau!
  • Thứ 3: Việc bàn cãi này có vẻ vô ích, không có ý nghĩa!

tôi có một bài hóa mà không làm được, nhờ các bạn giải nhé: Cho hỗn hợp A gồm các kim loại Al, Na, Fe phản ứng với dung dịch HCl có dư được V lit hidro. Cho hỗn hợp B gồm Al và kim loại M hóa trị II tan hoàn toàn trong dung dịch HCl có dư cũng được V lit khí hidro. Tìm kim loại M. Biết khối lượng Al trong hai hỗn hợp như nhau, khối lượng kim loại M trong B bằng một nữa tổng lượng Na và Fe có trong A, thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.:vanxin(

  • A + HCl dư: Al + 3HCl = AlCl3 + 1.5H2 Na + HCl = NaCl + 0.5H2 Fe + 2HCl = FeCl2 + H2 Đặt nAl, nNa, nFe = a, b, c thì nH2* = 1.5a + 0.5b + c (mol)

** B + HCl dư: Al + 3HCl = AlCl3 + 1.5H2 M + 2HCl = MCl2 + H2 Đặt nM = x thì nH2** = 1.5a + x (mol)

nH2* = nH2** => x = 0.5b + c

Mx = 0.5(23b + 56c) = 11.5b + 28c M = (11.5b + 28c) / (0.5b + c)

Ta thấy: (11.5b + 23c) / (0.5b + c) < M < (14b + 28c) / (0.5b + c) 23 < M < 28

M lại có hóa trị II tan trong HCl nên M là Magie Mg.

Ta có Na(0) -> Na(+1) + 1e __a_______a_____ae Fe(0) -> Fe(+1) + 2e __b_______b____2be M(0) -> M(+2) + 2e __m______m____2me do kl Al như nhau nên ta có thể loại Al khỏi giả thiết như vậy do củng số mol H2 nên a + 2b = 2m (bào toàn e-) mà 23a + 56b = 2M.m nên a(M-23) = b(56-2M) vì a, b > 0 nên giải bất phương trình ta có 23 < M < 28, do M có hóa trị 2 nên M là Mg

Gọi x, y, z, t lần lượt là số mol của Na, Fe, Al và M. Ta có: x/2 + y + 3z/2 = t + 3z/2 <=> x/2 + y = t b [/b]Mặt khác: 23x + 56y = 2.Mt (2) Từ (1) (2) ta có 10y = (2M-46)t > 0 ==> M > 23. Mặt khác: 5x = (56-2M)t > 0 ==> M < 28 Với 23 < M < 28 và M có hoá trị II thì chỉ có kim loại Mg là thoả mãn! Ok? Bài này cũng hay đấy chứ! Hihi Chuột ơi, giải nhầm rồi kìa!:tutin (

Mình có mấy bài này ko hiểu sao tính toàn nhầm! Giúp mình với nhé :smiley:

  1. Hòa tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dd X. Cho 110 ml dd KOH 2M vào X được a gam kết tủa. Mặt khác, cho 140 ml dd KOH 2M vào X cũng được a gam kết tủa. Tìm m? (ĐS: 20,125 g)

  2. DD X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200ml dd HCl 1M vào 100 ml dd X sinh ra V lít khí . Tìm V? (ĐS: 1,12l)

3)Cho 6,72g Fe vào 400ml dd HNO3 1M đến khi phản ứng hòan toàn được khí NO (sp khử duy nhất) và dd X. DD X có thể hòa tối đa m gam Cu. Tìm m? (ĐS: 1,92g)

  1. Hòa tan hoàn toàn 12,42 g Al bằng dd HNO3 lõang (dư) được dd X và 1,344 l hỗn hợp khí Y gồm N2O và N2, tỉ khối Y so với H2 là 18. Cô cạn dd X đc m gam chất rắn. Tìm m? (ĐS: 106,38g)

Cuối cùng là mấy pt ko biết: Viết pt phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho khí H2S tác dụng với các dd KMnO4, FeCl2, FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, Pb(NO3)2, NaOH

Thank!:vanxin(

TN1: Zn(2+) + 2OH(-) -> Zn(OH)2 _____________0,22_______0,11 TN2: Zn(2+) + 2OH(-) -> Zn(OH)2 m/161__2m/161____m/161 Zn(OH)2 + 2OH(-) -> Zn(OH)4 m/161-0,11__0,28-2m/161 => 2m/161 - 0,22 = 0,28 - 2m/161 => m = 20,125