Phần này mình không hiểu
Cái đóa là tỉ lệ mol C,H,O ấy mòa ^^
Hi langtuvodanh, Mình biết đó là tỉ lệ mol nhưng mình không hiểu là tại sao ở trên tỉ lệ là 3:6:2 mà ở dưới tỉ lệ là 3:4:2. Theo mình, nếu cách giải trên là các bạn sợ sai số thì các bạn có thể chọn lượng chất A ban đầu là 6g, như vậy tính toán ra sẽ cho “số đẹp”, kết quả cũng không thay đổi, nhưng người xem lần đầu sẽ không hiểu tại sao bạn chọn 6g mà không phải là con số khác. Trái lại nếu bạn chọn 1g thì người xem có thể hiểu vì đây được xem như là “qui ước” luật bất thành văn khi giải bài. Bài giải trên của mình hơi tắt vì điều kiện để post bài không cho phép ghi giải thích quá tiết, hơn nữa mình muốn bài trả lời chỉ mang tính tham khảo, gợi mở, không đặt nặng vấn đề bài giải chi tiết, để còn dành đất cho các bạn xem và sáng tạo thêm, còn nếu làm sẵn hết rồi thì không còn gì thú vị nữa. Có một câu châm ngôn rằng Thà giải 1 bài mười khó mười lần còn hơn giải mười bài dễ. Thân.
cho Linh hỏi số đơn vị thể tích nguyên tử kl là gì?
Tại sao trong ion CN- , ở cả C và N đều còn cặp e ko lk nhưng tham gia cho nhận chỉ có cặp e của C?
Anh ơi em vẽ ra thì đâu có cho nhận nhỉ :batthan ( , C còn e trống và lk ba với N
cái này trong chem đã thảo luận rồi, huynh BM đã có nói kỹ phần này trong hóa hữu cơ , phần HSAB đó, do tâm C nó có độ âm điện nhỏ và bán kính nhỏ nên nó mềm hơn N nên khi tham gia với chất thân điện tử mềm thì ưu tiên phản ứng xảy ra ở N “nhưng tham gia cho nhận chỉ có cặp e của C” cái vụ này đề nghị bạn nói rõ dùm cái? cho vi dụ? mới biết mà trả lời :vanxin(
Trong các phức của KL với CN- thì có sự cho nhận của cặp e ở C với nghuyên tử KL.Anh có thể giải thích rõ hơn ko?
Cho em hỏi 1 chút về hoá hữu cơ: Trong việc so sánh tính bazơ của ngtử N trong hợp chất dị vòng thì ngoài hiệu ứng liên hợp ta có thể sử dụng trạng thái lai hóa để so sánh độ âm điện -> so sánh tính bazơ ko?Chẳng hạn như nicotin và đồng phân của nó?
Coi lại à nhe. Phấn viết ở quê tui giờ làm bằng thạch cao CaSO4 không hà chứ không phải CaCO3 đâu. Bỏ phấn vào axit không “sôi” ục ục như CaCO3 đâu, thiệt đó.
mọi người giỏi quá mọi người có đề bài học sinh giỏi lớp 9 ko?? cho mình vài bài nhá, chủ yếu tập trung ở phần vô cơ í, càng nhiều càng tốt
mọi người xem hộ bài này muốn giải phải xét mấy trường hợp??
Cho hỗn hợp oxit KL hóa trị II & III với tỷ lệ mol thứ tự 2/1. Chia 32,2 gam hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau: Phần 1: nung trong ống sứ rồi cho CO đi qua thu được chất rắn nặng 12,1 g Phần 2: cho tác dụng với dd NaOH loãng dư, sau phản ứng còn 8 g rắn ko tan Tìm CTHH của 2 ôxit, biết hiệu suất phản ứng 100%
HSG lớp 9 hình như trong này chỉ có mỗi cái đề của mình. Hix ** Chịu khó kiếm ở các thầy cô dạy ý bạn àh^^ http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=1791
Bác nào thử giải giùm em bài này với. Đang cần rất gấp mong đựoc sự giúp đỡ nhiệt tình cua mọi người. Thank you very much. Đề bài: Bài 1: Hằng số phân li axit nấc 2 của H2CrO4 là 3,2.10^-7 (nấc 1 coi như hoàn toàn)
- Tính pH dung dịch K2CrO4 0.001M
- Tích số tan của BaCrO4 và PbCrO4 lần lượt là: 1,2.10^-10 và 1,8.10^-14. Trộn 200ml dung dịch K2CrO4 0,001M với 0,01ml dung dịch chứa đồng thời Ba(NO3)2 và Pb(NO3)2 có cùng nồng độ 0,001M. Tính nồng độ các ion Ba2+ và Pb2+ nằm cân bằng với kết tủa in dung dịch Bài 2: Cho tích số tan của AgCl và AgI lần luot: 10^-10 và 10^-16. Hãy tính độ tan của AgCl và AgI trong dd NH3 2M biết hằng số tạo phức tồng hợp của bạc với NH3 là: 10^3,32 và 10^7,24.
hỗn hợp là gồm nhiều chất trộn lại với nhau =>có 2 loại trộn lại vậy đó là hh dc ko
Có. Khái niệm hỗn hợp và hợp chất cần phải phân biệt kĩ, không khéo lầm lẫn đây. Ví dụ như trong dung dịch chứa Al2(SO4)3 và K2SO4, vậy dung dịch đó là dung dịch của hỗn hợp 2 muối trên hay đó là dung dịch muối kép KAL(SO4)4 (1 hợp chất)?
Tớ nghĩ, vì 2 muối trên ở trong dung dịch nên có thể coi như là hỗn hợp 2 muối (vì có diễn ra sự phân li thành các ion). Còn nếu như ở trạng thái rắn, nên gọi là 1 hợp chât. Nhưng về bản chất, gọi theo 2 cách trên chẳng có gì sai
Nếu vậy cho mình hỏi trả lời thế nào mới là đúng nhất khi đề cho câu này? Chẳng lẽ lại bảo cả hai cách nói cùng được chấp nhận? Những trường hợp như vậy mình thấy còn rất nhiều như : K2Zn[Fe(CN)6], KFe[Fe(CN)6], CaMg(CO3)2,…
1 số ví dụ mà Ken đưa ra ko phù hợp và có 2 muối xianua là phức chất.Muốn xem là hỗn hợp hay hợp chất cần xét phân tử hay ion đó có thể tồn tại hay ko.VD CaMnO3 ko tồn tại ion MnO3(2-) nên đc coi là hỗn hợp của CaO và MnO2.Còn các muối tan trong dd khi điện li hoàn toàn thì là hỗn hợp các ion. 2 muối ở trạng thái rắn ko thể coi là hợp chất vì chúng ko có đặc tính hóa học mà vẫn có tính chất riêng cụ thể và có thể phân lập 2 chất đó ra khỏi nhau
Bai này khó quạ Tôi chưa biết giải làm sạo Mong được sự gúp đỡ của mọi ngượi Xin cảm ơn nhiều Hỗn hợp X gồm H2 , một anken và một an kin có cùng số nguêyn tử C trong phân tự Tỉ khối của X so với Metan là 0,8975. Sau khi cho X qua Ni nung nóng để các phản ứng xảy ra hoàn toàn được hỗn hợp Y có tỉ khối so vơi Nitơ là 1,115. Xác định công thức của anken và ankin ban đậu Tính % theo số mol mỗi chất trong X.
Anh xem lại cái chỗ tỉ khối so với Metan = 0.8975 hơi vấn đề thì phải :quyet ( . Metan đã là Hiđrocacbon nhẹ nhất rùi mà :nhau (