Bài tập hóa nâng cao !

có H2 nữa em

Ví dụ mình đưa ra đúng là phức chất, nhưng chủ đích là mình muốn cho mọi người thấy chỗ này đây : K4[Fe(CN)] và Zn2[Fe(CN)] => K2Zn[Fe(CN)] Vậy thì có gì không phù hợp? Còn việc bạn nói là xét phân tử hay ion đó có tồn tại không, mình khẳng định là ở thể rắn, trong mạnh lưới tinh thể có các ion đó nằm xen lẫn với nhau, phân bố đều. Thêm một ví dụ nữa thường gặp : CaCl2 và Ca(ClO)2 => CaOCl2 Chẳng lẽ bây giờ ta định nghĩa trong dung môi thì chúng là hỗn hợp, ở trạng thái tinh thể lại là hợp chất? Vậy với các muối kép không tan thì sao?

Việc có ion MnO3(2-) hay không thì mình không quan tâm nhưng mình thấy cái ví dụ ở trên của bạn sai trầm trọng đấy! Ở điều kiện bình thường, CaO có rocksalt crystal structure (giống NaCl) và MnO2 có crystal structure của rutile (TiO2). Dĩ nhiên là nếu bạn chỉ trộn CaO và MnO2 powders với nhau ở điều kiện bình thường thì cái bạn thu được chỉ là một hỗn hợp của CaO và MnO2. Nếu mà là trộn kiểu này thì người ta chỉ viết là 1CaO:1MnO2 powder mixture chứ chẳng ai viết là CaMnO3. Nếu bạn trộn cả hai loại powders trên và nun nóng ở một điều kiện cần thiết thì bạn sẽ thu được cái mà người ta thường viết là CaMnO3. Nếu CaMnO3 là một hỗn hợp (mixture) của CaO và MnO2 như bạn đã nói thì diffraction pattern của CaMnO3 phải bao gồm peaks đến từ cái rocksalt structure của CaO và cái rutile structure của MnO2. Đằng này, người ta đã làm thí nghiệm và thấy rằng diffraction pattern của CaMnO3 hoàn toàn khác biệt với hai cái trên nhưng tương tự cái pattern của perovskite (CaTiO3). Nói tóm lại, CaMnO3 là một ordered compound hẳn hoi chứ chẳng phải là mixture của CaO và MnO2 gì như bạn đã trình bày.

Sách giáo khoa đã dạy rằng các thành phần trong hỗn hợp có thể được tách rời bằng các phương pháp thông thường dựa trên sự khác biệt về các tính chất cơ, điện, từ etc.; trong khi hợp chất khó có thể bị tách ra như vậy. Thí dụ, nếu bạn có CaO:MnO2 hỗn hợp thì khi bạn cho hỗn hợp này vào nước thì CaO sẽ tan trong khi MnO2 thì không. Trong khi đó, CaMnO3 không tan trong nước. Đấy là các cách đơn giản. Để phân biệt hỗn hợp, hợp chất, hợp kim etc một cách chính xác hơn, bạn cần các phương pháp nghiên cứu cấu trúc vật chất như diffraction, EXAFS etc.

Tặng một câu hỏi để trêu trọc bạn Ken nè: Ví dụ, khi phân tích thành phần hóa học của tấm gương ở nhà của bạn Ken, người ta thấy có 90 mol% SiO2 và 10 mol% Na2O. Vậy glass này là hợp chất “sodium silicate” hay hỗn hợp của SiO2 và Na2O? :chaomung Báo trước là glass thuộc loại amorphous, tức là KHÔNG có CẤU TRÚC MẠNG TINH THỂ (CRYSTAL STRUCTURE)!

Mình đồng ý là như vậy, nhưng nếu nó là hợp chất thì tại sao sách lại cho rằng nó là hỗn hợp(hic! nói ko đc đành đem sách ra vậy)?Mà mình đâu thấy có phản ứng hoá học giữa 2 chất mà chỉ là sự trộn lấn 2 chất vào với nhau, thay đổi cấu trúc tinh thể và 1 số tính chất hvật lý thui mà.Việc CaO ko pứ với nước là do cấu trúc mạng tinh thể khác đi.Nếu nói như bạn thì sẽ có 2 chất Fe2O3 vì 1 hoạt động hoá học còn 1 thì trơ sau khi nung trên 1000 độ, đều là do cấu trúc tinh thể cả!

Như đã trình bày lúc trước, việc trộn lẫn CaO và MnO2 có thể tạo ra hỗn hợp CaO+MnO2 hoặc hợp chất mới CaMnO3. Tất cả chỉ phù thuộc vào điều kiện và cách bạn “trộn” như thế nào. Tuy nhiên, khi bạn viết ra CaMnO3 thì sẽ làm người đọc hiểu đó là một hợp chất chứ không phải hỗn hợp 1CaO:1MnO2.

Theo bạn, định nghĩa của phản ứng hóa học là gì? Theo mình phản ứng hóa học diễn ra khi có sự phá hủy và tạo thành của những liên kết hóa học. Một cái đơn giản dễ thấy nhất là trong CaO có rocksalt structure, Ca2+ được bao quanh bởi 6 O2-. Trong CaMnO3 có perovskite structure, Ca2+ được bao quanh bởi 12 O2-. Bạn nghĩ khi trộn CaO + MnO2 ở một điều kiện thích hợp để tạo thành CaMnO3 (perovskite structure) thì có phản ứng hóa học xảy ra không?

Thứ nhất, hai dạng khác nhau của Fe2O3 nên được gọi là “different polymorphs” chứ không phải “different compounds”. Thứ hai, những gì bạn nói về CaO ở trên có thể đúng về mặt triết lý nhưng quá gượng ép về mặt khoa học. Từ trước đến nay, CaO được biết đến chủ yếu với duy nhất một cái crystal structure của NaCl. Chỉ khi ở áp suất rất cao thì CaO lấy cái crystal structure của CsCl. Chính ngay trong CsCl structure thì cái coordination number của Ca2+ cũng chỉ bằng 8 chứ chẳng phải bằng 12 nhưng trình bày ở trên. Từ lý luận ở trên cho thấy một là bạn đã vừa tìm ra được một cấu trúc mạng tinh thể mới của CaO hoặc hai là lý luận của bạn đã sai trong trường hợp này. Sáng tạo là tốt nhưng cũng cần phải dựa trên những nền tản khoa học căn bản.

Bạn có thể hòa tan trực tiếp hỗn hợp bột màu trắng đó vào H2O( lượng đủ để hòa tan hết những chất ít tan),nếu thấy có phần không tan ta có thể kết luận đó là hỗn hợp, vì nếu không là hỗn hợp thì chúng có tính chất hoàn toàn như nhau nên sẽ không có kết tủa. Không biết mình nói có đúng không vậy, xin các bạn cho ý kiến. :chabit (

Câu hỏi này cũng tự mình nghĩ ra thôi, mình đi hỏi nhiều người, mỗi người mỗi câu trả lời khác nhau nhưng chưa thấy lời giải thích nào hợp lý cả. Đến nay lời giải thích nghe có lý nhất là của ông thầy mình : chúng là hợp chất. Mình đọc thì có biết là trong muối kép như KAl(SO4)4 sự phân bố của các phần tử ion trong đó là đều đặn, vậy nó là một hợp chất chứ không phải hỗn hợp. Thầy mình cũng bảo như thế, nhưng xem ra vẫn còn chỗ chưa thỏa đáng (một chất ở trạng thái rắn là hợp chất mà dung dịch lại là hỗn hợp? hay chấp nhận nghịch lý đó?) Còn về thủy tinh (tấm kiếng :P) mà bạn nói, mình lại nghĩ nó là hỗn hợp chứ không phải hợp chất (trêu trọc là sao huh? ^^! ) Còn về điều mà bạn Lakyluc nói, nếu tích số tan của chúng quá nhỏ thì mình hòa kiều nào, hoàn bao nhiêu cho đủ? Rồi sau đó làm sao phân tích với dung dịch quá loãng như thế? À, nhắn bạn lessthanperfect tí, hình như mình có gặp qua bạn một lần, ở đâu đó trên diễn đàn NK, bạn có biết ai nick là mrkhung không, không thì mình nhầm người ^^!

Mình còn không biết “NK” là viết tắt của chữ gì nữa nên mình nghĩ là bạn đã nhầm mình với bạn nào khác rồi. Mình ít khi đọc và viết tiếng Việt nên có viết sai chính tả thì xin mọi người tha thứ. :leuleu (

1/Có 20ml dd A gồm H2SO4, FeSO4 và 1 sunfat của KL M có HT II. Cho 20ml dd B gồm BaCl2 0,4M và NaOH 0,5M vào dd A thì dd A hết H2SO4. Cho thêm 130ml dd B nữa thì dc 1 lượng kết tủa nung trong kk đến khối lượng kô đổi, dc 10,155g chất rắn ,và dd C sau khi đã tách kết tủa phải dùng 20ml dd HCl 0,25M để trung hòa. a/ Xác định KL M. b/ Xác định CM các chất trong dd A. Cho biết nguyên tử lượng của KL M lớn hơn của Na và hydroxyt của nó kô tan, kô có tính lưỡng tính

2/Một dd co’ chưa’ 4 ion của 2 chất vô cơ trong đó có anion SO42-. Khi cho tác dụng vừa đủ với Ba(OH)2, đun nóng cho 1 khí và 1 kết tủa X và 1 dd Y. dd Y sau khi axit hóa bằng HNO3, tạo với dd AgNO3 kết tủa trắng hóa đen ngoai as. Kết tủa X đem nung nóng tới khối lượng ko đổi thu dc a(g) rắn Z. Giá trị của a thay đổi tùy theo lượng Ba(OH)2 dùng. Nếu vừa đủ a đạt giá trị cực đại, con nếu dư a giảm dần đến giá trị cực tiểu. Khi lấy chất rắn Z với giá trị cực đại a = 8,51g, thấy Z p/ứ hết với 50ml dd HCl 1,2M, còn lại ba~ rắn nặng 6,99g. Lập luận và xác định 2 muối trong dd đầu

Nguồn : Anh Khanh :mohoi ( . Anh on thì vô cho xin đáp số :chaomung

Còn đây là đề thi kết thúc Học Kỳ cho các bạn Ams ( hình như đề Hóa 2 ) Đề thi kết thúc HK 1 Câu I:

Nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt (p, n, e) là 52. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Hãy xác định:

  1. Khối lượng nguyên tử, tên nguyên tố, ký hiệu nguyên tử của nguyên tố.
  2. Viết cấu hình electron của R và cho biết vị trí nguyên tố R trong HTTH (số thứ tự, chu kỳ, phân nhóm, nhóm). Giải thích?
  3. Viết công thức phân tử của hợp chất oxit cao nhất, hợp chất hiđroxit và hợp chất khí với Hiđro (nếu có). Câu II:

Cho các chất: AlCl3, Br2, H2S, MgO

  1. Trong phân tử các chất đó có kiểu liên kết nào? Giải thích?
  2. Viết công thức electron, công thức cấu tạo của các chất có liên kết cộng hóa trị.
  3. Viết phương trình trao đổi electron tạo thành các hợp chất có liên kết ion từ các đơn chất tương ứng. Câu III:

Hỗn hợp A gồm 2 khí: SO2 và CO2

  1. Xác định kiểu lien kết có trong phân tử các khí trên? Giải thích?

  2. Xác định phần trăm về thể tích của mỗi khí có trong A biết tỷ khối của A so với không khí gần bằng 1,747. Câu IV:

  3. Oxit cao nhất của một nguyên tố có công thức RO3. Trong hợp chất khí với Hiđro có 94,12% R về khối lượng. Xác định nguyên tố R.

  4. Hòa tan 35g hỗn hợp A gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp trong HTTH bằng một lượng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ được 6,72lít khí B (đktc) và dung dịch D. a. Cô cạn dung dịch D được bao nhiêu gam muối khan? b. Hai muối trong A là muối nào? Khối lượng của từng muối?

Thanks cậu nhé. Tớ vừa làm đề này tuần trước xong. Cô Bính chữa kĩ lắm :die ( Đề thi HK1 chuyên hoá TH tớ mượn được rồi, cậu còn đề nữa thì pozt lên nhá. Thanks trước :hocbong (

Cái đề ni do thầy giáo iu quí của Anh Thiên ra **HIx Câu II: So sánh và giải thích ngắn gọn các giá trị năng lượng ion hoá sau: a) I1 (Na) và I1 (Mg) b) I1 (Na) và I2 ( Na) c) I1 (Al) và I2 (Mg)

Câu III: Viết CTCT, CThức e, dự đoán trạng thái lai hoá, dạng hình học NH3, AlCl3, SO3, BeH2, HCN b) có ý kiến cho rằng lk hoá học gồm các loại sau: lk ion. lk cộng hoá trị, lk kim loại. lk hidro Bằng kiến thức xem ý kiến trên đúng or sai?Từ đó cho biết lk cho nhận thuộc lk gì?

Câu IV:Cho số liệu năng lượng lk F-F : 37 Cl-Cl: 58 Br-Br: 46 I-I: 36 giải thích sự biến thiên

CâuV/ Cân bằng pt FeI2 + Cl2 —> FeSO4 + KMnO4 + NaHSO4–> HI + Fe3O4 –>

Câu VI Một oxit kloại có công thức MxOy, chứa 27,59% O theo m. KHử oxit kim loại này hoàn toàn = CO thu 1,68g M. Hoà tan hết M trong một lượng H2SO4 đậm đăc nón, dư thu Vl SO2 ( dktc) và một dung dịch A chỉ chứa một muối sunfat. Cho lượng khí SO2 này hấp thụ hết trong 1l NaOH 0,07M. Sau pư cô cạn dung dịch thi 5,23g Tính V Tìm ct oxit Hoà tan oxit trên vào HCl đủ –> dung dịch B. Để oxi hoá hoàn toàn các chất trong B cần dùng? l Dung dịch KMnO4 0,1 M trong H2SO4

Bài 1 em tự nhét số vô mà làm nhé! Anh mới thi hkII xong nên mệt lắm ^^ bai 2: lầp luận được Al3+, NH4+,Cl-,SO4(2-) râù xác định muối!

Trích “Đề thi hsg cấp tỉnh PY năm nay !!”(đừng có chê đó! ^^) 1Cho axit cacboxilic no đa chức chứa n nguyên tử C và a nhóm COOH. Trung hòa 5,4g chất đó càn 16ml dung dịch NaOH 20%(1,25g/ml). Lập biểu thức liên hệ a và n. Khi n=a+1 thì axit đó tên là gì?CT của nó? 2Từ một loại tinh dầu tách được chất A & B là đồng phân hình học của nhau. A có 78,95%C,10,52%H còn lại là O. A/H2=76. A pứ AgNO3 cho kết tủa. Khi oxh được axeton,axitoxalic và axit levulic. Cho Br2+ A trong CCl4 theo tỉ lệ 1:1 thu được 3 dẫn xuất Br. A bền hơn B. Xác định CTCT A,B -----Còn nữa ^^

Thi hkII àh anh Minh ;)) Mọi người cho em hỏi một câu nhá: Ai đã từng làm TN thì nói cho em biết rốt cuộc dung dịch FeCL2 là có màu xanh nhạt hay là ko màu ** ~~

:sep ( lúc mới pha từ muối Mohr bi thấy nó có màu xanh nhạt, để cỡ vài tiếng là ngả qua màu vàng

Muối Mohr là muối gì ạh? && Sao em thấy có một số tài liệu đều ghi nó ko màu ~~

muoi cua NH4+,Fe2+,SO42-

Thế Cuối cùng thì FeCl2 màu gì ạ, sư phụ **