Bài tập hóa nâng cao !

Cho hỏi (NH4)HSO4 + BaSO4 có kết tủa không. Cảm ơn.

Không vì bản thân BaSO4 đã kết tủa không tan trong axit mạnh rồi.

Muối amoni sunphat bị nhiệt phân ra cái gì vậy bạn ? có phải ra NH3 và H2SO4 không vậy

Lúc đầu tạo NH3 và H2SO4, sau đó pứ OXH-K tạo N2 + SO2 + H2O

Tại sao lại xảy ra pứ OXH_K trong khi đó NH3 có tính bazơ!!! Pứ xảy ra như vầy: (NH4)2SO4 –> NH4HSO4 + NH3 NH4HSO4–>NH3 + H2SO4 H2SO4–>SO3+H20 SO3+NH3–>N2+SO2+H2O(CÓ THỂ XẢY RA-CÓ THỂ THUI!)

Típ: 200g dung dịch muối sunfat kl kiềm 34,5% + 200g dd Ba(HCO3)2 32.375% được mg kết tủa. Bít 32<m<36. Xác định kl kiềm

Diễn đàn gì toàn thấy tám zị TT! Làm bài này cho nóng diễn đàn cái coi bà kon ^^: ^^ 60g 2 oxit kl hóa trị II + 1l dd HCl+H2SO4 lần lượt có CM là 2M và 0.75M được dung dịch X. Cần t/h dung dịch X cần 58,1g hh (NH4)2CO3+BaCO3 sau t/h được dung dịch Y. Điện fân Y đến bđầux/h bọt khí ở catot thu được 16gkl và 5,6l khí ở anot (đktc). Tìm 2 oxit! ^^ t/b: Bài này dòm dô tưởng dễ nhưng mà khó xơ lém!!! ^^

Kquả ra CuO và MgO phải ko huynh

Bạn KEN nhầm lẫn rồi đấy , vật chất không có cái gì là tồn tại vô thời hạn cả, thậm chí nếu nó không chết thì vẫn có thể giết nó chết hoặc nó sẽ chết khi gặp khắc tinh của nó cả proton và nơtron đều có khắc tinh , tạm gọi là alpha proton , alpha nơtron vậy ^^

    Theo mình biết thì không hề tồn tại cation Cu :-?? có chăng thì Cu+ Cu 2+ hoặc Cu3+ khi lực tương tác khá mạnh &lt;Cu+ tồn tại trong phức dạng CuCl4 3- ^^&gt;

Đúng òi TT giỏi hén. Típ bài khó hơn 1 chút xíu ^^ 2 hợp chất X,Y cùng CT (AB)x và (CD)y với A,C là kl, B,D là pk.X<Y có cùng tổng e là 28. Tìm x,y -> X,Y (biết 2 hợp chất có tính chất cộng hóa trị cao)

A, B là các hợp chất ion. Các ion trong A và B đều có cấu hình của Ne. Tổng hạt trong một phân tử A hoặc B là 92. Xác định A, B Bài này biện luận được ra A, B được tạo bởi 3 ion rồi chia ra làm 3 TH TH1 : X2Y ( Na2O) TH2 : XY2 ( MgF2) TH3 : XYZ ( Ko giải được) thì có đúng ko ạh?

Long cho hỏi cái proton có bị phân chia không.

xem thêm: lý thuyết quark: http://en.wikipedia.org/wiki/Quark Proton là một hadron nằm trong nhóm barion của hadron, nó được tạo nên từ 3 quark :u, u, d. Các hạt thực sự sơ cấp chỉ là lepton, 6 quark và các hạt trường (graviton…) Nếu có điều kiện em mua cuốn “lược sử thời gian” của Stephen Hawking về mà xem

Anh mikhail ơi, đã có bằng chứng về sự có mặt của các hạt quark chưa ạ?Em thấy đấy mới chỉ là giả thiết thui mà.

Anh có thể nói kĩ hơn được không. Em không hiểu lắm. Tức là nó vẫn bị phân chia. Thế nó tạo ra sản phẩm cuối cùng là gì. Thế còn electorn thì sao.

Bài Này Làm Sao Vậy các huynh " Phân Tích a(g) một chất A thu được a(g)CO2 b(g) H20. cho biết 3a=11b; 7x=3(a+b) tỉ khối chất a đối với không khí <=7,5 xác định CTHH của chất A" Em là trình độ gà không biết làm

Đề cho x là cái gì thế.

Giả sử phân tích 1 g chất A. Ta có hệ 3a = 11b và 7 = 3a + 3b, giải hệ được b = 0.5 và a = 1.833 n CO2 = 0.0416 mol, n H2O = 0.0277 mol Ta có PTPU CxHyOz + (x+y/4-z/2) O2 -> x CO2 + y/2 H2O áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có khối lượng O2 phản ứng là 1.833 + 0.5 - 1 = 1.333 g => n O2 = 0.0416 mol Ta có tỉ lệ x:y:z = 3:4:2 => (C3H4O2)n < 217,5 => n =1,2,3 n =1 : C3H4O2 (CH2=CH-COOH) n =2 : C6H8O4 (HOOC-CH2-CH=CH-CH2-COOH) n =3 : C9H12O6 (…)

cho ra NH3 và NH4HSO4

Bài này hình như bạn chép nhầm xg A là a hay sao ấy!! Mình xin giải bằng cách khác (có lẽ dễ hỉu hơn ban tiger- rắc rối với sai số lém ^^) Ta có 3a=11b, 7x=3(a+b) và h/c A nặng xg -> a=11b/3 nC= nCO2=a/44=11b/(3x44)=b/12 (mol) nH=2nH2O=b/9 (mol) và 7x=3(a+b)=3(11b/3+b)=14b -> x=2b. Tìm được mO=2b-b-b/9=8b/9 -> nO=b/18(mol) H/c : CxHyOz có x:y:z= b/12 : b/9 : b/18 = 3: 6 : 2. CTN (C3H4O2)n <= 29x7,5=217.5 -> n<=3.021 n=1, C3H4O2 n=2 C6H8O4 n=3 C9H12O6 Bà kon kiểm tra lai cho chắc hén !!! ^^