Bài 1. Để xác định công thức của muối kép A người ta tiến hành các thí nghiệm sau:
Lấy 9,64 gam muối A hòa tan vào nước, sau đó cho tác dụng với BaCl2 dư, thu được 9,32 gam kết tủa bền của một chất B duy nhất, không tan trong HNO3.
Lấy 9,64 gam muối A hòa tan vào nước, sau đó cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư (có đun nhẹ) được kết tủa C và khí D có khả năng làm xanh quỳ ẩm.
Nung kết tủa C trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 10,92 gam chất rắn E. Cho tất cả khí D hấp thụ vào 200 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Để trung hòa lượng axit dư cần dung 200 ml dung dịch NaOH 0,1M.
Xác định công thức muối A, biết kim loại trong A không bị thay đổi số oxi hoá trong các phản ứng trên. :cuoimim (
em có một bài hóa hữu cơ không biết phải giải thích sao, nhờ các bác các cô các chú trong diễn đàn giải thích hộ, đề bài như sau : Nếu lấy một sợi dây điện gọt bõ võ nhựa rồi đốt lõi đồng trên ngọn lửa đèn cồn thì thấy ngọn lửa nhuốm màu xanh lá mạ, sau đó ngọn lửa mất màu xanh. Nếu áp lõi dây đồng đang nóng vào võ dây điện rồi đốt thì thấy ngọn lửa lại nhuốm màu xanh lá mạ. Hãy dự đoán nguyên nhân của hiện tượng và giải thích.
Lúc đầu có Cu nên ngọn lửa nhuốm màu xanh, sau đó tạo CuO bao phủ bề mặt nên kô màu, vỏ dây điện làm từ PVC nên có pứ tạo ra CuCl2, cái này bay hơi có Cu2+ trong đó nên có màu xanh
Bài này kết quả là Fe2(SO4)3.(NH4)2SO4.24H2O hay FeNH4(SO4)2.12H2O.
Từ các hiện tượng phản ứng và số liệu, ta dễ dàng kl trong A có SO42-,NH4+,Fe3+, sau đó xác định lượng H2O trong A rùi –> CT ^^
lại còn phải thế sao mình đã bảo là trong các trường hợp với axit và bazơ muối điện li mạnh thì hầu như bỏ qua sự phân li của nước chú em cứ bắt bẻ thế nhỉ >>>?
hic bằng tuổi nhau mà kêu chú em _
To anh Huy: Ban đầu anh nói K trong sự điện li thì không phải tính nước . Nói vậy anh Dũng cãi là đúng thôi. Sau đó anh lại post trong các trường hợp với axit và bazơ muối điện li mạnh thì hầu như bỏ qua sự phân li của nước _
Bạn giải thích kĩ một chút được không , Cu2+ làm sao bay hơi được , nó là ion kim loại mà.
Thì cũng giống như khi bạn đun nóng 1 dd chứa 1 ion nào đó thì trong H2O bay hơi có lẫn 1 ít ion đó.
VD: khi bạn nhúng đũa Pt vào dd Na+ và lấy đũa đó đốt trên ngọn lửa đèn cồn thì màu vàng là màu của Na+ ( quang phổ phát xạ hay cái gì đó, không nhớ rõ tên) :mohoi (
mọi vật từ khi sinh ra đến lúc chết đi đều được cấu tạo từ các nguyên tử, chỉ là biến đổi từ chất này sang chất khác thôi. Sinh tử cũng là một chuỗi phản ứng hóa học thôi, có điều nó kéo dài cả đời tùy theo tuổi thọ của mỗi sinh vật.
Bắt đầu đi lan man rồi đó. Proton, neutron, electron không “chết”, không phân rã, tồn tại vô thời hạn. Nó chỉ biến đổi (thành Photon hay các hạt cơ bản khác) khi tương tác với các hạt khác. Ví dụ : Proton + Electron -> Neutron
Electron + Possitron -> Photon
…
Thêm nữa, ai nói cation Cu không bay hơi được? (chỉ có điều ở to " hơi bị" cao thui ^^!)