Cho mình hỏi khi cho Zn dư vào dd FeCl3 thì có tạo ra được Fe không?
khử được chớ ạh E0 của Zn/Zn2+ = -0,76 V E0 của Fe3+/Fe = -0,04 V —> nếu lắp thành pin thì ta được pứ : Zn + Fe3+ = Zn2+ + Fe —> Zn khử được Fe3+ về Fe :hutthuoc(
còn sự thủy phân của Fe3+ thì sao?Do sự thủy phân này làm dd Fe3+ có tính axit.Có thầy cho rằng Zn chỉ khử Fe3+ thành Fe2+ thôi chứ không khử đến Fe được.Tôi rất băn khoăn ko biết thế nào là đúng,mong các bạn chỉ giúp.
Bạn viết dãy điện hóa ra rùi nhìn vào thấy rất rõ. Đầu tiên, Zn sẽ khử Fe3+ về Fe2+. Sau đó, Zn dư sẽ khử tiếp Fe2+ về Fe.
Em nghĩ mình nên xét K của pứ tạo phức hydroxo của Fe, cái này em nhớ là khá nhỏ, có thể bỏ qua, trong khi đó K của phản ứng khử Fe2+ về Fe lại lớn, do đó trong dd pứ này chiếm ưu thế
Khi pha dd Fe3+ thì mặc nhiên người ta đã cho vào ấy 1 lượng acid đủ để sự thủy phân không xảy ra bạn ah Nếu còn băn khoăn thì bạn có thể làm thực nghiệm để xác minh. Hy vịng bạn sẽ giải tỏa được vấn đề này. Good luck! Thân ái.
Rất đơn giản thôi bạn à. Bạn hãy tính K điều kiện ( đã gồm cả Pu tạo phức hidroxo của Zn2+ và Fe3+) của Pư Zn + Fe3+ -> Zn2+ + Fe :nghe ( Tất nhiên là K điều kiện này phụ thuộc vào pH rồi Thân
Cho mình hỏi cái này: Khi pha dung dịch FeCl3 thì người ta cho thêm một lượng acid HCl để sự thủy phân không xảy ra. Vậy nếu cho Zn vào dung dịch này thì có xảy ra phản ứng giữa Zn và HCl rồi mới có phản ứng Zn đẩy ion Fe ra khỏi dung dịch của nó không? Nếu có xảy ra phản ứng này thì nó có ảnh hưởng đáng kể đến phản ứng không? (hao hụt Zn để tham gia phản ứng với HCl) Từ đó giải quyết ví dụ khác là bỏ Ba kim loại vào dung dịch kali bicromat K2CrO7 có H2SO4 đặc như thế nào ? (mô tả hiện tượng và kết quả) Thanks.
vấn đề “Zn khử Fe3+ thành Fe” theo mình thấy đa số các bạn chỉ nói trên lý thuyết mà không làm thực nghiệm cụ thể, bởi khi các bạn làm thí nghiệm này thì các bạn sẽ thấy có những hiện tượng khác xảy ra ko như các bạn lý luận trên lý thuyết. Về mặt nhiệt động học thì quá trình Zn khử Fe3+ thành Fe xảy ra được nhưng còn động học của nó có nhanh ko?chúng ta thực hiện trong dung dịch nước thì H2O có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình này? Hãy làm thí nghiệm đi rồi nhận xét, chứ đối khi nói lý thuyết xong rồi, đến khi làm thực nghiệm thì nó lại không giống như lý thuyết đâu.
theo anh nói thì thực nghiệm có khác đúng ko vậy khác thế nào hả anh?
Bạn có thể tính E của hai bán phản ứng, ở đay đi cụ thể từng nấc 1,từ Fe 3+ về Fe 2+ sau đó về Fe. E = E0 + 0.059/n lg[Ox/Red]. Lấy E của pu thuận trừ E pu nghịch, nếu E >0 có nghĩa là delta G = - deltaEnF < 0. Phản ứng diễn ra, nếu delta G >0 pu xảy ra theo chiều ngược lại. Ỏ đây chiều pu phụ thuộc vao nồng độ Zn2+, Fe2+, Fe3+. Tùy theo trong hệ có gig mà tính được E của các bán pu. Thân!
nhìn vào thế điện cực ta thấy rằng Al, hay Zn có thể đẩy được Fe ra khỏi muối Fe3+, tuy nhiên nếu bạn nào làm thực nghiệm sẽ thấy điều đó không xẩy ra. Nguyên nhân là do Al, Zn sẽ pư với H+ trong dung dịch, làm pH dung dịch tăng, dẫn đến Fe3+ sẽ tạo kết tủa Fe(OH)3. Fe(OH)3 bắt đầu có kết tủa từ dung dịch Fe3+ từ pH 1,7 cơ mà !!!
YEAH! Bạn này lý giải khá là chính xác và đầy đủ rùi đó. Chứ các bạn trước toàn nói lý thuyết ko à, mình đã bảo là phải làm thí nghiệm đi, làm thực nghiệm rùi mới thấy, nó giống y như những điều bạn nói vậy đó. khi cho kẽm vào dd Fe3+, cái chúng ta thu được ko phải là Fe kim loại mà là một mớ Fe(OH)2 và Fe(OH)3 kết tủa vô định hình.