Z-E cái nào hơn câp hơn

Các đại ca vào nghía thử thằng ku này thì nó có tên thế nào đi :

@ALL : Có ai có tài liệu gì về cái đọc tên của dạng hợp chất này thì share cho mọi người cùng đọc nhé :tuoi ( ! Thanks các đại ca nhiều nhiều ^^

Qui tắc: các phối tử có cấu hình cis và Z ưu tiên hơn trans và E, phối tử có cấu hình R ưu tiên hơn cấu hình S.( chỉ thế thôi). Cấu hình bạn tự đọc nhé. Còn sách thì bạn có thể tham khảo cuốn" hóa học lập thể của thầy Thạch cũng được.

Tiện đây hỏi nốt , Nhận biết 2 thằng sau bằng pp hoá học : 2 đp Z và E cuả OCTEN-4/ @ Anh Cường : Có tài liệu nào về cái danh pháp đó cụ thể hơn ko anh??? E hay Việt cũng đc.

Bài tập này ở đâu vậy, tui nghĩ hoài hong ra. Thế bạn có gải quyết ra sao ?Nếu không bó buộc phải dùng phương pháp hóa học thì mình chạy phổ thế là xong. Tui cũng nghĩ ra cách là đo nhiệt độ sôi của nó nhưng mà chúng nó chỉ cách nhau có 0.3 độ thôi (vô phương). Mấy bạn trên diễn đàn đâu góp ý đi. Một cái đầu suy nghĩ sao bằng 10 cái đầu cùng suy nghĩ …

Cái này BM nghĩ mình tận dụng hai dạng Z, E của nó khi cộng một tác nhân electrophile như Br2 chẳng hạn, nó sẽ cho ra hai dạng cấu trúc khác nhau, một thằng là erythreo, một thằng threo, sau đó ta chạy phổ (phổ nào chạy ra được cấu trúc nhỉ ! Cái này chưa học nên còn hạn chế quá !) ! Nhưng mình nghĩ khi đã ra hai dạng cấu trúc ko gian khác nhau thì chắc là nhận được thôi phải ko !? Ai có kinh nghiệm thực tế rùi chỉ phát nhé ! :vanxin(

BM làm chi rắc rối vậy, nếu mình làm vây thì khó phân biệt bằng phổ lắm. tui cũng nghĩ là mình cộng Brôm vào để phân biệt bằng độ quay quang nhưng cũng không được.Nếu có phân biệt bằng phổ thì ta để nguyên alken đó mà phân biệt. dủng phổ NMR để nhận biết.

Mình cũng đồng ý với cách xài brom rồi đo độ quay quang, nhưng thêm một số luận điểm sau, anh em xem nhé

  1. Phản ứng cộng chạy qua dạng ion bromoni, và dưới tác động của hai nhóm n - C3H7 thì cation oni không kinh điển này sẽ hoàn toàn bền vững, nên sản phẩm thu được nhiều khả năng là tinh khiết quang học.
  2. Nếu như sản phẩm của chúng ta không có tính tinh khiết quang học, thì như ta đã biết góc quay phụ thuộc vào nồng độ. Khi cộng Br2 vào đồng phân E thì sản phẩm thu được là meso, có lẫn một ít sp kia, nhưng do nồng độ sp quang hoạt khá bé cho nên giá trị góc quay không xa zero là bao nhiêu. Dựa trên giá trị đọc được này ta có thể phân biệt được thằng nào Z và thằng nào E.

Thực tình thì cách này hoàn toàn ko thỏa mãn đề bài là chỉ được dùng Hóa học, nhưng mình cũng thua thật rồi :smiley:

Cho mình hỏi thế nào để phân biệt được Z và E? Như hình vẽ ta thấy đồng phân Z cũng cho ra hỗn hợp triêu triền rồi mà. Bạn Zero thử nghĩ lại xem nhé.

Vâng, đúng như bạn nói là Z cũng cho ra hỗn hợp raxemic. Nhưng vấn đề ở chỗ phản ứng cộng brom là đặc thù lập thể, cơ chế thì như mọi người đã biết là tạo ra ion cầu oni chiếm không gian lớn. Chính vì vậy theo mình nghĩ thì lượng raxemic trong Z có rất ít (do chỉ tạo ra ít đồng phân cộng cis như là một sản phẩm phụ). Bạn đồng ý ko?

úi, ông nói tui hổng hỉu !!! Thằng mô trong hai hỗn hợp sản phẩm trên cũng đều tiêu triền hết ông ơi !!! Br có tính đặc thù lập thể khi tạo cầu oni, đúng ! nhưng hướng tạo cầu oni có thể xảy ra hoặc ở trên mặt phẳng hoặc ở dưới mặt phẳng nối đôi, chính vì vậy sẽ cho ra hai sản phẩm giống bác Cường vẽ, hai thằng này tui nghĩ 50:50 nên hỗn hợp này tiêu triền ! Còn thằng E thì bản thân từng sản phẩm Brom hoá cũng là meso goài !!! Khỏi nói !!! hix, bài này đau đầu wé !!! :welcome (

Trong thực tế, nếu phải phân biệt giữa đồng phần (E) và (Z) của 4-octene, không ai loay hoay dùng phương pháp hóa học cho mất thời gian!!! Câu hỏi này ra mang tính đánh đố nhiều hơn là thực tế phòng thí nghiệm.

Bạn chỉ cần chạy phổ 1H NMR, rồi sau đó tính hằng số ghép J coupling là phân biệt được ngay đồng phân (E) và (Z). Thời gian để lấy hai phổ 1H NMR cho hai mẫu mất khoảng 15-20 phút là xong. Kết quả chính xác và rất sạch sẽ, không phải ngửi mùi hắc của dung dịch brom.

Nếu muốn dùng GC (sắc ký khí) cũng được nếu có chất chuẩn. Nếu không thường đồng phân (Z) sẽ ra trước đồng phân (E).

Không biết hệ số hấp thu mol của đồng phân (E) và (Z) có khác nhau không? nếu khác có thể đo bằng UV (tử ngoại).

thong tin ve danh phap cac hop chat huwu co, ngoai sach cua thay Thach ra thi toi xin gioi thieu them quyen sach “danh phap cac hop chat huwu co” cua thay Tran Quoc Son, thay cong tac tai truong KHTN Ha Noi. O trong minh thi cung hoi kho kiem quyen nay, voi lai lau qua roi to khong dung den no nen khong biet no o dau nua. he`he! Cac ban thac mac ve chuyen dong phan, danh phap thi toi nghi do la quyen sach tieng Viet hay day. Chuc cac ban thanh cong

ta thay Z-OCT-4-EN va E-OCT-4-EN co su khac nhau ve mat khong gian (vi dong phan hinh hoc ma lai.hihi!). Nen toi nghi dung phan ung cong theo kieu cis la hop ly nhat, vi 2 cac goc propyl cung tuong doi lon chu bo. Tac nhan cong can lay cho phan ung nay can phai chiem 1 khong gian tuong doi lon, nhan lam giam kha nang phan ung cua dong phan (Z). Nhu the la ta phan biet duoc ngay a. Viec gi dung pho cho phuc tap van de; voi lai yeu cau cua bai la chi dung pp Hoa hoc thoi ma. Cac anh la hoc chuyen nganh roi nen chac ranh ve khoan lay tac chat hon em roi. Lau qua roi em quen gan het kien thuc hoa HC roi, nen chang co phuong phap thuc nghiem ro rang duoc. Chi la phan tich theo tinh ly thuyet vay thoi. Cac huynh thu suy nghi xem, roi co gi poss som, de em con thay cai minh dang co duoc den dau nha! hi hi!!!

Thứ nhất, về cuốn danh pháp của TQS thì anh em trong diễn đàn chắc đã quá quen thuộc goài ! Nhưng cũng lưu ý đây là cuốn sử dụng IUPAC bản 1997 (hay 1992 gì đó, ko nhớ !), có nghĩa đã quá cũ so với bản IUPAC tiếng Anh (2003)có trong kho sách của chemvn !

Còn về cách nhận biết của tantan_donghoi thì … bạn có thể nói rõ hơn ko ! Mình ko hiểu mấy, và càng ko hiểu khi bạn cho đó là cách phân biệt tốt nhất ! Giải thích rõ hơn hỉ ! Pứ cộng cis hay cộng trans gì cũng là cộng trên mặt phẳng pi, nên mình nghĩ khả năng tham gia của hai thằng Z và E chênh lệch chẳng bao nhiêu cả ! :ngu (

tat nhien la cong tren mat phang pi roi. Nhung van de “mở” o day la cai goc n-propyl gay hieu ung khong gian tuong doi lon. Neu ta tim duoc tac nhan p/u cung gay hieu ung khong gian loai 1 tuong doi lon nua thi ok! Ma anh em cung suy nghi lai nha. To se tim xem tac nhan nao hop ly o day. Lau qua roi khong on luyen.hihi

tớ có ý kiến như thế này: cho z-octen-4 và e-octen-4 đều tham gia phản ứng cộng với H2/Ni. Kết quả nhận được là: nhiệt tỏa ra trong phản ứng của z-octen với H2/Ni lớn hơn nhiều so với e-octen. Như thế có thỏa mản yêu cầu của bài toán không nhỉ!? anh qcuong có lời giải đáp thuyết phục hơn chưa?

theo mình, những cách các bạn đang suy nghĩ ra rất thủ công, nếu đây mà là một đề thi, thì có lẽ cách của các bạn đều được chấp nhận (nếu hợp lí), nhưng nếu đứng trước một vấn đề thực nghiệm nghiên cứu, mình nghĩ, ko thể phiêu lưu vào những cách trên, mà phải cần chính xác. Các phương pháp quang phổ sẽ giải quyết bài toán này khá dễ dàng, chỉ dựa vào một yếu tố duy nhất, đó là ở đồng phân Z-, mắc phải yếu tố lập thể, làm cho các hiệu ứng điện tử bị giảm, từ đó, sẽ cho ra các kết quả phổ (trước hết theo mình biết là UV-vis) khác nhau !!! Ngoài ra, những cách của sếp scooby-doo cũng rất gần với thực nghiệm nghiên cứu, anh em nên tham khảo !!! Những câu hỏi kiểu này đưa vào đề thi giấy theo mình cũng chỉ để kích thích trí tưởng tượng hay sáng kiến của sinh viên học sinh thôi !!! Best regard ! :noel4 (

uh! tớ cũng nhận thấy câu hỏi này có tính chất đánh đố và giấy mực. Nếu như thực nghiệm thì dùng phương pháp phổ như các anh và các bạn trong diễn đàn đã trình bày rồi. miễn bàn nữa! chấm hêt!