Ý nghĩa tên của các nguyên tố hóa học

Ý nghĩa tên gọi của một số nguyên tố Hoá Học

1.Vàng-Autum(Latinh):Bình minh vàng.

2.Bạc-Argentum(latinh):Sáng bóng.

3.Thiếc-Stanum(Latinh)ễ nóng chảy.

4.Thuỷ ngân: -Hydragyrum(Latinh):Nước bạc. -Mercury(Angloxacxong cổ). -Mercure(Pháp).

5.Chì-Plumbum:nặng.

6.Stibi: -Stibium(Latinh)ấu vết để lại. -Antimoine(Pháp)hản lại,thầy tu.

7.Kẽm: -Seng(Ba tư):Đá. -Zinke(Đức):Đá.

8.Asen: -Zarnick(Ba tư):Màu vàng. -Arsenikos(Hi Lạp):Giống đực.

9.Hiđro-Hidrogên(Latinh):Sinh ra nước.

10.Oxi-Oxigen,Oksysgen(Latinh):Sinh ra axit.

11.Brom-Bromos(Latinh):Hôi thối.

12.Argon-Aergon(Latinh):Không phản ứng.

13.Radium-Radi,Radon:Tia.

14.Iot-Ioeides-Màu tím.

15.Iridi-Iris:cầu vồng.

16.Xesi-Cerius:Màu xanh da trời.

17.Tali-Thallos:Xanh lục.

18.Nito: -Azot(Hi Lạp):Không duy trì sự sống. -Nitrogenium:Sinh ra diêm tiêu.

19.Heli:Trời.

20.Telu:Đất.

21.Selen:Mặt trăng.

22.Xeri-Cerium:Sao Thần Nông.

23.Urani:Sao Thiên Vương.

24.Neptuni:Sao Hải Vương.

25.Plutoni:Sao Diêm Vương.

26.Vanadi:Nữ thần Vândis của Scandinavia.

27.Titan:Tên thần Titan.

28.Ruteni-(Latinh):Tên cổ nước Nga.

29.Gali-(Latinh):Tên cổ nước Pháp.

30.Gecmani-Germany:Tên nước Đức.

31.Curi:Tên nhà nữ bác học Marie Curie.

32.Mendelevi:Tên nhà bác học Mendelev.

33.Nobeli:Tên nhà bác học Anfred Nobel.

34.Fecmi:Tên nhà bác học Fermi.

35.Lorenxi:Tên nhà bác học Lorentz.

36.Lantan-(Hi Lạp):Sống ẩn náu.

37.Neodim-(Hi Lạp):Anh em sinh đôi của Lantan.

38.Prazeodim-(Hi Lạp):Anh em sinh đôi xanh

1.Atatin: -Astatum(La tinh). -Astatos(Hy Lạp):Không bền.

2.Bitmut: -Bismuthum(La tinh). -(Tiếng Đức cổ):Khối trắng.

3.Bo: -Borum(La tinh). -Burac(Ả rập):Borac.

4.Cađimi: -Cadmium(La tinh). -Cadmia(Hy Lạp cổ):Các quặng kẽm và kẽm oxit.

5.Caxi: -Calcium(La tinh). -Calo:Đá vôi,đá phấn.

6.Clo: -Chlorum(La tinh). -Chloas(Hy lạp):Vàng lục.

7.Coban: -Coballum(La tinh). -Cobon:Tên từ tên của bọn quỷ Cobon xão quyệt trong các truyện thần thoại.

8.Crom-Croma(Hy Lạp):Màu.

9.Flo-Fluoros(Hy Lạp):Sự phá hoại,sự tiêu diệt.

10.Hafini-Hafnin:Tên thủ đô cũ của Đan Mạch.

11.Iot-Ioeides(Hy Lạp cổ):Tím.

12.Kali-Alkali(Ả rập):Tro.

13.Platin(Tây ban nha):Trắng bạc.

14.Rođi-Rodon(Hy Lạp):Hồng.

15.Iridi-Irioeides(Hy Lạp):Ngũ sắc.

16.Osimi-Osmi(Hy Lạp):Mùi.

17.Palađi(Hy Lạp):Thiên văn.

18.Ruteni(La Tinh):Tên nước Nga.

19.Argon(Hy Lạp cổ):Không hoạt động.

20.Reni-Rhin:Tên sông Ranh(Rhin).

21.Rubiđi-Rubidis:Đỏ thẫm.

22.Scandi:Tên vùng Scandinavia.

23.Silic-Silix:Đá lửa.

24.Stronti-Stronxien(Hy Lạp):Tên làng Strontian ở Scotland.

25.Tali-Thallos:Nhánh cây màu lục.

26.Tantali-Tantale:Tên một nhân vật trong truyện thần thoại Hy Lạp là hoàng đé Tântle.

27.Tecnexi-Technetos(Hy Lạp):Nhân tạo.

28.Kripton:Ẩn.

29.Neon:Mới.

30.Xenona.

31.Rađon:Lấy từ tên gọi Rađi(Rađon là sản phẩm phân rã phóng xạ của Rađi).

32.Liti-Lithos(Hy Lạp):Đá.

33.Molipđen-Molindos:Tên của Chì.

34.Amerixi:Tên châu Mỹ.

35.Beckeli:Tên thành phố Beckeli ở bang Califocnia ở Mỹ.

36.Kursatovi:Tên của nhà bác học I.V.Kursatop.

37.Jolioti:Tên của nhà bác học I.Joliot Curie.

38.Ninbori:Tên của nhà bác học Niels Bohr.

39.Gani:Tên của nhà phát minh ra hiện tượng phân rã của Uran là O.Hanh.

40.Prometi-Prometei:Tên của thần Promete trong thần thoại Hi Lạp.

41.Niken-Nick:Tên của con quỷ lùn lão Nick trong trong những truyền thuyết của thợ mỏ.

42.Niobi-Nioba:Tên con gái của hoàng đế Tantal trong truyện thần thoại đã bị Zeus kết án suốt đời phải chịu sự hành hạ.

43.Rađi-Radius:Tia.

44.Thori-Thor:Tên thần Thor trong truyện cổ ở Scandinavia.

45.Titan:Tên những người khổng lồ con cái của thần Uran và nữ thần Hea.

46.Vanađi-Vanadis:Tên nữ thấn sắc đẹp trong thần thoại cổ Scandinavia.

47.Xezi-Cesius(La Tinh):Xanh da trời.

48.Einsteinum:Tên nhà bác học Albert Einstein

1.Vàng-Autum(Latinh):Bình minh vàng.

2.Bạc-Argentum(latinh):Sáng bóng.

3.Thiếc-Stanum(Latinh)ễ nóng chảy.

5.Chì-Plumbum:nặng.

Hay quá , cảm ơn votuantu. Nhưng bạn cho mình hỏi , khi nào thì tên nguyên tố tận cùng là “um” khi nào thì không? Mình học môn Phức chất , thầy Tùng có gọi Na là Natrium??? Mà mình chưa thấy tên Natrium ở đâu cả. Mình hay gọi là Soldium. Tiếp theo , có thể phiên âm được ko? ví dụ : Chì thì đọc là Plum bùm??? ^^ mà tên Plumbum này là Latinh phải ko? Tiếng Anh là lead [led] mà. Tiếng Pháp là Plomb.

theo mình biết tên các nguyên tố hoa học ngoài việc đặt theo tên người, địa danh thì chỉ đặt theo tiếng Latinh. tên của Na là natrium còn tên Sodium là tên thương mại, người ta thường gọi như vậy. Plumbum là tên theo tiếng Latinh của chì , tiếng Anh là lead , tiếng Pháp là Plomb ( cái này bạn nói chứ mình ko biết, vì mình ko biết tiếng Pháp ), còn tiếng Việt là Chì :sangkhoai Hầu hết tên nguyên tố đều có um ở cuối hết tuy nhiên mình cũng ko hiểu vì sao khi chuyển sang tiếng Việt thì mất hết mấy cái um đó. ví dụ : Helium —> Heli Lithium —> Liti :notagree còn tại sao trong tên các nguyên tố có cái có um có cái ko có um và tại sao lại có um thì mình ko biết :kinhbu ( :kinhbu (

Mình nghĩ đây chỉ là suffix chỉ noun của tiếng La Tinh thôi, nếu để heli hay liti ko thì đó là adj, thế thôi !!! Còn việc natrium thì… hix, cái này hơi lạ, mình chưa thấy bao giờ, cả sách tiếng việt lẫn tiếng anh, hix, chưa bao giờ gặp thuật ngữ này cả !!! Chắc còn nhiều sách mình chưa đọc quá !!! :art (

Ký hiệu 1 số nguyên tố bắt nguồn từ tiếng Latin.

Theo em biết thì Gallium là do nhà hóa học Pháp Lecoq de Boisbaudran tìm ra 1875 và đặt là Gali lấy theo Gaule (Pháp) phải ko ạ? Người ta bảo ổng lấy tên đó vì Lecoq cũng là con gà trống, mà tiếng Latin con gà trống là gall.

Vũ Khánh Mai Anh nói đúng , đây là 1 chuyện vui xoay quanh việc lấy tên cho nguyên tố. Còn zụ “um” sau tên 1 số nguyên tố ( hình như chỉ có kim loại ) là chắc để phân biệt zới phi kim. ( trừ 1 số trường hợp ngoại lệ ) vd: hitrogen -> hidro (pk) aluminium -> nhôm (kl). Còn tên chúng ta đang dùng hiện nay, hình như là do gs Nguyễn Đình Huề dịch ra thì phải, chắc thầy dịch ngắn cho chúng ta dễ học , chứ bây giờ làm bài mà cắm cúi cặm cụi viết tên nguyên tố ko chắc hết giờ à ! :nhau (
còn natrium , hình như em chưa thấy trong sách nào viết như vậy , hix ( ít đọc quá). Chỉ thấy trong 1 số sách của nước ngoài có sodium thôi.

các bạn nói tên la tinh của nguyên tố phía sau là từ um nhưng sao mình nghe thầy mình đọc là at ví dụ như: aluminat là Al cuprat là Cu ferat là Fe Vậy đọc thế nào mới đúng thế các bạn?

oái, có mấy cái -at ở đằng sau là do cái phức đó là ion âm. cái này trong phần gọi tên, chắc bạn chưa học, rồi sẽ học. Còn Natrium , cái này là tiếng Latin, được sử dụng từ thế kỉ thứ 18 trở về trước. Sau này, từ sodium thông dụng hơn, hay có thể hiểu đó là tên thông thường, tên thương mại của natrium. Từ Sodium bắt nguồn từ chữ Soda + vần đuôi -ium, từ sodium được sử dụng vào khoảng đầu thế kỉ 19, và thông dụng cho tới ngày nay.

Mình xin bổ sung chút:Vàng thực ra ghi là aurum-trong tiếng Latin từ này cũng có nghĩa là vàng,plumbum,argentum cũng tương tự.Theo những hiểu biết nông cạn của mình về tiếng Latin thì có nhiều từ chỉ chất liệu có đuôi “um” chứ không chỉ có các nguyên tố.Ví dụ: gỗ là lignum chất độc là toxicum Thậm chí mình thấy cả 1 số từ chỉ đồ vật như :khiên(scutum),lao(jaculum)…cũng có đuôi này.

hehe.thic cai ava cua votuantu20.1 thoi al ava cua minh.de xuong wa ak!