Trong chương trình hóa phổ thông công nhận việc nhớ các chất xúc tác là vô cùng khó khăn nhưng nếu đã hiểu rõ đặc tính của từng chất thì sẽ giúp ghi nhớ dễ dàng hơn. **Ví dụ: _Ni - có ái lực mạnh với Hidro, tác dụng phân tách phân tử H2 thành hai nguyên tử [H] rồi đính trên bề mặt chất mang xúc tác… Hidro nguyên tử có hoạt tính cao hơn thúc đẩy tốc độ phản ứng.Nên chỉ cần nhớ muốn đưa từ ko no lên no chỉ cần to+Ni. _ H2SO4, có tính háo nước, là dung môi ion hóa, tạo ion H+ => góp phần bức những phân tử H2O tham gia Hidrat hóa tác nhân phản ứng => nhờ vậy mà tác nhân phản ứng tự do hơn trong quá trình tham gia phản ứng. Tạo ion H+ là tác nhân của phản ứng thế ái nhân. _Ánh Sáng - các phân tử hoạt động được là nhờ “chuyển động nhiệt”. qui luật chung, các phân tử có thể được hoạt hóa nhờ hấp thụ năng lượng từ nguồn bên ngoài nào đó, như hấp thụ năng lượng ánh sáng của các chất phản ứng. Mong các bạn đóng góp thêm chẳng hạn ý nghĩa của các chất xúc tác sau: AlCl3, AL2O3 +Cr2O3, Mn2+, Hg2+, kiềm + rượu, PdCl2+ CuCl2, CuCl+NH4Cl, MnO+ZnO, CaO trong vôi tôi xút… Chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp.!!
Kiến thức về xúc tác không đơn giản như vậy đâu bạn, cần cà một chuyên ngành về xúc tác đấy. Không thể gom tác dụng xúc tác bằng những phản ứng chung chung như vậy được đâu. Vấn đề bạn đưa ra là quá rộng, với hiểu biết của học sinh chúng ta không ôm hết đâu. Với từng phản ứng thì xúc tác có từng tác dụng nhất định. Ví dụ như chuyển từ no lên không no như bạn thì đâu phải dùng Ni là được, nếu có nhóm CHO và nối đôi C=C mà muốn cho CHO trở thành không no phải dùng thế nào. Còn phản ứng thế nhân mà xúc tác H+ chỉ tạo những nhóm đi ra tốt cho phản ứng thế vì dụ như thế OH, Flo. Như việc thế Clo bằng Brom thì xúc tác axit đâu có nghĩa lý gì đâu. Còn ánh sáng đúng là cung cấp thêm năng lượng nhưng nó thường ít biểu hiện ở dạng nhiệt như bạn nói mà liên quan tới biến đổi cấu trúc bên trong nhờ hấp thụ những tia bức xạ có năng lượng lớn như tia tử ngoại chẳng hạn, còn việc biến đổi cấu trúc như thế nào thì chưa biết. Tóm lại là không nên hiểu một cách sơ sài về sử dụng xúc tác được. Thường chỉ áp dụng với những phản ứng quen thuộc mà thôi, và nên sử dụng xúc tác có tác dụng với nhiều phản ứng. Tóm lại nên dừng chủ đề này ở đây vì có thảo luận cũng thế, nó quá rộng và sâu. Nếu có thì nên lập từng topic nhỏ để thảo luận từng phản ứng cụ thể thì hay hơn.
Trong chương trình hóa phổ thông công nhận việc nhớ các chất xúc tác là vô cùng khó khăn nhưng nếu đã hiểu rõ đặc tính của từng chất thì sẽ giúp ghi nhớ dễ dàng hơn.
**Ví dụ:
_Ni - có ái lực mạnh với Hidro, tác dụng phân tách phân tử H2 thành hai nguyên tử [H] rồi đính trên bề mặt chất mang xúc tác… Hidro nguyên tử có hoạt tính cao hơn thúc đẩy tốc độ phản ứng.Nên chỉ cần nhớ muốn đưa từ ko no lên no chỉ cần to+Ni.
_ H2SO4, có tính háo nước, là dung môi ion hóa, tạo ion H+ => góp phần bức những phân tử H2O tham gia Hidrat hóa tác nhân phản ứng => nhờ vậy mà tác nhân phản ứng tự do hơn trong quá trình tham gia phản ứng. Tạo ion H+ là tác nhân của phản ứng thế ái nhân.
_Ánh Sáng - các phân tử hoạt động được là nhờ “chuyển động nhiệt”. qui luật chung, các phân tử có thể được hoạt hóa nhờ hấp thụ năng lượng từ nguồn bên ngoài nào đó, như hấp thụ năng lượng ánh sáng của các chất phản ứng.
Mong các bạn đóng góp thêm chẳng hạn ý nghĩa của các chất xúc tác sau:
AlCl3 :
AL2O3 +Cr2O3: TRONG DEHIDRO HÓA ( nhưng chỉ có lúc dùng mỗi mình Al2O3: C2H5OH + H2O –> CH2=CH-CH=CH2 +H2 +H2O
Mn2+ :CH3CHO + O2 –> CH3COOH
Hg2+: C2H2 + H20 –> CH3-CHO
kiềm + rượu : CH3-CHCl-CH3 + KOH–> CH3-CH=CH2 + KCl + H2O
PdCl2+ CuCl2: CH2=CH2 + O2 —> CH3CHO.
NO: CH4 + O2 —> HCHO + H20
CaO trong vôi tôi xút: CH3COONa + NaOH -> CH4 + Na2CO3
Chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp.!!
Tất cả các chất xúc tác trên đây đều tham gia trong phản ứng hoá học, mục đích là định hướng để tạo ra sản phẩm chọn lọc. Cơ chế có thể tìm được trong các giáo trình Hoá học Hữu cơ đấy. Ví dụ: kiềm + rượu : CH3-CHCl-CH3 + KOH–> CH3-CH=CH2 + KCl + H2O Phản ứng CH3-CHCl-CH3 + KOH có thể xảy ra theo 2 hướng:
- Thế S_N
- Tách Phản ứng thế sẽ diễn ra thuận lợi trong dung dịch nước của kiềm. Còn phản ứng tách lại diễn ra thuận lợi trong môi trường kiềm/rượu…
:nhau mình biết có vai trò của CaO là hấp thụ nước vì NaOH rắn là chất hút ẩm mạnh, mà nếu NaOH hút ẩm thì lại khó phản ứng với R-COONa. biết vậy thôi!