Mình có một thắc mắc nhỏ về xúc tác chuyển pha, không biết có anh em nào giải đáp giúp.
Xúc tác chuyển pha dang alkyl ammonium có thể chuyển một số muối kim loại trong dung dich nước lên pha hữu cơ. Khi xúc tác dang này được gắn lên polymer thì thành dạng xúc tác chuyển pha solid, vẫn hay được dùng trong tổng hợp hữu cơ. Mình không biết là nếu alkyl ammonium được chèn trong clay hoặc zeolite thi còn giữ được hoạt tính như xúc tác chuyển pha hay không, có đủ mạnh để mang kim loại từ pha nước lên pha hữu cơ hay không?
Theo mình biết thì các muối amonium sở dĩ được sử dụng làm xúc tác chuyển fa do có cấu trúc có 2 fần tương tác tốt với cả 2 fa. Khi alkyl amonium được gắn trên polymer (khi này polymer đóng vai trò là giá mang) thì vẫn còn 1 đầ fân cực để tương tác với các ion trong fa vô cơ. Nêu alkyl amonium chèn trong clay thì tùy sự sắp xếp của nó trong khoang mà hoạt tính sẽ khác nhau. Nhưng theo mình nghĩ thì hoạt tính ko mạnh. Đó là do fần fân cực đã tương tác với các điện tích âm của khoang sét rồi nên khả năng tương tác với fa cô cơ nữa.
Nhưng đó chỉ là suy nghĩ của mình. Bạn có thể làm thử 1 thí nghiệmn đơn giản nào đó để kiểm chứng:P:champa (
Xúc tác chuyển pha dang alkyl ammonium có thể chuyển một số muối kim loại trong dung dich nước lên pha hữu cơ. Khi xúc tác dang này được gắn lên polymer thì thành dạng xúc tác chuyển pha solid, vẫn hay được dùng trong tổng hợp hữu cơ. Mình không biết là nếu alkyl ammonium được chèn trong clay hoặc zeolite thi còn giữ được hoạt tính như xúc tác chuyển pha hay không, có đủ mạnh để mang kim loại từ pha nước lên pha hữu cơ hay không?
Alkyl ammonium là xúc tác chuyển pha đồng thể, đầu tiên đầu phân cực liên kết yếu với một cấu tử trong pha nước làm cho nó kém phân cực hơn và di chuyển sâu hơn về phía pha hữu cơ, tại đây nó mất đi cấu tử liên kết và trở lại trạng thái ban đầu… có nghĩa là nó có thể dịch chuyển qua bề mặt tiếp xúc giữa hai pha. Nếu alkyl ammonium được đưa vào clay hoặc zeolit thì chắc chắn sẽ không thể làm xúc tác cho phản ứng chuyển pha nước <—> hữu cơ được vì bây giờ nó nằm trong chất rắn (có xu hướng lắng xuống đáy). Ý tưởng đưa một cấu tử có kích thước lớn như alkyl ammonium vào sét (clay) chỉ chủ yếu đạt được mục đích làm cột chống cho sét, các cấu tử lớn này nằm giữa các lớp sét làm tăng độ bền, diện tích bề mặt và hoạt tính xúc tác cho clay.
Alkyl ammonium đưa vào khoang sét vẫn được dùng làm xúc tác chuyển pha trong tổng hợp hữu cơ đấy chứ. Nếu có thời gian bạn đọc thêm về triphase (liquid-solid-liquid) PTC nhé.
Hi!
nanoman có thể coi ở bài báo đính kèm về xúc tác triphase và PTC process (theo các ref được cited trong bài này).
Tuy nhiên, mình cũng ko biết về việc đưa Alkyl ammonium vào clay hay zeolite có ok ko? mình thấy chủ yếu tiến hành trên polymer thôi. ngoctu post vài bài về cái này nhé
Thân
mình vừa đọc xong bài báo tổng hợp diakyl peroxide, đúng là xúc tác chuyển pha rắn được sử dụng trong tổng hợp hữu cơ, trong trường hợp này các cấu tử tham gia phản ứng phải khuếch tán đến “gặp” xúc tác. Dựa trên những yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng trong bài báo thì zeolit, clay mang cấu tử hữu cơ lưỡng cực CÓ THỂ làm xúc tác chuyển pha (phải thí nghiệm mới biết, trước đây mình có 1 bài thí nghiệm chống sét bằng akyl ammonium chứ chưa thử làm xúc tác chuyển pha) với đk đầu tiên là chất tham gia phản ứng phải phải chui lọt vào mao quản của zeolit hoặc giữa các layer của clay. Thanks
Tui đã làm một số phản ứng như đồng phân hóa, oxid hóa trên chất mang rắn. Khi thêm xúc tác chuyển pha như aliquat vào hỗn hợp phản ứng, hiệu suất phản ứng có tăng lên và thời gian phản ứng giảm đi. Nhưng không nhiều và rõ như khi sử dụng xúc tác trong phản ứng có dung môi. Có lẽ bản thân clay,…(support catalsyts) đã xúc tác cho phản ứng này rồi và xúc tác chuyển pha chỉ phụ trợ thêm vào. Về cơ chế cũng không biết giải thích sao cho rõ vì khi này hỗn hợp phản ứng là solid phase.