Chào các Bác ,các báo cho em hỏi cai náy ,em dang phải làm đề tài xử lí nước thải sinh hoạt bác náo có sáng kiến náo thì giúp em :matcuoi (
theo mình thì trước hết ta nên làm sạch sơ bộ bằng cách lắng nó thường có thể thâm công nghệ vi sinh vào xử lý sơ bộ, rồi sau đó cho qua bồn oxi hóa, sau đó qua bồn khử các chất có trong nước, kế đến xử lý đuổi các amin và các thành phần Nitơ trong các chất hữu cơ thành khí Nitơ (cái này mình đã từng xem trên nhà máy bột nêm ajingon xử lý nước thải, trong bồn đó có cánh khuấy, khí Nitơ được tạo thành sẽ được bay ra ) còn về hình thì vào bộ phận này người ta ko cho chụp hình nên mình ko có hình cho anh em xem , sau đó qua bồn thanh trùng và lắng các chất lơ lững trong nước bằng nhựa trao đổi ion và polymer để dẽ dàng lôi kéo các chất cặn nhỏ li ti. cuối cùng là qua bộ phận kiểm tra chất lượng nước trước khi cho ra lưu thông. :bole ( he he có gì anh em góp ý nha ! đi cũng lâu quá nên có thể quên hay thiếu chỗ nào đó ! cùng thảo luận nha :it (
bữa trước cũng hỏi mảng đề tài này mình hỏi sử lí nước có Mn2+ thì biết 1 số cách là:
C1:dùng khí Cl tẩy trùng nước rồi cho vôi vào để nâng Ph lên khỏang 8,5 sẽ loại bỏ đc Mn2+, nhưng trước hết để loại bỏ can75 bẩn thì ta dùng phèn nhôm nắng cặn các tạp chất
C2: để loại bỏ Mn2+ ta có thể dung H2O2 để Oxh Mn2+ thành Mn4+
C3: cũng như dùng H2O2 thì dùng Ozon
bạn nào biết thì nói thêm nhé
trước tiên xem thành phần nước thải thế nào, cần tách loại chất gì thì có phương pháp đó, còn chung chung thì có thể tham khảo các tài liệu các quá trình tách bỏ tạp chất lớn, sắt, phèn… hoặc có nhiều ở tài liệu báo cáo nhà máy nước giải khát, nhà máy bia SG có hệ thống xử lý tái sử dụng nước thải.
Bạn hỏi về xử lý nước thải sinh hoạt thì hơi khó !
Vì nếu xử lý nước ở 1 nhà máy hay 1 con sông thì người ta còn biết nó chứa những gì, còn nước thải sinh hoạt thì vô cùng!
Mình đề nghị 1 qui trình như sau:
- Lọc chất rắn (rác, đá, xác súc vật…) rồi bơm vào hệ thống xử lý
- Đun để hoá hơi các chất khí
- Oxy hoá các chất hữu cơ trong nước thải (xử lý bùn) (cắt mạch, chuyển về CO2 và H2O bằng chất oxy hoá mạnh)
- Lọc cát, các mảnh rắn nhỏ
- Tủa các ion vô cơ và lọc bỏ
- Lọc váng, bọt, tủa
- Sục clo, diệt khuẩn
- Đo BOD, COD
Đây là qui trình xử lý nước cống rãnh trước khi đổ lại ra sông hồ, sau khi xử lý thì người ta còn lại phần thải bỏ, thường thì được giữ lại, khử trùng, đun nóng, ủ chứa, và có thể tái dùng làm phân bón.
Gửi em tham khảo quá trình xử lý nước nguyên liệu của nhà máy nước giải khát.
Theo mình, trước khi xử lý cần nắm được đặc điểm của nước cần xử lý và mục đích xử lý để làm gì: để sử dụng vào sản xuất, để thải vào hệ thống thoát nước công cộng (mỗi mục đích sẽ có yêu cầu xử lý riêng). sau đó, bạn có bao nhiêu money dùng cho xử lý. Tùy vào lượng tiền mà bạn có để thiết kế hệ thống xử lý (thiết bị, hóa chất…) khác nhau. Một điểm chung của các quá trình xử lý: không có một quá trình hoàn hảo để xử lý tất cả mà phải trải qua nhiều giai đoạn. Để đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường thì thường trải qua 2 giai đoạn chính: - tiền xử lý: lắng, lọc, hấp phụ, thổi khí, sử dụng chất oxi hóa (O2, O3, Cl2 và hợp chất của clo, KMnO4, H2O2, quang hóa…) có xúc tác hay không xúc tác, hoặc sử dụng chất khử (cách này ít được sử dụng hơn). - Sau đó, để thân thiện với môi trường thì cần xử lý vi sinh trước khi đưa vào môi trường.
theo tui thì bạn nên kiểm tra nồng độ cũng như các thông số liên wan rồi tìm ra phương thức xử lí tối ưu nhất. ở chỗ tui thì nước thải cũng được xử lí bằng ao hồ sinh học để có thể áp dụng cho việc tưới tiêu trong nông nghiệp.
bạn ơi bạn nói rõ hộ mình cai mình là đân ngoại đạo lên ko biết khái niệm ao hồ sinh học là gì bạn giải thích giúp nhé!
theo ý kiến của mình do mình kô biết được trong nước thải sinh hoạt có gì thì nên dùng quy trình sau:
- lọc chất rắn
- dùng phương pháp hóa lý loại bỏ các chất màu và các chất vô cơ -oxy hóa chất hữu cơ bằng hỗn hợp chất Oxi hóa mạnh
- kết tủa kim loại nặng
- xử lý vi khuẩn bằng các biện pháp vi sinh
thật ra là phải biết mục tiêu bạn muốn xử lý nước thải để làm gì thải ra môi trường hay là tái sử dụng muốn có thể xử lý lại để uống cũng được nhưng mà giá cho mỗi quy trình khác nhau tiêu chuẩn càng cao thì giá thành càng mắc cân bằng được mới khó
Đây là qui trình đề nghị để xứ lý nước thải cho nhiều mục đích khác nhau, trang web có mô tả kĩ lưỡng cách làm, thiết bị, hướng dẫn lý thuyết … http://www.osmonicbd.com/water_treatment.html Các bạn xem để tham khảo thêm . Thân!
Trong lĩnh vực môi trường thì có rất nhiều công nghệ và mỗi công nghệ điều có ưu nhược điểm khác nhau. Để xử lý nước thài trước tiên ta phảii tìm hiểu thành phần của nước thải, test mẫu nước thải rồi tùy vào thành phần nước thải, lưu lượng thải, yêu cầu xả thải và khả năng kinh tế mà lựa chọn công nghệ cho thích hợp. Trong đề tài mà tôi đang làm thì ưu tiên tái sử dụng lại nước thải và nước thải sinh hoạt là nước thải của các công ty chế biến thực phẩm, nước giải khát, chế biến hải sản… Qui trìng công nghệ sau đây bạn có thể tham khảo và cùng thảo luận:
Nước thải sinh hoạt theo hệ thống máng rảnh thu gom, qua song chắn rác chảy vào bể điều hòa. Sau khi qua bể điều hòa nước thải được bơm vào song chắn rác tinh rồi tự chảy xuống bể aeroten. Không khí ở đây được cấp vào nhờ máy thổi khí. Vi sinh trong bể aeroten sẽ được bổ sung nhờ bùn hoạt tính được tuần hoàn trở lại ở bể lắng và được cung cấp chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho vi sinh phát triển. Bên trong bể Aeroten có các vật liệu làm giá thể tiếp xúc cho các vi sinh vật dính bám và phát triển, các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O làm giảm nồng độ bẩn trong nước thải. Sau quá trình xử lý sinh học, nước thải tràn qua bể lắng để lắng lại bùn trong nước thải, lượng bùn được bơm vào sân phơi bùn. Nước thải tiếp tục tự chảy đến bể khử trùng. Tại đây dung dịch khử trùng (Clor) được châm vào nhờ bơm định lượng. Nước thải sau khi qua bể khử trùng sẽ được bơm đến bồn lọc than hoạt tính để loại bỏ phần cặn sinh học, cặn hữu cơ khó phân hủy còn lại trong nước thải ở đầu ra bể lọc sinh học hiếu khí, bể lọc than hoạt tính được dùng để khử mùi và màu có trong nước thải chế biến thực phẩm. Bể lọc than hoạt tính là công trình xử lý cuối cùng trong hệ thống xử lý nước thải. Sau khi qua bể lọc than hoạt tính, nước thải có thể xả vào nguồn tiếp nhận. nếu có điều kiện và cảm thấy thích thì có thể hợp tác cùng làm.
em thấy trong file xử lý nuoc giải khát của chị Quynhthi post có sử dung đơn vị cfu trong cụm từ "tổng số vi khuẩn hiếu khí<75 cfu/ml vậy cfu có nghĩ là ji vậy các bác
xử lý nước thải sinh hoạt thi cần phải biết đầu vào của các chất, chất nào ô nhiễm và ô nhiễm có lớn khong để ta lựa chọn cách sử lý cho phù hợp nhất, vừa mang tính kinh tế lại đạt được hiệu quả cao. Cụ thể: nếu nước sinh hoạt lấy từ nguồn nước ngầm ta có thể dung dàn mưa để khử Fe, sau đó cho qua hệ thống lọc. các lớp vật liệu lọc có thể là các chất dễ kiếm như cát, sỏi đá, sơ dừa… hiệu qua xử lý cung rất cao day
Có một bài viết, các bạn có thể tham khảo:
[b]Quy trình xử lý nước thải[/b]
- Giai đoạn tiền xử lý: Bằng phương pháp cơ học, hoá học và hoá lý để loại bỏ các loại rác thô, chất rắn lơ lửng (SS)…ra khỏi nguồn nước. Ngoài ra, còn có chức năng làm ổn định chất lượng nước thải như: điều chỉnh pH, lưu lượng và tải lượng các chất gây bẩn có trong nguồn thải.
- Giai đoạn xử lý sinh học: Giai đoạn này chủ yếu dùng các phương pháp xử lý như: yếm khí, hiếu khí, thiếu khí để loại bỏ các hợp chất hữu cơ tan có trong nguồn nước nhằm làm giảm các chỉ số BOD, COD, T-N, Y-P…có trong nguồn nước. Quá trình này sẽ hoạt động hiệu quả khi các thành phần cơ chất (các hợp chất chứa cacbon), dinh dưỡng (các hợp chất chứa nitơ và photpho), nồng độ oxy hoà tan trong nước,…được bổ sung hợp lý.
- Giai đoạn xử lý hoàn thiện: Giai đoạn xử lý nhằm mục đích làm ổn định chất lượng nước, khử trùng cho nguồn nước trước khi xả ra môi trường. Giai đoạn này thường dùng phương pháp hoá học để xử lý. Kết thúc quá trình xử lý, nước đầu ra đảm bảo yêu cầu chất lượng xả thải mà không làm ảnh hưởng tới môi trường.
- Giai đoạn xử lý bùn: Giai đoạn này sử dụng phương pháp cơ học và hoá lý để xử lý nhằm giảm thiểu thể tích bùn thải hay chuyển trạng thái bùn từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn dùng cho các mục đích khác như xả bỏ hay làm phân vi sinh.
Hiện tại mình cũng đang tìm hiểu về các vấn đề xử lý nước và các thiết bị xử lý nước, bạn nào có tài liệu gởi giúp mình qua email raovatlk@gmail.com nhé, chân thành cảm ơn.
XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI THEO ĐỊA CHỈ SAU: Công ty Cổ Phần Thương Mại và Công Nghiệp Việt Tiến Số 5H1 - ĐHSP1 Hà Nội - Phường Dịch Vọng Hậu - Cầu Giấy - Hà Nội Tel: 04. 62813438 FAX : 04.62813439 E-mail: info@vietienco.com Website: www.vietienco.com
Đây là công nghệ mới hoàn toàn hiện đại, bạn thử tham khảo xem
tùy vào thành phần nước thải, mục đích xử lý và kinh phí cho việc xử lý mà lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp. phương pháp các bạn nêu ra theo mình thì nước thải sau xử lý có thể đạt loại A dùng trong sinh hoạt được đấy.
tôi có rất nhiều tài liệu về xử lí nước thải. nhưng nước thải sinh hoat cua bạn là ra sao? nó có chứa những gì thì mình mới có phuong pháp xử lí được!! chẳng han như nước thải sinh hoat của ban nhiễm asen hoặc là…! rất mong giúp được cho bạn. bạn có cần tài liệu thi2 liên hệ với mình levanginchemistry@gmail.com