xử lý hơi dm hữu cơ

Cho mình hỏi: trong công nghệ sản xuất d.môi hữu cơ n-hexan, CS2, CHCl3 thì xử lý hơi của các dmôi này như thế nào? Ai biết thì chỉ giúp mình với nhé.

Mình nghĩ chắc có lẽ họ dùng các loại hạt hấp phụ như hạt trao đổi ion như XAD8 hay RESINEX chẳng hạn.

Vậy bạn có biết qui trình xử lý bằng hạt này như thế nào khg? Giúp mình nhé nếu bạn có tài liệu gì.

Xin vui lòng cho biết môi trường sản xuất của bạn là như thế nào?

Bạn dùng dung môi này hay dùng hóa chất có dung môi này hay sản xuất ra dung môi này?

Như thế mới có thể giúp bạn có câu trả lời chính xác và thõa đáng hơn.

chắc là dùng thôi anh chứ ở ta mà sản xuất ra thì hì hì em chưa nghe nói qua . thêm nưa câu hỏi là xử lý mà anh. nếu có thể anh post cách xử lý giúp nghen. nghe anh nói thì có lẽ anh có cách xử lý đúng không ạ!

Xin chào! Mình muốn hỏi cách xử lý trong công nghệ sản xuất đó, còn trong PTN của mình thì cũng dùng tủ hút để xử lý. Mình đang làm bài về đề tài này nếu các bạn có hoặc hỏi được thì giúp mình với nhé. Thanks

Các bạn nghĩ xem, nếu hơi dung môi mà các bạn dùng chất hấp phụ để hút cái hơi đó của nó vào thì sẽ có rất nhiều chuyện đáng phải quan tâm, mình xin đưa ra một số chuyện đó như sau:

  1. Trở lực áp suất của thiết bị phải lớn để đẩy qua lớp chất hấp phụ

  2. Chất hấp phụ sau khi dùng thì lại mất công tái sinh bằng hơi nước –> tốn công vô ích. Nếu không tái sinh thì cái chất đó đổ đi đâu được, xin nhớ là đừng có đổ xuống sông Thị Vải như nhà máy bột ngọt Vedan và chôn lấp như Hundai - Vinashin nhé. Làm như vậy là các bạn đã tiếp tay cho việc làm thoái hóa nòi giống dân tộc Việt Nam, mà cẩn thận trong số những người chịu ảnh hưởng đó lại có cả chính người thân của các bạn đấy nhé. Xin lỗi vì cứ nhắc đến mấy cái chuyện này mình lại bức xúc quá, bạn thông cảm nhé

  3. Chi phí thiết kế - chế tạo thiết bị đó như nào, nếu phải tăng áp suất của thiết bị nhả ra mấy cái hơi đó thì có ảnh hưởng gì đến công nghệ không, vì nếu thay đổi thông số công nghệ này cũng là rất phức tạp cho vận hành và cho yêu cầu an toàn. Đơn cử như cái nồi áp suất mà ta hay dùng ở nhà với cái nồi nấu canh đó thôi, các bạn thấy khác nhau ở cái gì thì trong công nghệ cũng yêu cầu khắt khe còn gấp vạn lần cái đó.

  4. Nếu như chất khí của bạn mà có tính chất giống như NH3 là tan tốt vào nước thì bạn hãy nên sử dụng tháp hấp phụ sử dụng dung môi, còn tháp hấp thụ chất rắn là phải tính toán rất cụ thể

Nếu không, bạn có thể nghĩ tới phương án chế 1 cái bẫy lạnh bằng cách dùng water chiller, làm lạnh nó xuống -10 độ C thì mấy cái khí đó ngưng hết, thiết kế cái water chiller kiểu đó ở Việt Nam cũng nhiều công ty tư nhân và cá nhân họ làm nhiều lắm, tôi đã làm 1 cái water chiller công suất 5m3/ h ở nhiệt độ -10 o C, chi phí mất có 50triệu vào năm 2005 và thấy nó làm việc tốt lắm

“nếu phải tăng áp suất của thiết bị nhả ra mấy cái hơi đó thì có ảnh hưởng gì đến công nghệ không” mình không quả quyết nhưng hình như đọc cái này thấy nó kỳ kỳ sao ấy bạn - liệu có phải là bạn nhầm không nhỉ hay mình nhầm ?híc hình như giảm áp mới đúng hay sao ấy bạn?:tuongquan

về vùng nhiệt độ mình khống giam lạm bàn, vì mình cũng không có thông tin gì nhưng n-hexan thì có vẻ tan không col nắm đó bạn mà thên nữa chắc nó cũng không phải là một dung dịch an toàn đâu về nồng độ có hại của nó nếu bạn cần mình có thể kiếm vậy nhé!

hà hà, đồng chí huyngoc thân mến, có 2 trường hợp như sau:

  1. hơi dung môi thoát ra từ thiết bị phản ứng và bạn gom hơi dung môi vào thiết bị hấp thụ qua bơm chân không thì cũng khác gì bạn đang chưng cất chân không đâu

  2. Nếu bạn nối trực tiếp thiết bị hấp thụ vào đầu ra của thiết bị phản ứng thì bạn phải tăng áp ở thiết bị phản ứng lên để hơi nó còn ra hoặc bạn có thể hiểu là việc nối thiết bị hấp phụ ở đầu thiết bị phản ứng giống như việc bạn bịt kín thiết bị phản ứng lại thì áp nó phải tăng lên.

Còn nếu bạn chạy ở áp suất thấp thì làm gì có hơi “xì” ra chứ nhỉ, giống như các phản ứng chuyển hóa thức ăn trong cơ thể mình thôi, nó phải “xì” ra thì lúc đó mình cảm thấy đầy bụng chứ nhỉ :smiley:

Còn với n-Hexan - dung môi hữu cơ loại này cũng khá phổ biến và được dùng rất nhiều trong tổng hợp hữu cơ vì nó là alkan rồi nên nó cũng tương đối bền, dù nó có vào cơ thể một lượng nhất định thì ở 37 độ C cũng chẳng chuyển thành cái gì ngay được, lúc đó chỉ cần một chầu bia Hà Nội hoặc 333 của Sài Gòn là ra hết ngay thôi.

ha hà đòng chí vanchungus thân mến , hic chết nếu quả đúng vậy thì minh lại phải đọc lại hóa công roài tội nỗi , tội nỗi. nhưng mình vẫn không sao hiểu được vì theo mình ngay cả khi bạn dùng dòng khí nóng thì vẫn là giảm áp xuất riêng của khí hấp phu thện bề mặt thôi, kể cả là áp xuất chung thôi nếu là thiết bị giảm áp mình thiễt nghĩ tốc độ dòng tăng thì nó thoát ra mạnh hơn chứ nhỉ. ngay cả hơi trong cơ thể bạn,nếu bạn nén khí lại cóa lẽ nó sẽ ra nhanh hơn đúng không. qua rthật vẫn không hiểu là ai đúng ai sai nữa có gì bạn chỉ giúp nhé!:018:

có 2 trường hợp như sau: "1. hơi dung môi thoát ra từ thiết bị phản ứng và bạn gom hơi dung môi vào thiết bị hấp thụ qua bơm chân không thì cũng khác gì bạn đang chưng cất chân không đâu

  1. Nếu bạn nối trực tiếp thiết bị hấp thụ vào đầu ra của thiết bị phản ứng thì bạn phải tăng áp ở thiết bị phản ứng lên để hơi nó còn ra hoặc bạn có thể hiểu là việc nối thiết bị hấp phụ ở đầu thiết bị phản ứng giống như việc bạn bịt kín thiết bị phản ứng lại thì áp nó phải tăng lên." 1, bạn nói hoàn toàn đúng nhưng tại sao phải làm vậy mình đâu co làm vậy đâu cho nó đi tự nhiên thôi có quạt chắc tốt hơn để dành thiết bị chân không ở thiết bị tái sinh sẽ tốt hơn (mình vẫn bảo về quan điểm của mình mà). 2,lại một lền nưa mình không hiểu (xin nỗi mình không phải cố tinh fkhông hiểu) nhiệt độ là cố định nếu nối trưc tiếp mình thiết tưởng là thể tích tăng thì áp suât sẽ giảm chứ bạn ? mà khi đó tức là nồng đố khí tới bề mặt chất hấp phu giảm vậy thì tốc độ hấp phụ sẽ giảm theo? không hiểu mình sai ở đâu nữa ?:018::tuongquan híc híc

hà hà, đồng chí huyngoc chắc là phải xem lại hóa công rồi, ở thiết bị phản ứng thì động lực quá trình là nhiệt độ, là áp suất, bạn có để phản ứng của bạn xảy ra trong tháp hấp phụ đâu mà lại nói là thể tích tăng lên chứ.

Còn trong tháp hấp thụ thì động lực của quá trình là áp suất đầu vào và áp suất đầu ra, nếu bạn để cho hơi dung môi nó tự vào thì nó chẳng tội gì chui vào cái chỗ bị cản trở cả đâu, nó sẽ tìm chỗ nào dễ nhất để đi, nếu bạn cứ cố tính ép nó vào cái thiết bị hấp phụ thì đúng là bạn đã làm khó cho nó rồi, nó phải tăng áp suất để chống lại cái sự cưỡng ép của bạn. Đấy là 2 trong số những qui luật của triết học ứng dụng trong Hóa học đấy. Nói vậy chắc bạn hình dung ra rồi chứ. mình cũng bỏ thiết kế chế tạo thiết bị lâu quá nên chỉ thấy cái logich của mình là vậy thôi.

Với lại, mấy cái chất khí thừa đó nó cũng dễ hóa lỏng nên chẳng ai dùng tháp hấp phụ làm gì cho vất vả cả, họ dùng bẫy lạnh là chính, như những khí độc như CO, COCl2… thì người ta mới dùng tháp hấp phụ với chất hấp phụ là chất rắn, hoặc như NH3 họ dùng tháp hấp thụ bằng nước.

Bên cạnh đó tháp hấp phụ mục đích cao cả hơn của nó là dùng để chuyển hóa xúc tác trên bề mặt chất mang hoặc trong mao quản của chất hấp phụ, nếu mà dùng vào việc hút mấy cái khí thừa đó kể ra nghe hợp lý về chỉ tiêu kinh tế đâu

đúng thế bạn (cảm ơn bài học từ tự nhiên của bạn rất hay) mình cũng không có nghĩ vậy! còn về động lực quá trình hoàn toàn đồng ý cả hai tay với bạn !nhưng ở trên đoạn nối thiết bị phản ứng với tháp hấp phụ là mình phân tích lời bạn nói đâu có phải ý kiến của mình đâu! híc mình cũng đang làm đồ án hóa công không được thiết kế và cũng chả biết có bao giờ có vinh hạnh đó không nữa nhưng mình tự hỏi tại sao các con sông có khí metan bình thường không có mùi mà chỉ khi nhiệt độ không khí cao mới có mùi vậy cả phải chăng là do nhiệt độ không khí cao bốc lên tạo dong lưu chuyện giảm nông độ của metan trên mặt dòng sông đó?(một bài học tự nhiên khác góp với bạn cho thêm vui vậy mà).mình đang đọc lại rồi đây nhưng càng đoc càng thêm rối không hiểu được! nhưng mình tự hỏi dù bạn dùng hơi nước thì thực ra là bạn làm tăng áp suất khí trong chất hấp phụ ,cấp thêm nhiệt thôi đúng không ?nhưng mình chú ý một đoạn là vậy có nghĩa là bạn đồng thời giảm áp suất riêng phần của khí hấp phụ, và dòng hơi là chuyển động thì cũng là giảm áp suất trên bề mặt của chất hấp phụ đúng không mà theo khuyếch tán thì điều này là tốt vậy nếu mình giảm áp suất ở đầu gia của thiết bị nhả dòng hơi di chuyển với tốc độ cao hơn vậy thì phải tốt hơn chứ nhỉ? lại phải nhờ bạn rồi . cảm ơn bài học tự nhiên của bạn!:018::tuongquan