Mình đang tìm cách xử lý nguồn chất thảy là máu cá từ các nhà máy sản xuất thuỷ sản. Nếu các bạn trong diễn đàn biết gì về thành phần các nguyên tố trong máu cá xin giúp mình với. Chân thành cảm ơn.
Hàng trăm hộ dân ở thành phố Long Xuyên, An Giang ngập trong nước thải chứa mỡ và máu cá
Tại phường Mỹ Quí, thành phố Long Xuyên, An Giang, nước thải từ các nhà máy chế biến thủy sản chảy ra đọng lại sau lưng nhà dân tạo thành đầm nước đen ngòm đầy ruồi nhặng, bốc mùi hôi thối.
Chỉ sàn bếp ngập ngụa nước, bà Nguyễn Thị Nhiều nói: “Hôm nào lặng gió hôi đến thở không nổi, phải mở quạt máy suốt đêm mới ngủ được”.
Ở An Giang hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản đều nằm trong khu vực dân cư. Riêng tại phường Mỹ Quý, 4 nhà máy “mọc” lên ngay trên diện tích đã được Chính phủ quy hoạch khu dân cư tiểu thủ công nghiệp Mỹ Quí. Từ năm 2001 các nhà máy lần lượt “định vị” tại đây, chen giữa bốn bề dân cư và lấn ra tận ngoài sông.
Ban đầu các đơn vị này chưa xây dựng hệ thống xử lý nên bao nhiêu chất thải, nước thải cứ tuôn thẳng ra sông, đổ ra khu dân cư. Người dân ở các khu vực lân cận nhà máy kể: “Xác cá chết, mỡ, máu cá lều bều. Hằng ngày phải bơi xuồng ra giữa sông tắm giặt, lấy nước về dùng”.
Đường ống nước thải từ trong nhà máy liên tục đổ ra đây rồi chảy thẳng ra sông nên những ngày mưa, nước thải dâng ngập lênh láng. Người dân kể một lần đường ống bị vỡ, túa ra loại nước đen kịt cùng giòi bọ nhung nhúc và mùi hôi lan cả một vùng.
Nước máu, mỡ từ chế biến thủy sản của Công ty Nam Việt tuôn trực tiếp ra sông Hậu. Ảnh: Tuổi Trẻ
Tại khu vực này, nước thải từ Công ty Nam Việt (Navico), mấy miệng cống to“vô tư” tuôn loại nước sẫm màu và máu đỏ quạch trực tiếp ra sông. Cạnh đấy một miệng cống khác và một rãnh nhỏ đang rỉ ra thứ nước nhầy nhầy màu trắng hắt lên mùi hôi nồng khó chịu. "“Mấy năm rồi, ngày nào cũng vậy”, một người dân cho biết.
Ô nhiễm gấp 2.200 lần cho phép
An Giang có 13 nhà máy chế biến thủy sản, trong đó mới có 8 nhà máy đã xây dựng và đưa hệ thống xử lý nước thải vào hoạt động. Theo Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh, dù có hệ thống xử lý nhưng kết quả quan trắc mới đây cho thấy, nước thải ra từ các nhà máy này chưa đạt tiêu chuẩn. Về chỉ tiêu vi sinh Coliform trong 4 nhà máy được giám sát thì có 2 đơn vị vượt 920-2.200 lần.
Ông Nguyễn Thành Tâm, Phó giám đốc Sở, cho biết: “Do hệ thống xử lý vận hành không liên tục hoặc không đáp ứng công suất chế biến”. Chẳng hạn, Công ty Nam Việt mỗi ngày thải ra lượng nước thải 3.000 m3, nhưng công suất xử lý chỉ 400 m3/ngày, còn bao nhiêu cứ tuôn trực tiếp ra sông.
Sở Tài nguyên - môi trường cho rằng: “Để giảm chi phí, vì lợi nhuận, doanh nghiệp thường cho ngưng hoạt động hệ thống xử lý chất thải”. Do vậy, đến nay người dân vẫn cứ sống chung với ô nhiễm.
Người dân sống chung với nước bẩn. Ảnh: Tuổi Trẻ
Đặc biệt, tình hình quanh khu vực Công ty Nam Việt (hoạt động từ năm 2001), tình trạng gây ô nhiễm càng trầm trọng. Người dân bức xúc: “Chúng tôi gửi hơn 40 lá đơn tập thể đến nhiều nơi, nhiều báo đài phản ánh nhưng rồi đâu vẫn vào đấy. Ô nhiễm vẫn cứ ô nhiễm”.
Năm 2004, học sinh điểm Trường tiểu học Bùi Thị Xuân đang buổi học chiều chợt kêu chóng mặt, nhức đầu rồi mặt mày tái nhợt, ngất xỉu ngay tại lớp. Cô giáo cuống cuồng vừa chạy vừa khóc la cầu cứu, bà con xúm lại sơ cứu… Sau sự cố đó điểm trường này dời đến dạy tạm ở nơi khác.