Xử lý bề mặt sàn beton ngấm dầu mỡ trước khi sơn

hiện tôi đang thi công hệ sơn epoxy 2 thành phần lên một sàn nhà. Nhưng vì sàn nhà này là 1 sàn sửa chữa ô tô nên sàng bêtông này rất nhiều dầu mỡ trên mặt sàn (ngấm sâu xuống sàn nhà) vì vậy để sơn bám trắc vào sàn thì phải lấy hết dầu mỡ ngấm vào sàn nhà. Ai có cách gì làm hết dầu mỡ hay có biện pháp gì giúp tôi!

Hi,

Tôi thấy không thể chỉ cho bạn biện pháp hiệu quả nếu thiếu hình chụp hiện trạng bề mặt sàn.

Bạn có thể bổ sung hình?

Thân,

Theo mình bạn nên dùng NaOH dể loại bỏ dầu mỡ trứoc khi sơn. vài điều trao đổi cùng bạn .mong đựoc trao đổi với bạn nhiều hơn langtu01@gmail.com

Hi,

Ý kiến bạn đưa ra là một ý kiến đúng và rất cơ bản trong xử lý dầu mỡ. Tuy nhiên, nếu bạn là người thực sự làm kỹ thuật thì mới có thể hiểu được vấn đề tôi bàn dưới đây:

[hide] Sàn beton nếu đã sử dụng lâu thì dầu mỡ ngấm có mức độ khác với sàn beton mới thi công. Nếu dùng NaOH thì giải quyết được chuyện xà phòng hóa dầu mỡ và lại bỏ nó trên bề mặt nhưng lại nảy sinh vấn đề kỹ thuật khác dẫn đến màng sơn epoxy loang lổ trong khi phủ và bị bong giộp sau khi khô cứng. Biện pháp xử lý thực tế là một biện pháp kết hợp chứ và còn tùy vào hiện trạng sàn.

Do vậy, bạn không thể đưa ra ngay ý kiến hướng dẫn nếu bạn chưa rõ được hiện trạng của nó? [/hide]

Thân,

Teppi

các hình ảnh về sản: ¸ sàn nhà này là sàn gara ô tô đã đi vào hoạt động gần 2 năm. các bạn xem và cho mình ý kiến. cám ơn!

theo minh ,thi ban nen phu them một lớp bê tông ,sau đó sơn lai epoxy ,chu xu ly bang hoa chat cung ton kem lam

Hi MrHa,

Đã rõ với hiện trạng sàn beton. Mình thấy:

1- Sàn beton bị rỗ mặt với độ sâu 1-1.5cm mức độ 95% trên toàn diện tích 2- Chổ bị thấm dầu mở nhều là các bề mặt sàn nơi có hệ thống kich thủy lực nâng xe 3- Màu sàn beton sáng chứ không sẫm. Như vậy độ kiềm và độ ảm của lớp ximăng áo sàn là cao và độ xốp bề mặt cũng cao.

Do vậy, giải pháp khả thi là:

[hide]

  • Cảo bỏ lớp xi măng trên mặt
  • Áo mới lớp xi măng mác cao , nếu có đủ kinh phí đầu tư thì áo lớp mỏng đá 5ly với ximăng rồi mới tới lớp xi măng mác cao.
  • Phủ lớp primer chịu kiềm ( có thể là bitumen epoxy hoặc epoxy chormate kẽm)
  • Phủ lớp epoxy topcoat xám. [/hide]

Nguyên liệu có thể hỏi mua ở Sơn á đông- Sơn epoxy với thương hiệu Kansai. Vì không có thời gian, để tham gia nhưng mình cũng có vài công thức sơn loại này để tự làm. Hiệu quả 100% cho 2 -3 năm tùy theo hoạt động của sàn xỏơng. Chỉ có 1 lần yêu cầu trung tu sơn lại.

Thân,

Teppi

cảm ơn Teppi! với cách sử lý như bạn đã nói thi chi phi lên quá cao.mình chỉ muốn sư lý dầu mỡ trên mặt sản rồi mình sơn epoxy lên. mình tham khảo nhiều nơi có ý kiến như sau: bề mặt sàn dính dầu mỡ thì làm sạch mặt sản sau đó lấy cát đổ (cát sông)được sàng để lấy các hạt nhỏ và để, đem cát lên rang cho nóng( sấy khô và tạo nhiệt độ cao cho cát) rồi rải cát lên mặt sàn chỗ có dầu mỡ. cát nóng sẽ hút dầu và đốt cháy dầu mỡ.làm nhiều lần như thế ta có thể loại bỏ một số dầu mỡ trên mặt sàn. sau đó ta dùng máy mài để làm cho mặt sàn nhẫn không gồ ghề. lúc đó ta mới sơn hệ sơn epoxy lên được. các bạn cho ý kiến về cách sử lý trên!

Tháng 7 năm 2008, một xí nghiệp (xin được dấu tên) áp dụng cách này khi xử lý sàn ngấm dầu diezene đã xảy ra cháy không kiểm soát được. Lý do, cát nóng khi đổ lên gặp phải hơi dầu bùng cháy. Sau kiểm tra, phát hiện là lớp cát dưới hút dầu tích tụ và không kịp cạo bỏ nên khi gặp lớp cát kế nóng nó bốc cháy.

Nếu diện tích sàn nhỏ, bạn vừa trung tu sàn vừa vẫn phải cho hoạt động thì điều nguy hiểm trên là có 100%.

[hide]Nếu áp dụng cách này thì chỉ nên dùng cát phơi khô hoặc sấy trước đó và khi rải lên sàn là không nên rải cát đang nóng. Cát sau khi rải lên cần có thời gian để thấm hút. Cần làm niều lần cho đến khi hút sạch chổ bị ngấm dầu. Thường mất từ 4 ngày đến một tuần xử lý liên tục. Nếu điều kiện thời gian gia công là hạn hẹp, thì cách này bạn nên cân nhắc và xem lại.[/hide]

Năm 2006, một công ty gỗ tại KCN Sóng Thần 2 đã xử lý bằng cách nói trên nhưng sau đó vẫn có hiện tượng sơn bong tróc. Lý do, sàn sau một thời gian ngấm dầu nên lớp mặt bị mềm. Họ cố gắng cho tráng thêm một lớp xi măng nữa ở chổ bị trũng lõm. Nhưng do sàn mềm và có nhiều xe nâng qua lại. Sàn bị nứt mặt dẫn đến lớp sơn epoxy bị tróc. Ngoài ra, có hiện tượng áp lực từ xe tải nên dầu trong đất di ra tiếp và đụng màng sơn làm giảm tính bám dính của nó trong quá trình phục vụ. Khi đó, bạn sẽ thấy màng xuất hiệt nhiều vết lốm đốm nâu vàng do dầu mỡ rỉ ra qua màng.

Điều kiện cần và đủ để sơn epoxy bám tốt trên mặt nền beton là: [hide]sạch dầu mỡ , không bị ẩm cao ( moisture content- MC lớn hơn 16%) lúc gia công, sàn đạt độ cứng sao cho viên bi sắt đường kính 4cm rớt từ độ cao 1,5m không gây nứt lõm.[/hide]

Thân,

Teppi

(we get what we pay for)

Teppi thân, Ý kiến của bạn cũng có lí đấy. Theo mình, một trong những đặc điểm nổi bật của epoxy là chịu kiềm, kể cả kiềm cao như sút và xôda. Hơn nữa, sau khi thủy phân dầu mỡ, ta sẽ tiến hành rửa giải được hầu hết xà phòng hòa tan nên việc để lại hậu quả như bạn nói là sơn bong rộp hay kém bám hay các defect khác là không có căn cứ. Bạn Teppi, Chúng ta tham gia diễn đàn để giao lưu học tập, việc bạn làm hidden làm cho tôi có cảm giác không tốt về bạn. Thực ra, bạn không cần phải làm vậy mà người tham gia diễn đàn vẫn rất trân trọng ý kiến của bạn. Lắng nghe bao giờ cũng tốt phải không Teppi?

Anh em xem qua phương án này rồi cùng thảo luận nhé.

Ảnh minh họa sàn nhiễm dầu.

Ảnh minh họa- Sàn thấm ẩm cao.

Theo tôi hình thức click “cảm ơn” chỉ là một phần nhỏ để đáp lại tấm lòng của người đã bỏ thời gian để chia sẽ kiến thức với chúng ta (có qua có lại cho vui).

Trong phương pháp TAD đưa ra: bước 1 và bước 2 là làm vệ sinh có sử dụng máy phun áp lực cao và máy chà tốc độ thấp (lấy dầu ra khỏi bê tông tốt), rồi sao đó tiến hành sơn. Như vậy những lượng dầu thấm sâu bên trong lớp bê tông vẫn chưa được lấy ra. Nếu đem sử dụng, với sức nặng của vật (xe tải, máy gia công, thiết bị…) nằm trên đó thì dầu sẽ bị trồi lên làm bong bề mặt sơn trên sàn. Nếu dùng phương pháp trên thì có trường hợp đó xảy ra không ?

thân :tutin (

Bạn CHV, Cảm ơn bạn đã có ý kiến trả lời. Như tôi đã trình bày, nếu khu vực tạp nhiễm sâu, tốt nhất nên đổ lại bê tông sàn. Mình có thể coi tạp nhiễm sâu là sau khi tiến hành rửa giải, sàn vẫn còn nhiễm dầu mỡ nhiều, bề mặt không có khả năng thấm nước được nên sơn không thể đi vào sâu được.

Để thực hiện sơn được trên sàn tạp nhiễm dầu và thấm ẩm, có những cái chốt công nghệ như thế này:

  • Thứ nhất, chúng tôi sử dụng sản phẩm sơn lót dạng đặc chủng (Indufloor IB 1250, có chỉ tiêu, nếu cần mình sẽ up lên) có khả năng bám dính cao với sàn nhiễm dầu. Một số nhà sản xuất không có sản phẩm này thì tôi khuyên không nên mạo hiểm.
  • Thứ hai, sản phẩm có khả năng thấm sâu (2-4mm) trên bề mặt sàn có độ ẩm cao và nhiễm dầu.
  • Thứ ba, kết hợp hai câu chuyện trên, ta sẽ có được một lớp màng có khả năng chống thấm ẩm hoạt lực cao (moisture vapor barrier) không cho phép hơi ẩm và dầu tồn dư migrate qua lớp màng rắn tạo thành. Đây là một yếu tố quan trọng bậc nhất để đáp ứng yêu cầu chống blistering bạn đã nêu.

Nhờ có sản phẩm đặc thù rất mới này mà ngày nay, ta không còn phải lo lắng về vấn đề sàn nhiễm dầu và nhiễm ẩm nữa.

Việc bạn CHV nêu (dầu bị trồi lên) trong thực tế không có. Nếu tạp nhiễm còn, sơn sẽ không bám dính và blistering sẽ xảy ra. Nếu đã bám dính, không còn gì phải bàn nữa. Màng sơn chỉ được coi là đạt tiêu chuẩn khi màng sơn (gồm cả lót và phủ) và bề mặt nền bê tông tạo thành một khối bền vững với độ cứng shore D tối thiểu 70, bền va đập tối thiểu 80kg/cm2, bám dính điểm 1 hoặc không dưới 2N/mm2…

Để tránh quảng cáo, các bạn có thể nhắn tin cho tôi để nhận được chỉ tiêu sản phẩm và hướng dẫn sử dụng sản phẩm rất hay này.

Hi TAD,

Phương án hay giải pháp kỹ thuật bạn đưa ra trong file đính kèm là cho xử lý sàn theo mình thấy hình như không thuộc sàn chịu tải trọng , sàn này thuộc loại sàn dành cho hành lang hay lối đi trong nhà máy chuyên vận chuyển dưới 1 tấn.

Mình thấy trường hợp chịu tải trọng như sàn kho, sàn gẩ sữa chữa thì cần phải có biện pháp mạnh hơn.

Ngoài ra,mình thắc mắc là dầu mỡ công nghiệp không giống như dầu mỡ thực vật, bó chỉ bị nhũ hóa và bị tách ra dưới tác động của xà phòng chứ còn không bị thủy phân dưới tác dụng của xút, Dùng xút nhiều quá thì sàn bị vấn đề khác như giảm độ chịu tải nén, dễ hút ẩm, gây thủy giải màng epoxy…

Thân,

Teppi