ở đây họ không cho biết trị số của độ tách tinh trường hay năng lượng ghép cặp(P) mà bắt tính giá trị LEFS? bó tay…làm sao biết được mà tính ?mà biết được giá trị LEFS thì làm thế nào xét nó là biết là trường mạnh hay yếu?giải thích giùm mình…(ah vân đạo Eg không có nối gạch thứ 3 lúc làm chưa xóa đi)
H2O có tính trường yếu( nói yếu thì cũng hoàn toàn không đúng, denta thường được xác định từ phổ e của phức ta có dãy phỏtheo chiều tăng dần denta như sau OH-<H2O<NH3<NO2-<CN-<CO) theo giá trị thức nghiệm đó thì ở phức có H2O denta < P –> phức [Cr(OH)6]2+ sẽ xảy ra việc tách mức ở hình a –>có 4e độc thân –> phức spin cao
cho mình hỏi là việc làm sao biết được delta hay P lớn hơn chỉ có thể dùng phổ thôi đúng không từ phức thì kô suy ra được???
Các giá trị đó thì sẽ được đo bằng thực nghiệm, và việc so sánh delta với P là mục đích biết được cấu hình tách mức năng lượng, nhưng không phải khi nào cũng cần đến việc so sánh đó như: đối với các ion trung tâm của phức bát diện có cấu hình d1, d2, d3, d8,d9, d10 thì cấu hình e không phụ thuộc vào giá trị của delta, cũng không phụ thuộc trường mạnh hay yếu mà ta có sẵn luôn cấu hình (t2g)1, (t2g)2,…
Vì không có thời gian nên không thể post đầy đủ được, những kiến thức mình post chỉ là những trọng tâm thắc mắc, bạn hãy tham khảo thêm tài liệu liên quan
Thân
đề bài muốn chúng ta tính LESF từ đó kết luận Cr(2+) có cấu hình spin thấp hay cao.Chứ không dựa vào trường ligand.nếu là những trường ligand trung bình thì cấu hình như thế nào? bạn cũng không giải thích rõ độ an định tinh trường có ảnh hưởng gì đến sự tạo thành spin cao hay thấp hay không?
để so sánh denta va P thường thì ta lấy số liệu thực nghiệm nhưng nếu ko có bạn có thể dự đoán được. denta phụ thuộc vào các yếu tố sau :
- cấu hình của phức chất, phức bát diện có denta lớn hơn phức tứ diện
- điện tích của NTT : NTTT có điện tích càng lớn thì denta càng lớn
- bán kính của NTTT: bán kính càng lớn thì denta càng nhỏ
- trường ligand hình thành ở dây bạn chỉ có thể dự đoán khi có các yếu tố nào đó đặc trưng. ví dụ như phức (Fe(CN)6)3- ta có thể dự đoán là phức có spin thấp : NTTT là Fe3+ điện tích lớn, ligand CN- là ligand có trường mạnh –> năng lượng để đưa điện tử lên vân đạo thượng năng lớn hơn năng lượng cặp đôi –> phức spin thấp
để so sánh denta va P thường thì ta lấy số liệu thực nghiệm nhưng nếu ko có bạn có thể dự đoán được. denta phụ thuộc vào các yếu tố sau :
- cấu hình của phức chất, phức bát diện có denta lớn hơn phức tứ diện
- điện tích của NTT : NTTT có điện tích càng lớn thì denta càng lớn
- bán kính của NTTT: bán kính càng lớn thì denta càng lớn
Cho mình hỏi mình gặp câu này mà ko biết phải giải quyết sao. Đó là nếu ta có Oxide Mn3O4 vậy lúc đó ta làm cách nào để chứng mình rằng oxide đó là hỗn hợp 2 oxide MnO và Mn2O3???
Bạn có thể xem ở đây: spinel AB2O4 thuận từ và nghịch từ - Diễn đàn Thế Giới Hoá Học Mn3O4 có thể là MnO.Mn2O3 hoặc 2MnO.MnO2 đấy nhé!