Xếp hạng 4000 ĐH trên Thế giới

Bài viết trên Trang Thông Tấn Xã Việt Nam: http://www.vnagency.com.vn/TrangChu/VN/tabid/58/itemid/231316/Default.aspx

Năm 2007 ĐH KHTN TPHCM cũng được xếp hạng đứng đầu Việt Nam, hạng 2120 trên 4000 ĐH trên thế giới. Năm nay xếp hạng 1920 thế giới, đứng thứ 28 trong khu vực Đông Nam Á.

Xem link trên Webometrics ở đây: http://www.webometrics.info/top4000.asp?offset=1900

Xem thêm tin tức trên tuổi trẻ online: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=238203&ChannelID=13

Thầy và trò trường KHTN TPHCM sẽ phấn đấu hơn nữa để lọt vào top 500 rồi 200 các trường ĐH hàng đầu thế giới !

:nhau ( :quyet (

Tiêu chí đánh giá của Web top 4000 này:

Design and Weighting of Indicators

The unit for analysis is the institutional domain, so only universities and research centres with an independent web domain are considered. If an institution has more than one main domain, two or more entries are used with the different addresses.

The first Web indicator, Web Impact Factor (WIF), was based on link analysis that combines the number of external inlinks and the number of pages of the website, a ratio of 1:1 between visibility and size. This ratio is used for the ranking, adding two new indicators to the size component: Number of documents, measured from the number of rich files in a web domain, and number of publications being collected by Google Scholar database.

[b]Four indicators were obtained from the quantitative results provided by the main search engines as follows:

Size (S). Number of pages recovered from four engines: Google, Yahoo, Live Search and Exalead.

Visibility (V). The total number of unique external links received (inlinks) by a site can be only confidently obtained from Yahoo Search, Live Search and Exalead.

Rich Files (R). After evaluation of their relevance to academic and publication activities and considering the volume of the different file formats, the following were selected: Adobe Acrobat (.pdf), Adobe PostScript (.ps), Microsoft Word (.doc) and Microsoft Powerpoint (.ppt). These data were extracted using Google.

Scholar (Sc). Google Scholar provides the number of papers and citations for each academic domain. These results from the Scholar database represent papers, reports and other academic items.

The four ranks were combined according to a formula where each one has a different weight but maintaining the ratio 1:1:[/b]

Webometrics Rank (position)= 4RankV+2RankS+1RankR+1RankSc

The inclusion of the total number of pages is based on the recognition of a new global market for academic information, so the web is the adequate platform for the internationalization of the institutions. A strong and detailed web presence providing exact descriptions of the structure and activities of the university can attract new students and scholars worldwide.

The number of external inlinks received by a domain is a measure that represents visibility and impact of the published material, and although there is a great diversity of motivations for linking, a significant fraction works in a similar way as bibliographic citation.

The success of self-archiving and other repositories related initiatives can be roughly represented from rich file and Scholar data. The huge numbers involved with the pdf and doc formats means that not only administrative reports and bureaucratic forms are involved. PostScript and Powerpoint files are clearly related to academic activities.

Link: http://www.webometrics.info/about_rank.html

Nhìn tiêu chí này em cũng không rõ lắm nhưng có vẻ như nó dựa vào nguồn thông tin từ Internet nhiều, mà số papers và info chúng ta có trên mạng cũng không nhiều. Chẳng hạn mỗi năm chúng ta có biết bao nhiêu đề tài tốt nghiệp nhưng không được công bố rõ ràng trên mạng, từ đó người ta không có nguồn thông tin để đánh giá.

Thứ 2, mỗi năm chúng ta có nhiều đề tài, seminar nhưng nó có được xem là nghiên cứu khoa học không, vì em xem ở đâu đó trên mạng rằng 1 đề tài nếu muốn được coi là academic thì ít nhất thời gian làm cũng phải 1 tháng, chính những thầy cô trong khoa mình cũng từng than rằng 1 HK làm đề tài với vỏn vẹn 4-5 tháng thì không thể làm được gì nhiều, và đi nghe trình đề tài thì lần nào em cũng nghe “vì thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ thực hiện đến đây”. Có lẽ thời gian dành cho làm đề tài còn ít quá.

Thứ 3, chữ university của chúng ta khác với chữ university của Mỹ. Chẳng hạn 1 trường đại học của Mỹ như MIT, Harvard hay Stanford gồm rất nhiều trường thành viên, mỗi trường được gọi là 1 College. Theo đó thì Đại học QUốc gia TP.HCM mới được xem là university, còn KHTN chỉ là 1 member, nghĩa là 1 college, thì khó có thể so sánh với các trường của Mỹ. Xem trên bảng xếp hạng thì NATIONAL UNIVERSITY của Mỹ cũng hạng 1911, ta hạng 1920, cũng không hơn nhau nhiều. Các trường nằm trong top đầu chủ yếu là trường tư.

Xem bảng xếp hạng các trường ĐH ở VN http://www.webometrics.info/rank_by_country.asp?country=vn

Rich files và scholar của BK không hề “bèo” tí nào, chúng ta hơn họ nhờ size và visibility, mà 2 cái này được nhân 4 và nhân 2 :smiley:

Các trường ở Singapore

http://www.webometrics.info/rank_by_country.asp?country=sg

và Thái Lan

http://www.webometrics.info/rank_by_country.asp?country=th

Khoảng cách địa lý thì không xa nhưng chênh lệch đáng kể.

Và còn 1 vấn đề nữa, dựa theo những tiêu chí trên thì trang web này đã đánh giá mà không phân biệt thầy và trò, nghĩa là nếu trường đó nhiều thầy giỏi thì cũng rank cao chứ không nhất thiết phải thầy giỏi trò giỏi đều nhau :stuck_out_tongue:

Nói tóm lại thì ta ở nửa trên top 2000 còn BK ở nửa dưới, 2190, nhưng đừng vội mừng vì chưa chắc chúng ta hơn BK nhiều đến mức như bảng xếp hạng công bố.

Bởi vậy đừng tưởng ta học ở trường top VN thì ta cũng là SV top, không, vấn đề là ta hấp thụ được bao nhiêu kiến thức, ngay cả NUS của Sin được xếp hạng 158 nhưng SV NUS vẫn xách cặp sang Mỹ học ở các trường rank thấp hơn nhiều.

Chừng nào được đăng 1 bài báo tiếng Anh thì hãy vui mừng :slight_smile:

Bạn nói đúng, chúng ta ko nên nghĩ xếp hạng hơn ng khác là chúng ta hơn ng khác - giống như điểm số chỉ fản ánh được fần nào khả năng của học viên chứ ko fản ánh được toàn bộ thực lực của học viên ấy. Nhưng chúng ta cũng nên vui mừng vì đã có những bước nhảy vọt so với lúc trước chứ tigerchem nhỉ?! (tất nhiên là ko nên nghĩ ta học ở trường top VN thì ta cũng là SV top!!!) hì hì hì…

Chủ đề: Chọn ngành học theo tiêu chuẩn nào? /

Việc đánh giá xếp loại của các trường ĐH trên thế giới theo rất nhiều tiêu chí như các bạn đã trình bày và việc thẩm định đánh giá được lập đi lập lại hàng năm. Và có nhiều trường tẩy chay việc đánh giá của một số tổ chức vì họ cho là không phù hợp và công bằng. Và họ chuyển sang hệ thống kiểm định khác. Dù sao đi nữa có tham gia kiểm định cũng có cái gì đó để tin được không như “đồng hồ taxi và nhiều thứ khác đã qua kiểm định”. :slight_smile:

Vậy khi chọn trường để du học, các bạn phải hết sức năng nổ lên mạng xem trường định học ở đâu, cộng đồng dân cư lớn hay nhỏ có phù hợp với mình không… và quan trọng nhất là trường đó có tham gia vào hệ thống kiểm định quốc gia hay không? Ở bậc đại học nếu các bạn học trường có thứ hạng cao đương nhiên sẽ tốt hơn nhiều so với trường có thứ hạng thấp. Trường bạn theo học nên có tham gia kiểm định quốc gia và quốc tế để tránh nhằm “trường đểu” như nhiều báo chí đã đưa tin.

Tuy nhiên ở bậc Sau ĐH, thứ hạng của trường tuy nhiên vẫn là yếu tố quan trọng nhưng không quan trọng bằng sẽ làm việc ở đâu và với ai. Bạn nên chọn trường theo xếp hạng của Khoa bạn sẽ theo học ở trường X, khoa đó dứng thứ hạng nào trên thế giới hoặc nước bạn sẽ đến học. Có một số trường xếp hạng 500-600 trên thế giới, nhưng lại có những Khoa có đến vài ông GS được giải Nobel hoặc những giải thưởng danh giá trên thế giới. Những ông GS đó công bố một vài ngàn bài báo. Nếu bạn được nhận vào họa Sau ĐH với những vị GS này đâu có thua kém gì Havard hay Standford, Cambridge…

Điểm quan trọng nữa, trước khi xin học SĐH các bạn nên coi trang thiết bị chỗ đó (Nhóm, Khoa và Trường) thế nào, có đầy cho việc nghiên cứu của mình hay không? Hình ảnh lab chỗ mình có thể sẽ làm việc. Bản thân Scooby-Doo có lúc làm việc ở một trường thứ hạng chỉ khoảng 200 trên thế giới nhưng phòng TN lại là “5 sao”. Cái gì cũng có sẵn và rất mới và hiện đại ngay trong tầm tay. Dụng cụ cũng có máy để rửa. Bước vào lab, gần như không ngửi thấy mùi gì. Sau này chuyển sang trường có thứ hạng cao hơn, phòng lab lại bình thường như những chỗ khác.

Yếu tố phản ánh chính xác nhất sự làm việc của các GS là số lượng bài báo công bố mỗi năm. Các bạn để ý số lượng xuất bản của các GS định xin vào có đều đặn hay không? Vì có nhiều GS không thích viết bài báo, làm ra để đó, bạn sẽ thiệt thòi sau này khi đi xin học PhD. làm postdoc hoặc đi làm ở chỗ khác. Tuy không phải ai cũng vậy nhưng nhiều GS chuẩn bị về hưu khoảng lứa tuổi 62-65 nhiều người chỉ lảm chờ đến lúc nghỉ thôi. Làm việc với GS trẻ quá thì nhiều khi không có kinh nghiệm, tốt nhất là các bạn chọn thầy khoảng 45-60 tuổi. Ở lứa tuổi này, các GS vừa có kinh nghiệm mà vẫn còn nhiều nhiệt huyết. Các GS nổi tiếng có mối quen biết rộng sẽ là bảo đảm rất quan trọng cho tương lai bạn sau này.

Đó chỉ là những ý kiến chủ quan của mình thu được từ thực tế bản thân và chắc chắn các bạn khác có nhiều cách để chọn được GS tốt hy vọng có thể cùng đóng góp cho diễn đàn để các bạn trẻ tham khảo.

Bảng xếp hạng các trường ĐH trên thế giới của Webometrics được hình thành do nhóm Cybermetrics Lab thuộc Hội Đồng Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha. Các tiêu chí đánh giá của bảng xếp hạng này dựa trên dữ liệu thu thập được từ các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, LiveSearch… từ hơn 13.000 trường ĐH và 5000 trung tâm nghiên cứu trên thế giới. Cách đánh giá này có ưu điểm là gọn gàng và có thể thực hiện được cho tất cả các trường ĐH trên thế giới, điều mà các phương pháp đánh giá khác không thể làm được. Nhược điểm lớn nhất là đánh giá thiếu chính xác nếu khu vực hay trường nào đó kém phát triển về chính sách mạng thì nó khó có thế đánh giá được, chưa kể là đã bỏ qua các tiêu chí quan trọng khác, các tiêu chí tạo nên sự thành công và nổi tiếng của các trường ĐH.

Một số bảng xếp hạng uy tín khác có thể kể đến là Bảng xếp hạng 500 trường ĐH trên thế giới của ĐH Shanghai Jiao Tong University, một trong những trường ĐH hàng đầu của TQ. http://ed.sjtu.edu.cn/rank/2005/ARWU2005TOP500list.htm. Nhằm tìm ra khoảng cách của ĐH TQ và thế giới, từ đó có chiến lược phát triển cho các ĐH ở TQ, chính phủ TQ đầu tư nhiều tiền cho các nghiên cứu này. Trước đây ở TQ cũng có nhiều bảng xếp hạng các trường ĐH thế giới của các tổ chức khác, nhưng đây là bảng xếp hạng được xem là thành công nhât và được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Tiêu chí xếp hạng của bảng này dựa trên số lượng cựu sinh viên và giảng viên đoạt giải Nobel và Field (tương đương với giải Nobel cho Toán học), số bài báo công bố trên 2 tạp chí Nature và Science, số bài báo trên các tạp chí có chỉ số trích dẫn cao và số lượng cán bộ giảng viên của trường.

Một bảng xếp hạng uy tín khác là bảng xếp hạng 200 trường ĐH trên thế giới của tạp chí Times High Education của Anh. http://www.timeshighereducation.co.uk/hybrid.asp?typeCode=144. Mỗi năm tổ chức này gởi email đến khoảng 5000 chuyên gia nghiên cứu trên toàn thế giới và nhờ lựa chọn khoảng 30 trường ĐH hàng đầu trong lĩnh vực của họ. Đánh giá của các chuyên gia là 1 tiêu chí quan trọng trong bảng xếp hạng này (chiếm khoảng 40% tổng điểm). 2 tiêu chí khác là tổng chỉ số trích dẫn trên các tạp chí trong Thomson Scientific Database hay Scopus cho mỗi giảng viên của trường và tỷ lệ giảng viên/sinh viên, 2 tiêu chí này mỗi tiêu chí chiếm khoảng 20% tổng điểm. 1 tiêu chí chiếm 10% tổng điểm là kết quả bầu chọn từ hơn 1500 chief về nhân sự cần tuyển người của các công ty và tổ chức trên toàn thế giới. 2 tiêu chí chiếm 5% tổng điểm cho mỗi tiêu chí là số sinh viên quốc tế và số giảng viên quốc tế giảng dạy tại trường.

Bảng xếp hạng khác là bảng xếp hạng 100 trường ĐH toàn cầu của tạp chí Newsweek của Mỹ. Tiêu chí của bảng xếp hạng này kết hợp tiêu chí của bảng xếp hang Shanghai và bảng xếp hạng Times High Education. 50% tổng điểm từ số nhà nghiên cứu được trích dẫn cao, số bài trên Science và Nature, số bài báo trên các tạp chí có Impact Factor cao. 40% tổng điểm từ giảng viên quốc tế, sinh viên quốc tế, số trích dẫn cho mỗi giảng viên, tỷ lệ giảng viên/sinh viên. 10% tổng điểm từ tổng số đầu sách của thư viện trường. Xem bảng xếp hạng ở file đính kèm.

Bảng xếp hạng khác của trường ĐH Wuhan, TQ. http://rccse.whu.edu.cn/college/sjdxkyjzl.htm. Tiêu chí là tổng số bài báo và tổng số trích dẫn trên 11.000 tạp chí trên toàn thế giới.

Một bảng xếp hạng các trường 338 ĐH thế giới khá thú vị của trường École Nationale Supérieure des Mines de Paris (Trường Mỏ Paris). http://www.ensmp.fr/Actualites/PR/EMP-ranking.html. Tiêu chí bảng xếp hạng này dựa trên số CEO của 500 tập hàng đầu thế giới Fortune Global 500 http://money.cnn.com/magazines/fortune/global500/2007/.

Ngoài bảng xếp hạng cho các ĐH trên toàn thế giới, nhiều quốc gia và khu vực cũng cũng có bảng xếp hạng riêng như ở Canada, Đức, Ý, Ucraine, Thuỵ Sĩ, Mỹ.

Bảng xếp hạng thông dụng nhất của Mỹ là của tạp chí USNews. Tạp chí này đánh giá hàng năm các trường ĐH và các chuyên ngành ĐH của Mỹ. http://colleges.usnews.rankingsandreviews.com/usnews/edu/college/rankings/brief/t1natudoc_brief.php Các tiêu chí của bảng xếp hạng: 25% từ đánh giá và chọn lựa cùa các chủ tích, hiệu trưởng và trưởng khoa các trường ĐH. khoảng hơn 4200 người tham gia bầu chọn 1-5 trường mà họ đánh giá cao. Tiêu chí khác là tỷ lệ sinh viên theo đuổi chương trình học đến khi tốt nghiệp chiếm 20-25% tổng điểm. Tiêu chí nữa là tỷ lệ lớp học dưới 20 sinh viên, tỷ lệ lớp học trên 50 sinh viên, lương giảng viên, tỷ lệ giảng viên có bằng cấp cao, tỷ lệ giảng viên/sinh viên, tỷ lệ giảng viên làm việc full time. Tiêu chí này chiếm 20% tổng điểm. Tiêu chí khác chiểm 15% gồm điểm trung bình các Test chuẩn hoá (SAT, GRE, GMAT…), tỷ lệ sinh viên nhập học/số sinh viên apply, tỷ lệ sinh viên nhập học nằm trong top 10 khi tốt nghiệp phổ thông. Tiêu chí khác chiếm 10% dựa trên chi phí của sinh viên cho học tập, thể thao, chi phí cá nhân, nhà ở, bệnh viện… 2 tiêu chí chiếm 5% cho mỗi tiêu chí là tỷ lệ tốt nghiệp và sự đóng góp của các cựu sinh viên của trường. Tuy nhiên cũng có nhiều trường của Mỹ không đồng ý với các tiêu chí và không tham gia vào bảng xếp hạng này.

Best American Universities 2008 in Engineering http://mihd.net/5yb1lp Best American Universities 2008 in Science http://mihd.net/on307k

Nhằm tìm ra các tiêu chí thống nhất để đánh giá các trường ĐH trên toàn thế giới. Tổ chức Institute for Higher Education Policy của Mỹ và tổ chức UNESCO European Centre for Higher Education đã thành lập 1 nhóm International Ranking Expert Group để đánh giá các trường ĐH trên toàn thế giới. Nhóm này đang thảo luận các tiêu chí và thành lập các cluster ở từng nước và từng khu vực để tiến hành đánh giá trên toàn cầu. Cuối năm 2007, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân có gặp gỡ và nhờ tổ chức GD của UNESCO đánh giá xếp hạng 35 trường ĐH hàng đầu của Viêt Nam. Hy vọng chúng ta sẽ có 1 bảng xếp hạng chính xác, để mỗi trường, mỗi thầy cô và mỗi sinh viên biết mình đang đứng ở vị trí nào và phấn đấu.

Cái xếp hạng này http://www.webometrics.info/rank_by_country.asp?country=vn Khá là tốt để cho các trường ở VN biết hiện tại mình đang ở đâu và thấy rằng mục tiêu vài chục năm nữa lọt vào top 200 là bất khả thi (trừ trường hợp họ đứng yên và mình tiến lên gấp mấy chục lần hiện nay :chautroi ). Tuy nhiên cũng có nhiều cái phải bàn về thứ tự xếp hạng này, thứ nhất trang web này hoàn toàn không phải là một tổ chức lớn và có uy tín, cách xếp hạng của họ còn khá nhiều bất cập khi hầu như chỉ dựa vào internet. Theo tôi 1 tiêu chí mà không thể bỏ qua khi xếp hạng đó là ảnh hưởng của trường ĐH đó đối với sự ổn định về kinh tế chính trị đối với quốc gia đó, và đánh giá của những người trực tiếp sử dụng lao động từ trường ĐH đó. Ví dụ đối với ĐH Bách khoa Hà Nội, đơn cử 2 trường hợp là 50% kĩ sư của tập đoàn FPT đều xuất thân từ đó và đến 90% kĩ sư của Panasonic Việt Nam đều đã tưngf học tại BK Hà Nội và còn nhiều tập đoàn tổng công ty nữa ví dụ Vinashin… Nhìn vào thứ hạng trên kia thì BK HN gần như là xếp cuối, trong khi các rank đều ko kém (có thể nói có những thứ đều gấp đôi các trươờngkhác) chỉ có rank VISIBILITY là kém trong khi chỉ số này lại *4. :hutthuoc(

Còn báo chí nhà mình cũng là một kiểu chạy theo thành tích:

  • tại sao ko đưa các bảng xêp hạng có uy tín từ lâu (phải chăng không có tên VN?) -Tại sao dám nói là VN có 7 Xin cũng chỉ có 7, trong khi Xin nó bé tý và hơn nữa 7 trường của nó toàn thuộc top đầu còn các trường VN toàn ở top cuối?

Bài viết đầy đủ với các phân tích chi tiết về xếp hạng của Webometrics các bạn có thể xem ở đây

http://www.vnuhcm.edu.vn/tintuc416.php

Mình rất hứng thú với bài viết bổ ích của ScoobyDoo và Aqhl. Aqhl có biết link nào nói về xếp hạng của các Khoa Hóa học (Khoa học hay Công nghệ) trên thế giới không?

Bảng xếp hạng chung trên thế giới theo ngành thì chằc là khó tìm. Khi xếp hạng cả thế giới thì độ tin cậy cũng giảm xuống nhiều. Về ngành hóa thì có thể tham khảo thông tin của USNEWS vừa công bố America’s Best Graduate School 2009 (xem trên http://vietphd.org/showthread.php?t=630). Trong đó 4 trường hàng đầu (đồng hạng) của Hoa Kỳ về chemistry là: Caltech, MIT, Stanford và UC, Berkely.