Xăng Và Chỉ Số Octane

Sơ lược về dầu mỏ

Theo lý thuyết “tổng hợp sinh học” được nhiều nhà khoa học đồng ý, dầu mỏ được phát sinh từ những xác chết của các vi sinh vật ở đáy biển. Hay từ các thực vật bị chôn trong đất. Khi thiếu khí oxy, bị đè nén dưới áp suất và nhiệt độ cao các chất hữu cơ trong các vi sinh vật bị chuyển hóa thành các hợp chất tạo nên dầu. Dầu tích tụ trong các lớp đất đá xốp, do nhẹ hơn nước nên dầu duy chuyển dần lên trên cho đến khi gặp phải các lớp đất đá không thẩm thấu và tích tụ lại ở đấy tạo nên một mỏ dầu.

Do nhẹ hơn nước nên dầu xuất hiện lộ thiên ở nhiều nơi, vì thế loài người đã tìm thấy dầu hàng ngàn năm trước công nguyên. Thời đó, dầu thường được sử dụng trong chiến tranh. Còn rất nhiều dấu tích của việc khai thác dầu mỏ được tìm thấy ở Trung Quốc khi dân cư bản địa khai thác dầu mỏ để sử dụng trong việc sản xuất muối ăn như các ống dẫn dầu bằng tre được tìm thấy có niên đại vào khoảng thế kỷ 4. Khi đó người ta sử dụng dầu mỏ để đốt làm bay hơi nước biển trong các ruộng muối.

Mãi đến thế kỷ 19, người ta mới bắt đầu khai thác dầu theo mô hình công nghiệp. Người ta cũng bắt đầu đi tìm những mỏ dầu lớn. Những cuộc khoan dầu đầu tiên được tiến hành trong thời gian từ 1857 đến 1859. Lần khoan dầu đầu tiên có lẽ diễn ra ở Wietze, Đức, nhưng cuộc khoan dầu được toàn thế giới biết đến là của Edwin L. Drake vào ngày 27 tháng 8 năm 1859 ở Oil Creek, Pennsylvania. Drake khoan dầu theo lời yêu cầu của nhà công nghiệp người Mỹ George H. Bissel và đã tìm thấy mỏ dầu lớn đầu tiên chỉ ở độ sâu 21,2 m.

Các thành phần hóa học của dầu mỏ được chia tách bằng phương pháp chưng cất phân đoạn. Các sản phẩm thu được từ việc lọc dầu có thể kể đến là dầu hỏa, benzen, xăng, sáp parafin, nhựa đường v.v.

Xăng là một phân đoạn của quá trình chưng cất dầu mỏ, có các hydrocarbon từ C6H14 đến C12H24 được pha trộn lẫn với nhau.

Xăng có 3 loại chính

xăng ether: Có nhiệt độ sôi trong khoảng từ 40-70oC, được sử dụng như là một dung môi. xăng nhẹ: Có nhiệt độ sôi trong khoảng từ 60-100oC. xăng nặng: Có nhiệt độ sôi trong khoảng 100-150oC.

Xăng dầu là một trong những nguyên liệu quan trong để sản xuất điện năng và cũng là nhiên liệu cho tất cả các loại phương tiện giao thông vận tải. Do đặc tính dễ bay hơi, xăng nhẹ còn được sử dụng trong công nghệ sơn phủ như là một dung môi.

Chỉ số octane Chỉ số octan là một đại lượng đặc trưng định lượng quy ước về chất lượng nhiên liệu cho động cơ đốt trong dựa trên khả năng kích nổ của nó.

Ví dụ: Người ta trộn nhiên liệu với một lượng chất oxi hoá cần thiết, đặt vào một xilanh dài và chắc chắn rồi đốt một đầu. Phản ứng oxi hoá bắt đầu lan truyền trong xilanh với tốc độ 10-20m/sec. Do một nguyên nhân nào đó, các peroxit xuất hiện trong hỗn hợp, tác dụng giống như một chất xúc tác. Tốc độ phản ứng tăng lên rõ rệt, áp suất và nhiệt độ cũng tăng lên theo, phản ứng truyền trong xilanh nhanh lên hàng trăm lần và trở nên không điều khiển được. Kết quả là…bùm, xi lanh bị nổ ! Đối với động cơ đốt trong, hiện tượng kích nổ đương nhiên là có hại: sóng nổ phá huỷ xilanh, vòng đệm và van, động cơ bị quá nhiệt và mau chóng bị hỏng. Cho nên một trong những nhiệm vụ quan trọng là tạo ra những nhiên liệu mới cho động cơ khó bị kích nổ. Các nhà Bác Học đã làm sáng tỏ rằng: Các loại nhiên liệu có chứa nhiều hidrocacbon mạch thẳng,không phân nhánh dễ bị kích nổ nhất. Độ ổn định của xăng đối với hiện tượng kích nổ được đánh giá theo thang octan và đặc trưng bằng chỉ số octan như đã nói !

Hiện nay, người ta thường sử dụng hai chất làm tăng chỉ số octan thông dụng như methyl tert-butyl ete (MTBE) và tert-amyl metyl ete (TAME). TAME MTBE Quy ước:

Chỉ số kích nổ của isooctane (2,2,4-trimetylpentan), một chất không bị kích nổ được quy định là 100 và n-heptan rất dễ bị kích nổ được coi là 0. Dựa vào thang octan mà người ta có thể đánh giá được độ ổn định đối với hiện tượng kích nổ. Chẳng hạn xăng Mogas-83 có độ bền chống kích nổ tương đương hỗn hợp 83% isooctan và 17% n-heptan.

Thành phần chính của xăng

Trong xăng có khoảng trên 500 hydrocarbon. Chủ yếu là các hydrocarbon có từ 3 đến 12 carbon trong phân tử. Bao gồm: Các hydrocarbon no (aka parafin, alkan) Các hydrocarbon no là thành phần chủ yếu và có trong tất cả các loại xăng. Khi cháy tạo ra ngọn lửa sạch, không khói. Bao gồm các hydrocarbon no sau: n-heptane N-heptane có chỉ số octane thấp, chỉ số octane tăng dần với chiều dài chuỗi carbon. 2,2,4-trimethylpentane(iso octane) Iso octane có chỉ số octane cao hơn, chỉ số octane tăng dần theo sự phân nhánh của phân tử hydrocarbon. cyclohexane Các hydrocarbon không no Đây là thành phần còn lại trong xăng và không ổn định trong tất cả các loại xăng. Khi cháy cho ngọn lửa có khói Bao gồm các hydrocarbon không no sau: a. Anken Những chất này thường chỉ hiện diện trong một vài loại xăng và chỉ giới hạn vài phần trăm. Có tác động xấu đến sức khỏe con người. Chúng có chỉ số octane rất cao. 2-methyl-2-butene b. Ankyne Các hydrocarbon thuộc nhóm ankyne chỉ xuất hiện ở một số ít loại xăng, và chỉ vài phần trăm trong xăng. acetylene c. Arenes Các arenes chiếm dưới 20% thành phần của xăng, có chỉ số octane rất cao. Các chất này thường có hại cho sức khỏe con người. benzene toluene d. Hợp chất có nhiều nhân thơm Chúng có điểm sôi cao và hiện diện một lượng ít trong xăng. Chúng chứa nhiều vòng benzene dính với nhau. Hợp chất có nhiều nhân thơm đơn giản nhất là Napthalene. Napthalene ít độc hại và có nhiều trong xăng truyền thống. Trong xăng hiện nay chứa một lượng thấp hơn. Các hợp chất khác chứa một lượng lớn nhân thơm do có tính độc cao nên không xuất hiện trong xăng. naphthalene

Tuần trước em cũng phải làm cái thuyết trình về “Hydrocacbon và dầu mỏ”, có ít kiến thức đóng góp cho topic về CHỈ SỐ OCTAN Lưu ý, thông tin viết dưới đây em đã thu thập và biên soạn từ nhiều nguồn:cuoimim ( ai muốn copy về để sử dụng thì nhớ ghi nguồn là CHEMVN nhé

A.Lịch sử ra đời chỉ số Octan :cool (

Những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, lịch sử của động cơ đốt trong bước sang một trang mới. Người khởi xướng cho cuộc cách mạng công nghệ ôtô - xe máy thời kỳ đó là Gottlieb Wilhelm Daimler, nhà thiết kế động cơ người Đức, khi vào năm 1885, ông thử nghiệm thành công loại xe hai bánh chạy bằng động cơ đốt trong một xi-lanh. Song song và độc lập với Wilhelm Daimler, năm 1886, Carl Freidrich Benz nhận được bằng sáng chế về phát minh “vận chuyển bằng động cơ dùng xăng” với chiếc xe 4 bánh, động cơ làm lạnh trong một xi-lanh. Và ở bên kia bờ Đại Tây Dương, năm 1903, đánh dấu sự ra đời của một trong những hãng xe nổi tiếng nhất hiện nay, Ford Motor Company do Henry Ford thành lập.

Lợi nhuận kếch xù thu được từ việc sản xuất xe hơi cộng với sự xuất hiện của hàng loạt các phát minh sáng chế đã kéo tất cả các hãng xe và các nhà phát triển động cơ vào cuộc cạnh tranh gay gắt về công nghệ. Các hãng xe thường xuyên nâng cấp cấu tạo của động cơ bằng cách tích hợp thêm nhiều tính năng mới như hệ thống làm lạnh trong, hệ thống đánh lửa tự động, và điều quan trọng hơn, luôn tin tưởng rằng sức mạnh của động cơ đốt trong có thể tăng lên một cách tuỳ ý, vì theo lý thuyết nhiệt động học, với tỷ số nén càng cao, hiệu suất nhiệt càng gần đến cực đại.

Nhưng, vào năm 1912, họ đã phải khống chế tỷ số nén ở dưới một giá trị tới hạn cho phép. Nguyên nhân đưa ra quyết định đi ngược với xu thế phát triển đó là những tiếng nổ “lốc cốc” xuất hiện khi động cơ đang làm việc, nguy hiểm hơn, hiện tượng này còn phá hủy động cơ chỉ sau vài phút xuất hiện. Ban đầu, các kĩ sư cho rằng nguyên nhân của hiện tượng là do hoạt động của hệ thống “đề” không ăn khớp. Tuy nhiên, giả thuyết này đã bị bác bỏ bởi thí nghiệm của Charles F. Kettering và Thomas Midgley. Hai ông đã sử dụng máy đo áp suất và chứng minh được rằng tiếng nổ lốc cốc đó xuất hiện khi áp suất trong động cơ đạt max chứ không phải khi buzi đánh lửa. Sau đó họ còn sử dụng máy quay chậm và thiết bị đo năng lượng để làm sáng tỏ vấn đề. Cùng với sự nỗ lực của nhiều nhà khoa học, cuối cùng các nhà sản xuất xe đã phải thừa nhận rằng họ đã bỏ sót 1 chi tiết quan trọng chính là nhiên liệu- phần không thể thiếu với động cơ đốt trong. Họ phát hiện ra 1 đặc tính nguy hiểm của nhiên liệu là chúng có khả năng tự cháy, tự phát nổ trước cả khi ngọn lửa do buzi đánh lửa lan tới, làm tăng áp suất 1 cách đột ngột trong động cơ.

Cuối cùng vào năm 1927, Graham Edgar, một nhân viên trẻ của hãng Ethyl Corporation tại Mỹ, đưa ra đề nghị sử dụng 2 hydrocacbon để đánh giá mức độ kích nổ cho nhiên liệu: n-heptan và 2,4,4-trimetylpentan(iso-octan) Iso-octan có chỉ số chống kích nổ cao, còn n-heptan có khả năng chống kích nổ rất kém và Edgar đã đề nghị sử dụng tỷ số của hai chất này để đánh giá khả năng chống kích nổ của nhiên liệu sử dụng trong các động cơ đốt trong. Ông cũng đã chứng minh rằng, trị số chống kích nổ của tất cả các loại xăng thương mại ngày đó đều có thể quy về tỷ số thể tích n-heptan: octan nằm trong khoảng 60:40 đến 40:60. Tức là các loại xăng thương mại thời đó là loại A40-A60. Lí do lựa chọn iso-octan và n-heptan làm 2 mốc giá trị là bởi 2 hydrocacbon này có nhiều tính chất vật lí giống nhau, đặc biệt là nhiệt độ sôi. Đồng thời n-heptan tinh khiết cũng phổ biến hơn tại thời điểm đó.

B. Khái niệm chỉ số Octan Vậy chỉ số octan là gì? :ninja1 ( => Chỉ số Octan là 1 đơn vị đo quy ước dùng để đặc trưng cho khả năng chống kích nổ của nhiên liệu, được đo bằng phần trăm thể tích của iso-octan trong hỗn hợp chuẩn gồm n-heptan và iso-octan, tương đương với khả năng chống kích nổ của nhiên liệu ở điều kiện tiêu chuẩn :water (

Tiếp đến, để giải thích các vấn đề hay nhầm lẫn về chỉ số octan này, em sẽ đặt từng vấn đề qua các câu hỏi và lần lượt thảo luận + giải đáp :bepdi(

Các vấn đề đầu tiên là

  1. Liệu chỉ số octan của nhiên liệu có thể có giá trị âm và giá trị lớn hơn 100 ?

  2. Sử dụng nhiên liệu với chỉ số octan cao hơn sẽ thu được nhiệt lượng cao hơn ?

  3. Xăng với chỉ số octan cao hơn có sạch hơn ?

  4. Tại sao bên Mỹ họ chỉ dùng loại xăng 91 trong khi cùng lúc Việt Nam đã sử dụng loại xăng 95

  5. Vậy sử dụng nhiên liệu với chỉ số octan như thế nào là phù hợp với xe?

Xăng máy bay thường có chỉ số octane bằng hoặc lớn hơn 100.

Xăng cho máy bay là một loại xăng cao cấp, là hỗn hợp của một số thành phần đặc biệt nhằm thu được xăng có phẩm chất tốt; ngoài ra phải đảm bảo trị số octane ổn định khi hỗn hợp cháy thiếu xăng, thừa không khí (hỗn hợp nghèo) và hỗn hợp thừa xăng thiếu không khí (hỗn hợp giàu). Động cơ máy bay khi làm việc có hai quá trình: quá trình cất cánh bao giờ cũng phải sử dụng công suất tối đa, lượng xăng trong hỗn hợp phải được tăng tối đa (gọi là hỗn hợp giàu). Trong quá trình bay, có lúc động cơ cũng giảm công suất, lượng xăng giảm (hỗn hợp nghèo). Thành phần cất phân đoạn của xăng máy bay phải lấy hẹp (từ 40—180oC) để tránh có nhiều cấu tử nhẹ (tạo nút hơi trong hệ thống cấp liệu), và có nhiều cấu tử nặng (cháy tạo cặn).

Ngoài chỉ số octane dùng cho xăng bên cạnh đó còn có trị số Xetane dùng cho nguyên liệu Diesel. Nguyên lý hoạt động của động cơ diesel khác với động cơ xăng. Trong động cơ xăng: hỗn hợp nhiên liệu và không khí được bốc cháy sau khi nến điện điểm lửa; còn ở động cơ diesel, hỗn hợp nhiên liệu được đưa vào xylanh, ở đó không khí được nén trước và đã có nhiệt độ cao, nhiên liệu sẽ tự bốc cháy.

Chỉ số Xetane đặc trưng cho khả năng tự bốc cháy (tự bắt lửa) của nhiên liệu diesel. Và quy ước là n-xetane (C16H34) quy định là 100, có khả năng tự cháy tốt và α-methyl naphthalen (C11H10) quy định là 0, khả năng tự bốc cháy kém.

Nên nếu lấy hỗn hợp nhiên liệu ứng với trị số Xetane là 100 đem so sánh xem trị số octane là bao nhiêu thì sẽ là âm vì hỗn hợp nhiên liệu này có tính bị kích nổ rất cao (không cần đốt chỉ cần nén thì đã cháy). Như vậy hoàn toàn có nhiên liệu có chỉ số octane >100 và <0.

Trị số Xetane quá cao thì khả năng cháy thì cao nhưng n-parafin có nhiệt độ kết tinh không quá thấp (30oC) dễ đóng rắn gây hư động cơ. Nên ở các nước Châu Âu (thời tiết lạnh) người ta thêm những chất chống đông cho nhiên liệu dielsel.

Ở động cơ phản lực: không khí được hút vào máy nén khí, sau đó nhiên liệu được bơm vào, tia lửa điện bật lên, cháy sinh công rất mạnh: một phần làm quay tuabin và phần còn lại dãn nở, thoát ra ngoài với tốc độ cao tạo phản lực. không khí đi vào tuabin được chia thành nhiều dòng và duy chuyển với vận tốc rất cao, liên tục. Hỗn hợp cháy trong tuabin lên tới 2300K đến 2500K. Do yêu cầu của động cơ là phải có nhiên liệu cần phải có tốc độ cháy cao, dễ bốc cháy, có nhiệt năng lớn, cháy điều hòa, cháy ổn định và không tạo cặn. Nhiệt cháy cho nhiên liệu phản lực phải lớn hơn 10 200 kcal/kg; do vậy n-parafin cho nhiệt độ cháy cao hơn cả. Nhiệt năng khi đốt cháy các loại hydocarbon giảm theo dãy sau: Parafin > napthalene> aromat.

Để đánh giá khả năng tạo cặn. Người ta sử dụng đại lượng “ chiều cao ngọn lửa không khói”, chiều cao ngọn lửa không khói càng cao chứng tỏ nhiên liệu cháy càng hoàn toàn. Ngược lại chiều cao ngọn lửa càng thấp, khả năng tạo cặn carbone càng nhiều. Và nhận thấy: n-parafin > iso-parafin > naphten> aromat.

Kết luận: nhiên liệu có trị số octan càng thấp thì nhiệt năng của quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh ra càng lớn, do lượng n-parafin càng cao.

Tuy nhiên máy bay phản lực thường làm việc ở độ cao hơn 10km so với mặt đất, tại đó nhiệt độ không khí xuống tới -50oC nên yêu cầu nhiên liệu phản lực phải có độ linh động rất cao (không kết tinh ở nhiệt độ thấp). Nên lúc này các hydrocarbon napthtenic tỏ ra ưu việc hơn. Còn các n-parafin có phân tử lớn dễ tạo tinh thể làm tắt vòi phun và mất linh động, gây nguy hiểm cho máy bay.

Tiếp tục với bài viết trước, trong bài viết này em sẽ giải quyết các câu hỏi được đặt ra ở trên

  1. Liệu chỉ số octan của nhiên liệu có thể có giá trị âm và giá trị lớn hơn 100 ? Điều này hoàn toàn có thể, đơn giản chỉ cần xem lại định nghĩa.Em đưa vấn đề này đầu tiên vì với dân hóa học thì đây chỉ là chuyện nhỏ nhưng với mọi người nói chung thì thường bị cảm giác chỉ số này như một giá trị phần trăm nào đó …:treoco (. n-heptan quy ước có chỉ số octan là 0 vì vậy các hợp chất có khả năng chống kích nổ kém n-heptan phải có giá trị âm rồi. Tương tự thế, iso-octan quy ước có chỉ số octan là 100, vậy các hợp chất có khả năng chống kích nổ cao hơn iso-octan phải có chỉ số octan cao hơn 100. Xét theo 1 khía cạnh nào đó thì nó cũng kiểu như vấn đề pH âm đối với học sinh PT thôi. Dưới đây là bảng chỉ số octan của 1 số hợp chất (trích wiki)

  2. Sử dụng nhiên liệu với chỉ số octan cao hơn sẽ thu được nhiệt lượng cao hơn ? Khẳng định lại rằng, chỉ số octan không liên quan gì đến nhiệt cháy của hợp chất đó (căn cứ định nghĩa). Do đó động cơ sử dụng nhiên liệu với chỉ số octan cao hơn không chắc lợi hơn về năng lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu. Ví dụ n-butan có chỉ số octan là 91 còn buten có chỉ số octan là 97. Tuy nhiên nhiệt cháy(25 độ C) của n-butan là 10.930 kcal/kg còn của buten là 10.800 kcal/kg

  3. Xăng với chỉ số octan cao hơn có sạch hơn ? Đây cũng là 1 vấn đề hay nhầm lẫn “Xăng có chỉ số octan cao” và “Xăng không chì” Nếu chúng ta lấy trực tiếp xăng ở phân đoạn xăng thì chỉ đạt chỉ số octan rất thấp 30-60. Vì vậy phải dùng các biện pháp khác nhau để nâng cao trị số octan của xăng. Có 2 phương pháp cơ bản là A.Phương pháp hóa học Chính là các quá trình lọc dầu nhằm tăng hàm lượng các hydrocacbon mạch nhánh, các xicloankan…cơ bản gồm: cracking xúc tác, reforming xúc tác…Phần này không phải trọng tâm của câu trả lời nên sẽ được anh em bổ sung trong các bài viết về công nghệ lọc dầu khác B. Phương pháp dùng phụ gia a,Phụ gia chì Sử dụng chủ yếu các chất là Tetrametyl Chì (TML) hoặc Tetraetyl Chì (TEL) có tác dụng phá hủy các hợp chất trung gian hoạt động (Do bản chất sự kích nổ là do cơ chế hình thành qua h/ch peoxit…).Kết quả là chỉ số octan của xăng tăng lên. Cơ chế được minh họa khái quát là Pb(CH3)4 -> Pb + 4CH3’ Pb + O2 -> PbO2

R-CH3 + O2 -> R-CH2-OOH (hoạt động) R-CH2-OOH + PbO2 -> RCHO + PbO + H2O + 1/2 O2

PbO tạo ra kết tủa bám vào thành bình nhiên liệu gây tắc ống dẫn hoặc bị thoát ra ngoài (bụi chì). Người ta dùng 1 số chất như C2H5Br hay C2H5Cl để loại PbO bám vào thành bình (tuy nhiên tạo ra nước chì rất độc)

b,Phụ gia không chì Như vậy, dựa vào phần trên chúng ta rút ra kết luận rằng chỉ số octan của nhiên liệu không liên quan đến vấn đề nhiên liệu sạch hay không. Mà bản chất vấn đề nhiên liệu sạch chính là do hàm lượng tạp chất độc hại chứa trong nhiên liệu cùng với phụ gia sử dụng để tăng chỉ số octan của nó. Chính vì phụ gia Chì rất có hại với con người nên nó bị cấm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới (7/2001 Việt Nam cũng đã cấm không sử dụng phụ gia chì). Giải pháp thay thế được đưa ra rất nhiều, điển hình là _Công nghệ lọc dầu được cải thiện giúp tạo ra xăng có chỉ số octan cao (phương pháp hóa học) _ sử dụng phụ gia không chì như etanol, MTBE, MTBA, TAME…

“vấn đề nhiên liệu sạch không kiên quan tới chỉ số octan” thì cũng không hẳn vì do động cơ có tỷ số nén cao nên mới đòi hỏi nhiên liệu đáp ứng khả năng chống cháy kích nổ cao. Mà động cơ có tỷ số nén cao thì sẽ có lợi ntn chắc bạn cũng biết

Phụ gia chì thật ra vẫn là phụ gia rất có lợi cho hoạt động của động cơ (bền hơn so với các dùng các phụ gia khác), TG chỉ cấm nó trong thương phẩm bán rộng rãi chứ xăng pha phụ gia chì vẫn có sản xuất phụ vụ cho các loại động cơ đặc thù.

MTBE được sử dụng khá phổ biến hiện nay, lượng cho vào xăng của nó khoảng 15-20% và với một lượng lớn như thế thì không nên gọi nó là phụ gia, nó gần như 1 thành phần của xăng mất rồi…

Vài dòng chia sẻ

Hi, Theo ý mình, octane number: số octan index: chỉ số value: trị số Tìm kiếm google: chỉ số octan : 6770 kết quả, kiếm chính xác trên web, trị số octan: 1770 kết quả, kiếm chính xác trên web.

Do đó mình nghĩ khi dịch sang tiếng Việt thì chỉ số octan hay trị số octan không khác nhau nhiều, và danh từ chỉ số octan được dùng phổ biến hơn, dùng từ này hay từ kia không gây hiểu nhầm khi trao đổi. Thân!

Xin cắt ngang chỗ này tí,

Đúng, ngôn ngữ khoa học phải chính xác, vì thế tối thiểu khi thảo luận nên viết tiếng Việt có dấu hoặc tiếng Anh.

Còn về khái niệm “chính xác” của bạn Thetien căn cứ vào ngôn từ dùng trong các sách trên em e không hợp lí. Ngôn ngữ chuyên ngành “made in VN” thường do một người (nhóm người) nào đó dùng đầu tiên và định nghĩa nó. Do đó, sự sai lệch giữa hai miền Nam-Bắc ; dân researcher - engineer ; dân academia - industry đôi khi khác nhau nhiều.

Tốt nhất mình nghĩ viết một từ chuyên ngành VNese kèm theo (trong ngoặc) tên English để dễ dàng search google. Như vậy dễ hiểu, chẳng lầm lẫn.

Như từ “chỉ số xetan” với “trị số xetan” bạn Thetien đề cập ở trên (không dấu làm mình hơi rối), chẳng có giá trị khi search google tạp chí chuyên ngành, vậy nó có giá trị không?

Mình search wiki thì thấy “cetane index” là particular case của “cetane number”.

“Cetane index is used as a substitute for the cetane number of diesel fuel”

Khác nhau về cách tiếp cận: “Cetane number or CN is a measurement of the combustion quality of diesel fuel during compression ignition.”

“The cetane index is calculated based on the fuel’s density and distillation range (ASTM D86)”

Do đó, đối với diesel fuel thì hai khái niệm này tương đương, nhưng đối với các crude oil khác thì: “Cetane index in some crude oil assays is often referred to as Cetane calcule, while the cetane number is referred to as Cetane measure”

References:

Bạn Thetien đồng ý không nhỉ?

Sao lại rối rắm thế. Gọi cách nào mà người ta không hiểu nhầm thì thôi, thêm từ gốc tiếng anh nữa cho chắc ăn, bí quá thì gọi theo từ điển, từ điển hóa học Anh-Việt dịch thế nào thì mình theo thế ấy xài cho đỡ rối.

“Chỉ số” hay “trị số” gì thì cũng là con số biểu diễn giá trị thôi.

Việt Nam hiện nay chưa có viện hàn lâm khoa học để thống nhất các thuật ngữ khoa học. Ngay cả danh pháp hóa học cho hóa chất mà còn chưa thống nhất được. Thật là nực cười khi thế giới rộng lớn thống nhất được danh pháp IUPAC trong khi VN còn đang tranh cãi.

hì. hôm đó mình viết không dấu nên khiến cho các bạn hiểu nhầm. bạn wipe out lazy man đã phân biệt được 2 khái niệm đó rồi còn thắc mắc gì nữa? trong các tài liệu chuyên ngành lọc hóa dầu(không chỉ ở VN mà các tài liệu thế giới đều phân biệt 2 khái niệm trị số và chỉ số xetan). cái này mình được các GS, PGS đầu ngành hóa dầu BK Hà Nôi đã dạy, phân biệt rõ ràng. nếu ko phải là SV ngành hóa dầu BKHN mà nhầm lẫn thì còn thông cảm chứ SV hóa dầu BK hay bất kỳ ai theo học hay làm ngành lọc hóa dầu nói chung không thể nhầm. nếu nhầm thì tốt nhất là đi học lại thì hơn. Nếu bạn thắc mắc liên hệ PGS.TS Lê Văn Hiếu, PGS.TS. Đinh Thị Ngọ, bộ môn công nghệ hữu cơ- Hóa dầu, tầng 3 nhà C4, Đại học Bách Khoa Hà Nội!!!:24h_066: còn không các bạn vào diễn đàn http://hoadau2k48.vnbb.com hoặc [i]Terry Stewart Interior Design Associates chắc chắn sẽ được giải đáp thỏa đáng!!!

“Chỉ số” hay “trị số” gì thì cũng là con số biểu diễn giá trị thôi.

Thetien thông cảm. Bạn thuydung và Bluemonster là dân ĐH KHTN tpHCM nên không chuyên về ngành dầu khí hay máy hóa hoặc động cơ đốt trong.

Tuy nhiên, mình cũng cần lưu ý là nên có kèm theo thuật từ tiếng Anh để mọi người search dễ hơn thuậtv từ tiếng Việt trên một số search machine như Google.

Còn về điều này, hai cái " cetane index" và cetane number" là có sự khác nhau về hướng đánh giá biểu thị chất lượng.

hì. chẳng qua vấn đề này liên quan dến chuyên ngành của em nên em góp ý ấy mà. các bác thông cảm, tính em nó thế. cái gì cũng phải chính xác, em quen như thế rồi.

hôm trước bọn em có kiêm tra 1 tiết hoa huu cơ.có 1 câu hỏi là :muốn tăng chỉ so octan thì dùng thêm chát j , vậy đáp án nào đúng hơn hay cẩ 2 chất nêu trên đều như nhau?

theo tớ thì cả hai phương án trên đều ok! ngoài ra người ta còn dùng các chất làm tăng lượng oxi trong hỗn hợp cháy để đảm bảo cháy hết nữa .

nhưng mà là kiểm tra trắc nghiệm thì chỉ được chọn một thôi

hix bài viết về chỉ số octance đang hay ko thảo luận nốt cãi nhau vụ trị số hay chỉ số làm gì vậy ??? :smiley:

Kết luận: nhiên liệu có trị số octan càng thấp thì nhiệt năng của quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh ra càng lớn, do lượng n-parafin càng cao. và

Khẳng định lại rằng, chỉ số octan không liên quan gì đến nhiệt cháy của hợp chất đó (căn cứ định nghĩa). Do đó động cơ sử dụng nhiên liệu với chỉ số octan cao hơn không chắc lợi hơn về năng lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu. Ví dụ n-butan có chỉ số octan là 91 còn buten có chỉ số octan là 97. Tuy nhiên nhiệt cháy(25 độ C) của n-butan là 10.930 kcal/kg còn của buten là 10.800 kcal/kg

hình như 2 cái này có mâu thuẫn ai đó giải thích rõ hộ mình dc ko

có vẻ mod hóa lý lặn mất tiêu roai`

hê bạn muốn hỏi gì mà lại nói thế!