các bác ơi cho em hỏi tý mình thì đã biết số C của nó nằm từ 4-10 , còn mình không biết số các bon của nhớt và dầu diezen là bao nhiêu? có bác nào rành về lãnh vực này chỉ em với
một vài điều chia sẽ chắc là sách nào cũng có cho bạn : 1, phân đoạn xăng nhẹ nhiệt độ sôi 30-180 cái này tùy vào loại xăng lấy gia từ qua trình nào thì mới nói là khoảng các bon trong đó là bao nhiêu bạn ạ vì nó rộng và có khả năng dao động theo các cong nghệ chế biến khac nhau mà đúng không ? 2, xăng nặng từ 140 -240 3, từ 180-320 là dầu hỏa 4, từ 200-350 là diezen đây là phan mình lấy từ bài viết của bác giotnuoctrongbienca để bạn đọc thêm tuy nhiên mình vẫn lưu ý bạn là tùy theo bạn lấy xăng cracking hay xăng chưng cất trực tiếp mà nó khác nhau . thậm chí chỉ cần từ khoảng nhiệt độ bạn cũng cótheer hình dung phần nào về thành phần của nó nếu có cái nhìn đùng và khá kỹ về nhiệt trị thân!:24h_064:
1/ Xăng chất lỏng chứa các chủ yếu các hợp chất alkan Công thức trung bình khoảng heptan (C7H16) ; trên thực tế là các hợp chất có 4-7 carbon d = 0.755
[b]2/ Dầu hỏa /b chất lỏng chứa các hidrocarbon công thức trung bình khoảng từ C10H22 đến C14H30 d= 0,77 -0,83
3/Dầu dielsel tên thực là gasoil hay gazole (viết từ gas và oil) Công thức trung bình khoảng C21H44 (dao động 12-22 carbon)
4) Khí thiên nhiên metan CH4 chiếm 80% - 97% Được tồn chứa ở dạng khí dưới áp suất (VD 200 bar trong bình chứa ô tô)
Khí thiên nhiên không dùng cho mục đích dân dụng vì khó hóa lỏng và rất dễ cháy. Ở nước ta đã tập trung xây các khu công nghiệp khí điện đạm để sử dụng hết lượng khí metan phong phú này:
- Tổ hợp khí điện đạm Phú Mỹ, gồm
- Tổ hợp các nhà máy điện chạy khí công suất phát điện 3600MW (gấp rưỡi Thủy điện Hòa Bình 1920MW). Đầu vào là nguồn khí đồng hành (đi lên cùng dầu thô) khai thác từ các mỏ Bạch Hổ, Đại hùng, Sư tử đen…) Vũng tàu.
- Nhà máy sản xuất phân đạm Phú Mỹ công suất 741.400 tấn urea/năm và 422.598 amoniac/năm (rộng 64 ha ở Tân Thành - Bà Rịa), tổng vốn đầu tư 445 triệu USD. Nhà máy sử dụng 450 - 600 triệu m3 khí/năm khai thác từ bồn trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn Với công suất 1.350 tấn ammoniac/ngày, 2.200 tấn urea/ngày và sản lượng đáp ứng 30% - 35% nhu cầu phân bón cả nước.
- Tổ hợp khí điện đạm Cà Mau đang được xây dựng để sử dụng nguồn khí từ các mỏ khí thiên nhiên khổng lồ Lan Tây, Lan Đỏ ngoài khơi Cà mau trong vùng biển chồng lấn giữa VN với Malaysia (lưu ý các mỏ này không có dầu).
5) Khí hóa lỏng (LPG – liquified petrol gas ) Dùng cho mục đích dân dụng hay công nghiệp (ở VN các lò nung công nghiệp đã chuyển sang dùng gas từ khá lâu như các nhà máy sản xuất gạch men… do sạch, rẻ và dễ điều khiển quá trình nung).
Khí hóa lỏng là hỗn hợp của propane và butane. Ở VN thành phần này thay đổi tùy theo từng Công ty kinh doanh hay theo nhà sản xuất/nhập khẩu. VN cũng sản xuất khí hóa lỏng tại Nhà máy Dinh Cố , Bà Rịa từ nguồn khí đồng hành. Tuy nhiên sản lượng vẫn không đáp ứng được nhu cầu trong nước
Khối lượng riêng của khí hóa lỏng vào khoảng 530g/lit ở 15oC. 1 lit khí hóa lỏng tương đương với 255lit khí gas; do vậy việc hóa lỏng khí giúp giảm tối đa thể tích tồn chứa.
Áp suất tồn chứa 4-5 bar; khi cháy cho nhiệt lượng 11.000-11850kcal/kg hay 6050-6480kcal/l.
Trên thực tế người ta sản xuất propane và butane thương mại riêng biệt. Sau đó trộn theo tỷ lệ thích hợp. Việc chọn lựa tỷ lệ thích hợp dựa trên các yếu tố sau :
- Nguồn cung có thành phần thế nào
- Propane là chất dễ bay hơi do vậy dễ bắt cháy hơn nhất là trong điều kiện khí hậu lạnh hay vào mùa đông. Trong khi đó butane lại cho nhiệt lượng trên một đơn vị khối lượng lứon hơn propane. VD : ở châu Âu tỷ lệ thường dùng là 50 :50 nhưng vào mùa hè có thể giảm propane, tăng butane lên thành 40 :60)
cho mình cảm ơn bác huyngoc nhìu nha.còn nhớt( dầu nhờn) là gì vậy bác . Làm sao ma bác có kiến thức tốt về vấn đề này wá vậy ? đọc ở đâu chỉ em với
hê mình dân hóa dầu mà híc(hơi kiêu tý tẹo)đọc ở đâu à ở trong sách thôi bạn . dầu nhơn là một sản phẩm của quá trình chưng cất trực tiếp thôi mà nó sau diezen nhưng trước cặn cũng nói thêm có nhiều loại cặn khác nhau nhá.
xin lỗi bài trước mình post ào ào quá không đọc kỹ dầumowx nhờn không phải là sản phẩm của một quá trình chế biến nào mà nó là sản phẩm cảu sự phói trộn các thành phần yếu cấu , nhằm đạt các chỉ tiêu cụ thể độ nhớt (vis) hay một số cái khác.
cám on bạn huyngoc nhìu lắm . mình đang tin cách loại mấy cái màu đen đen trong nhớt, bạn có cách nào hướng dẫn mình với . hiện giờ trên thị trường có sách nào viết về nó không, chỉ mình mua với
mình không chắc có sách này. chất đen là tạp chất có thể cơ có thể polip tạo trong qáu trình quá nhiệt động cơ . nghe đâu ở trong nam có anh sản xuất dầu nhờn tái chế roài ngoài bắc cũng có hình nhưu ở văn đạo hưng yên đó. loại bỏ chỉ có cách dùng hợp chât HDBM kéo nó ngoài gia bo tay nhưng năng xuất thì quá thấp cỡ 30%. các thày cô trong bộ môn BKHN cũng có người định làm nhưng thất bại te tua luôn. có cô NGỌ cung co đề tài nhưng nói thật cái đó đi được vào trong sản xuất mới lạ đây( đề tài chờ ăn kinh phí nhà nước mà buồn). đây là nhưng cái mình biết mong giúp bạn. thực gia DẦU lọc đi chay ngon kém gì dầu mới đâu
mình xin khẳng đinh là tài liệu đó có tên nó là:giáo trình ma sát , mài mòn và bôi trơn. bôi trơn và dầu nhơn.nhưng hai cuốn này được xuất bản từ những năm 80 ko biết giờ còn đẻ tim ko chỉ còn các xin người đi trước, nếu ban ở hà nội thì minh chỉ bạn chỗ có mà phô tô. còn các giáo trình mới hơn mình nhớ co một cuốn hôm trước vào thư viên tiên tay tra cho bạn nhưng tên của nó mình ghi ở đâu đó ko tim thấy!
mình đang ở vũngtàu . bạn có thể photo hộ mình được không? hết bao nhiêu tiền mình xin gửi lại bạn. bạn cho mình xin số dđ nha. bạn vẫn còn đang đi học hay đã đi làm rồi
mình cũng mới ra trường , khả năng tháng này sẽ VÀO NAM đi làm hì số cuả mình đã gửi trong hòm thư của ban roài .nếu quá cần mình sẽ giúp nhưng tài liệu đó mình chưa thẩm định xem có thực là phân bạn cần ko?