Xác định khối lượng Ti2o (titanoxit) trong cao lanh

các bạn giúp mình với mình đang cần gấp.

thông tin này mình cập nhật hơi trễ rồi ko biết còn giúp được bạn ko, thành phần cao lanh chính là Al và Si còn Ti thì thấp vì vậy để xác định Ti trong mẫu này bạn cần phân hủy mẫu sao cho mẫu được phá hoàn toàn vì vậy ta cần loại bỏ Si để nhận biết được Ti đã tan hết chưa khi đã xử lý mẫu xong, do đó cần sử dụng HF để bay hết Si và phần còn lại chỉ cần hòa tan = cường thủy, khi xử lý mẫu xong nhất định mẫu phải trong hoàn toàn lúc đó mới tự tin đo Ti, chúc bạn làm tốt nhé

Xin chao bạn sakura thân mến.

Thành phần chính trong cao lanh là SiO2 và Al2O3. TiO2 chỉ chiếm một lương khá nhỏ (thường < 1%). Thực tế, người ta thường xác định TiO2 trong cao lanh bằng các phương pháp đo quang hay AAS. Vấn đề quan trọng là việc phá mẫu để hòa tan hoàn toàn TiO2. Bạn có thể sử dụng cách phá mẫu sau đây:
  • Thuận tiện nhất là nấu chảy mẫu thạch cao với Na2CO3 (tỷ lệ 1 mẫu :20 Na2CO3 trong chén bạch kim) ở khoảng 1000oC và sau đó dùng H2SO4 1:1 nóng hòa tan bánh phản ứng để chuyển mẫu thành dạng tan được. Pha loãng với nước và lọc để thu dung dịch trong cho việc phân tích Ti.

  • Nếu không có chén bạch kim, bạn có thể phá mẫu bằng cách nghiền mẫu với NaOH và Na2O2 rồi đun chảy hỗn hợp trong lò điện ở 550oC trong chén bằng sắt hay Nickel (đậy nắp). Sau đó hòa tan sản phẩm nóng chảy bằng dung dịch H2SO4 1:1 nóng, pha loãng và lọc để thu dung dịch cho phân tích (Lưu ý: không nên cho quá nhiều Na2O2 vì sẽ gây nổ và phá hỏng chén ở nhiệt độ cao). Thường trộn 1 phần mẫu cao lanh với 10 phần NaOH và 1 phần Na2O2 là đủ. Cần rải lên trên mặt mẫu thêm một lớp mỏng hỗn hợp NaOH - Na2O2 để phá mẫu hoàn toàn hơn.

    Pha loãng dung dịch thu được ở trên với nước và đem xác định TiO2 bằng phương pháp đo quang. Cách thức tiến hành đo quang theo phương pháp H2O2 rất thông dụng và rất dễ tiến hành. Hoặc bạn có thể đem mẫu đi gửi ở các trung tâm phân tích. Nếu bạn không có điều kiện tiến hành, cách tốt nhất là đem gửi mẫu rắn cho trung tâm phân tích địa chất và khoáng sản, người ta sẽ xác định giùm bạn một cách dễ dàng vì hàm lượng TiO2 trong cao lanh là một trong các chỉ tiêu phân tích hóa học của khoáng vật cao lanh.

    Còn về phương pháp khối lượng để xác định TiO2 trong mẫu cao lanh thì hoàn toàn không thích hợp vì đòi hỏi hàm lượng TiO2 phải đủ lớn (thường > 5 %). Trong các tài liệu mà tôi đã đọc về phân tích hóa học khoáng vật, hình như không áp dụng phương pháp khối lượng khi xác định TiO2 trong các mẫu có hàm lượng TiO2 thấp.

Thực ra theo mình nghĩ, để xác định hàm lượng TiO2 trong cao lanh, ta có thể thông qua xác định hàm lượng Ti bằng phổ phát xạ nguyên tử, phương pháp này hoàn toàn không cần phá mẫu. Ngoài ra cũng có thể dùng XRD bột để xác định hàm lượng TiO2, cũng ko cần phá mẫu

Bạn ơi, mình đang cân phương pháp đo quang và cả phương pháp khối lượng để xác định TiO2, rất mong bạn nói rõ hơn về hai phương pháp này nhé.:nguong (