Welcome to Hóa học Ứng dụng trong cuộc sống

anh à… dùng muối ăn cũng được ~~> but em chã biết giải thích sao cả ^ ^

vậy hôm nào có dịp em sẽ mời anh mứt gừng (có cho xà phòng để “giàm tính cay”), anh dám ăn hay không thì em ko biết à nha!

thế còn việc ngâm vào nước muối, nó có tác dụng giảm tính cay hay ko hay chỉ nhằm để sát khuẩn bình thường (em nghĩ là cũng có phần nào giảm được khi nồng độ các chất hòa tan trong đó được tăng lên)

Còn ớt khi ăn bị cay, thường mình hay uống nước vào cho đỡ cay hơn nhưng hình như việc dùng nước để giảm vị cay của ớt là vô nghĩa! theo em biết thì cái chất capsacin đó hông có phân cực nên muốn nên muốn hòa tan nó thì mình dùng một dung môi không phân cực (dầu chẳng hạn, nhưng ai lại đi uống dầu nên thôi mình uống sữa vậy) longraihoney, ăn muối thì chị hổng biết, mà cũng hổng biết giải thích tại sao nữa cưng ơi!

ps: cám ơn anh đã PM!

He he uống nước vào ai bảo không có tác dụng gì nào… ít ra thì nó cũng làm vơi đi trong giây lát cảm giác cay cay của ớt ~~> but sau đó thì không còn tác dụng gì nữa. Mà đúng là capsacin không hề phân cực T_T nhưng mà cái này hồi lâu lắm rồi em có xem chương trình Ở NHÀ CHỦ NHẬT <đảm đang gớm> nó nói khi ăn ớt cay wé thì có thể dùng muối ăn để làm giảm bớt vị cay ~~> hết cay nhanh chóng ~~> em có thử and đúng như vậy… nhưng thực sự thì không biết vì sao hết T__T mong các thầy các cô các anh các chị gỡ cái vướn mắt này cho em < mà hình như cũng chính cái lý do này mà em học hoá nè… hehe >

ờ, thì nước làm hạ nhiệt nên có cảm giảc dịu vị cay lại, mà capcacin cũng là chất có khả năng tự phân hủy tương đối nhanh nên cứ để tự nhiên (ráng chịu cay một chút) thì cũng sẽ hết cay ngay thôi!

Capsaicin trong ớt tiêu diệt tế bào ung thư

Đối với những người thích ăn cay thì nay đã có thêm một lý do cho thói quen đó. Các nhà khoa học Anh vừa xác định chất capsaicin trong ớt có khả năng giết chết tế bào ung thư.

Hữu hiệu và an toàn

Capcaisin chỉ tấn công tế bào ung thư, không có hại cho tế bào thường và hầu như không có tác dụng phụ. Trong ảnh: Mô hình phân tử capcaisin (Ảnh: www.steve.gb.com)

Nghiên cứu này được thực hiện bởi bác sĩ Timothy Bates và các cộng sự tại trường Đại học Nottingham, Anh quốc. Bác sĩ Bates là thành viên của Đoàn chuyên gia thuộc Hội đồng Nghiên cứu Y Khoa và là nhà nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới trong lĩnh vực thuốc chống ung thư.

Theo kết quả nghiên cứu, capsaicin, một chất thuộc nhóm vanilloids, có khả năng giết chết tế bào ung thư bằng cách trực tiếp tấn công vào mitochondria (vi năng tử của tế bào) – nguồn sản sinh năng lượng để nuôi tế bào.

Theo nhóm nghiên cứu, “đặc điểm hóa sinh của mitochondria trong tế bào ung thư rất khác so với đăc điểm của mitochondria trong tế bào thường. Đó là một điểm yếu cố hữu của tế bào ung thư”.

Bác sĩ Bates nói: “Do capsaicin tấn công vào ngay bộ phận trọng yếu của tế bào ung thư nên chúng tôi tin rằng đã thật sự tìm ra được ‘gót chân Archiles’ của tất cả các loại tế bào ung thư”.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm capsaicin trên các tế bào ung thư phổi trong phòng thí nghiệm. Cuộc thử nghiệm này được bác sĩ Bates cho là đã mang lại một kết quả tốt đến mức “đáng kinh ngạc”. Một thử nghiệm tương tự trên tế bào ung thư tuyến tụy – một trong những dạng ung thư khó điều trị nhất – cũng thu được kết quả “rất quan trọng”.

Theo nhóm nghiên cứu, capsaicin có thể trở thành 1 vũ khí chống ung thư hữu hiệu và an toàn. Bác sĩ Bates nói: “Bằng cách tấn công các protein của bộ phận cung cấp năng lượng cho tế bào ung thư, một liều capcaisin sẽ gây ra cái chết tự nhiên cho tế bào ung thư, mà không gây nguy hại cho các tế bào lành mạnh ở xung quanh”.

Hơn nữa, theo bác sĩ Bates, capsaicin không có hoặc có rất ít tác dụng phụ đối với bệnh nhân.

Hy vọng mới trong phòng chống ung thư Capsaicin mở ra triển vọng sản xuất thuốc chống ung thư nhanh chóng và ít tốn kém. (Ảnh: BBC) Bác sĩ Bates nói: “Việc nghiên cứu và phát triển thuốc chống mitochondrial để dùng trong liệu pháp hóa trị ung thư mà chúng tôi đang thực hiện đã thu được những kết quả có ý nghĩa rất lớn trong cuộc chiến chống ung thư ở Anh cũng như trên toàn thế giới”.

“Do capsaicin – chất có vị cay – và những chất khác thuộc nhóm vanilloids vốn an toàn đối với sức khỏe con người, nên việc bào chế một loại thuốc có chứa capsaicin sẽ được thực hiện nhanh chóng hơn và ít tốn kém hơn so với việc sản xuất những loại thuốc khác”.

Theo nhóm nghiên cứu, “capsaicin còn được sử dụng trong các loại thuốc điều trị chứng căng cơ và bệnh vẩy nến. Điều đó dẫn đến một suy nghĩ là liệu có thể điều chỉnh thuốc đang dùng cho 2 bệnh đó để điều trị một số bệnh ung thư da hay không”. Bác sĩ Bates nói: “Chúng tôi nhận thấy rằng một số chất đang được sử dụng để điều trị những bệnh khác cũng có tác dụng chống ung thư”.

Theo bác sĩ Bates, capsaicin và những chất khác mà nhóm của ông đã thử nghiệm có vai trò quan trọng trong việc sản xuất thuốc chống ung thư trong tương lai. Ông nói: “Với sự cộng tác của các đồng nghiệp ở Nottingham và các trung tâm khác ở Anh, chúng tôi đang tìm đối tác để đưa những chất này vào sử dụng trong thử nghiệm lâm sàng. Mục đích của chúng tôi là điều trị nhiều loại bệnh ung thư khác nhau, ở cả người lớn lẫn trẻ em”.

Ông nói thêm rằng: “Phát hiện này thật là đáng phấn khởi và góp phần giải thích vì sao các nước như Mexico và Ấn Độ, nơi mà người dân có truyền thống ăn rất cay, lại có tỉ lệ thấp về nhiều loại bệnh ung thư so với các nước phương Tây."

Nhóm nghiên cứu khuyên “những bệnh nhân ung thư và những người có nguy cơ bị ung thư nên theo một chế độ ăn uống có thêm chất cay để giúp việc điều trị và ngăn ngừa bệnh ung thư tốt hơn”.

Toàn bộ nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí quốc tế Biochemical and Biophysical Research Communications.

    Quang Thịnh (Theo Daily Mail, NZ Herald, BBC) 

http://vietnamnet.vn/khoahoc/quocte/2007/01/652526/

He he uống nước vào ai bảo không có tác dụng gì nào… ít ra thì nó cũng làm vơi đi trong giây lát cảm giác cay cay của ớt ~~> but sau đó thì không còn tác dụng gì nữa. Mà đúng là capsacin không hề phân cực T_T nhưng mà cái này hồi lâu lắm rồi em có xem chương trình Ở NHÀ CHỦ NHẬT <đảm đang gớm> nó nói khi ăn ớt cay wé thì có thể dùng muối ăn để làm giảm bớt vị cay ~~> hết cay nhanh chóng ~~> em có thử and đúng như vậy… nhưng thực sự thì không biết vì sao hết

Uống nước không giải quyết được nhiều, em hay thử 1 ngụm sữa, tốt nhất sữa tươi thì sẽ khác ngay, vậy khi ăn những đề cay, ví dụ món khoái khẩu của anh là “Bò khô” thì thường có 1 cố sữa bên cạnh :chaomung . Thế đấy.

nghe nói những người bị bệnh thận đc cho ăn 1 loại muối mặn đặc biệt có ai bít thành phần của loại muối này kô?

cho nước bơm cho vào buồng phun mưa , hay sục không khí vào để loại bỏ các chất khí dễ bay hơi như H2S, CO2, CH4 và những chất có mùi dễ bay hơi và mêtabolites của vi khuẩn . Ngoài ra, sự tiếp xúc của õi giúp chuyển Fe( II) thành Fe( III) ít tan và lắng xuống …

Đúng là người ta dùng acid để rửa bồn cầu đó. Mình thấy trên chai Vim có ghi : HClO3, còn bao nhiêu phần trăm thì không nhớ, hình như ~ 10. Còn việc sục O2 vào bể lọc nước có nhiều tác dụng

  • Tạo điều kiện cho vi khuẩn hiếu khí oxi hóa, phân giải các hợp chất trong nước.
  • Kết tủa một số ion. Nhưng thường thì ngày nay để tách ion ra khỏi nước, người ta đưa cation về cation kim loại kềm rồi dùng ionit để tách lọc, anion thì làm tương tự. Đó cũng là một ví dụ của ứng dụng hóa học, lọc nước sạch từ biển cả. :art (

mình xin trà lời câu hỏi số 1: tác dụng của giàn mưa làm cho mùi vị của nước ngầm bốc hơi và O2 sẽ oxi hóa một số chất mang mùi vị khác, trong đó oxi hóa cả Fe(OH)3, và cả Fe2+

Theo em biết thì lúc ăn cay quá người ta thường bày cho ngậm một ít cơm nóng ( mặc dù ngậm xong thì cay hết biết) nhung sau đó một tí thì hết cay luôn ^^ Em đoán chắc là do yếu tố nhiệt độ

Nhà mình có nồi áp suất hiệu supor, chỉ sau khoảng 2 tháng sử dụng thì bên trong nồi có màu nâu, mặc dù mình chùi rửa kỹ - bên ngoài vẫn sáng bóng. bạn nào có cách khắc phục hiện tượng trên không, vì sao nồi lại nâu như thế.

Các bạn biết củ cải muối không? Củ cải muối cắt sợi kho với thịt hay trộn gỏi đều ngon cả. Tuy nhiên củ cải rất mặn chính vì vậy trước khi nấu mình khải khử muổi. Thông thường mình chỉ ngâm nước lạnh, xả vài lần là được. Tuy nhiên khi đọc một tạp chí nấu ăn, mình thấy người ta ngâm trong nước có pha chút muối. Mình không biết ngâm muối để làm gì, vì theo minh ngâm nước để khử muối, như vậy nồng độ muối trong dung dịch ban đầu càng nhỏ (bằng 0) thì khả năng khuếch tán muối càng tốt chứ. Vậy theo các bạn người ta bỏ một ít muối khi ngâm để làm gì, có ngưới nói để mau nhạt, mình không hiểu. Bạn nào biết giúp giải thích vơi.

Mình nghĩ capcaisin dể tan trong nước nóng hơn nước nguội, vì thế nếu ăn ớt cay các bạn uống nước ấm thì tốt hơn.

BẠn hãy lấy 1 ít dấm ăn, sau đó ngâm trong vòng khoảng 15’ sau đấy chà sơ qua hi vọng sẽ thu được kết quả tốt . Chúc thành công

Điều này mình không chắc và đặt câu hỏi nghi ngờ, bạn có thể nói rõ nguồn bạn lấy, theo mình biết tự thực tế, củ cải khó chín và “nhạt” có nhiều đường chứ ko nhiều muối như bạn nói vì , và nó có khả năng thẩm thấu muối rất cao, vì thế khi kho thịt (chủ yếu thịt ba chỉ) thì nó nhạt trở nên có vị mặn vừa phải và rất giống thịt mỡ nhưng không béo.

Củ cải muối thật sự là rất mặn, nếu bạn trộn gỏi hay kho thịt đều phải khử muối, bạn coi chừng nhầm qua củ cải khô cắt sợi (củ cải khô cắt sợi mình thường mua được tại các cửa hàng bán thực phẩm Bắc, trong Nam ít dùng). Mình chắc chắn đọc thông tin ngâm củ cải muối trong nước có pha một ít muối trong tạp chí "Vào bếp " của Báo tiếp thị và gia đình ( Vì nhà mình đặt thường xuyên báo này để học cách nấu ăn mà) tuy nhiên mình lại không nhớ nằng trong số báo nào.

Có một câu hỏi dzui dzui nè…

Câu 1: Nhà máy nước thuờng khai thác và xử lý nước ngầm để cung cấp nước sạch cho thành phố. Người ta thường tiến hành theo những cách sau:

  • Bơm nước ngầm cho chảy qua giàn mưa
  • Sục khí Oxi vào bể nước ngầm. giải thik cách làm trên, dzì sao họ làm thía.

Câu 2: Khi nấu cơm, thừơng hay bị cháy người xưa thường cho vào nồi cơm mẩu than củi (atbu thì thà để cháy ăn ngon hơn ^_^) , dzì sao.

Câu 3: Sau mỗi buổi làm việc với kim loại nặng người ta thường hay uống sữa…

Chào atbu_13! xin mạn phép trả lời cho 3 câu hỏi của bạn nha!

1/ Hai cách bạn nói ở trên thực chất là phương pháp Làm thoáng sơ bộ: mục đích sử dụng nguồn oxy trong không khí để oxy hóa các hợp chất II của Sắt (Fe), Mangan (Mn), và Asen tạo kết tủa. Ngoài ra còn loại trừ CO2 trong nước nhằm nâng cao pH đẩy nhanh quá trình oxy hóa và thủy phân kim loại. dùng giàn mưa trong trường hợp nước cần xử lý ở qui mô sử dụng cho hộ gia đình hoặc mạng lưới cung cấp nước cục bộ. Còn sử dụng hệ hệ thống máy thổi khí dùng trong qui mô công nghiệp, giàn cung cấp khí được thổi từ đưới dáy bể lên trên. có thể tham khảo thêm tại http://www.dwrm.gov.vn/index.php?cires=News&in=viewst&sid=223 2/ Trong nấu cơm thì từ lâu lắm rồi ông bà ta có mẹo dân gian là dùng than củi bỏ vào nồi cơm bị khê mục đích là khử mùi cơm khê khó chịu. Than củi mà trong cấu trúc của nó là vô vàn lổ nhỏ li ti nên có khả năng hấp phụ các phân tử mùi. Theo kinh nghiệm của tui thì tui đập nhỏ than ra rồi bọc trong mảnh lưới mùng cột lại cho vào nồi cơm khi đó cơm vẫn ngon và hiệu quả xừ lý mùi cũng tăng cao hơn. 3/ Sau mỗi buổi làm việc với kim loại nặng đặc biệt là làm việc tiếp xúc với kim loại chì người ta thường uống sữa để loại bỏ và hạn chế tác hại của kim loại nặng đối với cơ thể con người có thể lý giải như sau:

  • Sữa có tác dụng tạo phức với Pb và các kim loại nặng khác giúp loại một phần KLN thông qua con đường tiết niệu và tiêu hoá
  • Trong sữa giàu Canxi và magiê sẽ giúp hạn chế tác hại của chì và các KLN khác
  • Ngoài ra ăn nhiều rau xanh, các loại thực phẩm và đồ uống giàu vitamin B1 và vitamin C thì có lợi cho việc chống lại và hạn chế ảnh hưởng của Pb và các KLN khác đối với cơ thể

Thông tin mà bạn Công Hưng đọc trên báo là chính xác đó!Cái này cũng là mẹo dân gian thôi tôi nghĩ nó có trước khi người ta nghĩ ra qui luật cân bằng nồng độ (ra trường lâu lắm rồi không biết có chính xác không nữa). đại khái là củ cải muối mua ngoài chợ thì hàm lượng muối trong củ cải rất cao (mục đích để bảo quản lâu) trước khi làm món ăn thì người ta thường ngâm với nước nóng có bỏ thêm tí muối để làm giảm độ mặn trong củ cải. Nghe thì có vẻ không hợp lý tý nào tuy nhiên có thể giải thích theo qui luật (định luật) san bằng nồng độ đó là : quá trình cân bằng nồng độ muối bên trong củ cải và bên ngoài môi trường nước là một quá trình thuận nghịch cho nên cân bằng sẽ dịch chuyển từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp để thiết lập cân bằng mới. Kết quả là giảm lượng muối trong củ cải. Dùng nước nóng ấm mục đích để thúc đẩy cân bằng mau đạt được. NaCl - củ cải <-> NaCl - H2O

Nhưng mình vẫn thắc mắc là sao người ta không dùng một mình nước ấm mà còn thêm muối vào. Theo như giải thích của bạn thì người ta chỉ làm theo thói quen phải không?

không phải theo thói quen đâu bạn ơi, như ban đã biết thì khi dùng nước ấm thì độ hòa tan của chất tan vào dung dịch sẽ cao hơn so với dùng nước lạnh. Ta nên thêm ít chất tan (muối) vào dung dịch để làm cho độ khuyếch tán từ trong củ cải muối sẽ dich chuyển theo chiều hướng từ nới có nồng độ cao đến nới có nồng độ thấp. Khi ta không thêm muối thì ban đầu lượng muối trong dung dịch nước ko có nên ko thể tuân theo nguyên lý dich chuyển cân bằng. thân