Viết bài học thuật, nên hay không?

Cái này Việt nam không đủ khả năng nghiên cứu… Copy trên mạng mà không trích dẫn nguồn gốc…

Hi,

Theo như ý kiến của bạn. Nếu bạn biết được rõ nguồn gốc, xin vui lòng cho biết nguồn gốc luôn để tôi có thể biên tập bổ sung. Xin cảm ơn.

Thân,

Teppi

Chen ngang một bài học thuật thế này không hay lắm, tớ sẽ delete bài này sau một thời gian.

Tớ muốn chia sẻ với bạn xitinhcm vài ý như sau:

  • Bạn cứ đặt tiêu chuẩn “Cái này Việt nam không đủ khả năng nghiên cứu” làm quái gì? Diễn đàn học thuật, tất cả những background nghiên cứu, trao đổi/trao dồi kiến thức đều rất hữu ích.

  • Các bài post học thuật ở đây nói riêng, hay các sách vở tớ từng học cũng chỉ là copy đâu đó, nhưng họ dịch ra. Một khi đã dịch/tổng hợp từ nhiều nguồn (papers, website…) để viết một bài tutorial thì bài đó là tài sản của người viết. Trừ khi họ copyright toàn bộ từ nơi nào đó paste vào diễn đàn này mới là đạo bài.

  • Điều thứ ba, cũng là cuối cùng, bạn cứ nhè trang wikipedia.org mà “tâm sự” ở đây thì không hợp lí lắm, vì dân nghiên cứu ai chẳng biết trang đó mức độ tin cậy thấp, các thông tin đều phải kiểm chứng lại. Cần confirm lại một điều, khi một thành viên đã tạo uy tín ở một website học thuật, tức là họ đã có nhiều bài post mang tính đầu tư/tổng hợp kiến thức/tư duy logic lí giải/luận đúng sai, những bài này bản thân tớ xem trọng hơn các website bạn đưa, đặc biệt hơn hẳn wikipedia.org.

Chỉ muốn chia sẻ những ý kiến bản thân với xitinhcm. :24h_015:

Nhóm nghiên cứu của Professor Alex Ignatiev hiện nay đang phát triển SOFC cấu trúc thin film (Thin Film Solid Oxide Fuel Cells), em mạo muội nhờ bác xitinhcm viết 1 bài dễ dễ hiểu cho anh em đọc (hay bác copy ở đâu đó cũng được). Em cũng định viết thêm bài này, mà dạo này bận quá, bác giúp được thì em cảm ơn lắm lắm.

Thank bác.

PS. Bác đừng gởi link cho em nha. Nếu chỉ gởi link, thì em google cũng được, ko cần phải đọc bài của bác làm gì.

Tớ muốn chia sẻ với bạn xitinhcm vài ý như sau:

  • Bạn cứ đặt tiêu chuẩn “Cái này Việt nam không đủ khả năng nghiên cứu” làm quái gì? Diễn đàn học thuật, tất cả những background nghiên cứu, trao đổi/trao dồi kiến thức đều rất hữu ích.

Cái này không có nghiên cứu thì chỉ copy đâu đó thôi rồi puplic lên thì làm quái gì? chủ để khoe là cùng.

  • Các bài post học thuật ở đây nói riêng, hay các sách vở tớ từng học cũng chỉ là copy đâu đó, nhưng họ dịch ra. Một khi đã dịch/tổng hợp từ nhiều nguồn (papers, website…) để viết một bài tutorial thì bài đó là tài sản của người viết. Trừ khi họ copyright toàn bộ từ nơi nào đó paste vào diễn đàn này mới là đạo bài.

Thì rõ ràng sách mình học cũng là copy rồi…Tôi đồng ý bài người nào viết là tài sản của người đó nếu anh tự viết ra, còn có trích dẫn thì phải ghi, đằng này không ghi thi ai kiểm chứng là đúng??

  • Điều thứ ba, cũng là cuối cùng, bạn cứ nhè trang wikipedia.org mà “tâm sự” ở đây thì không hợp lí lắm, vì dân nghiên cứu ai chẳng biết trang đó mức độ tin cậy thấp, các thông tin đều phải kiểm chứng lại. Cần confirm lại một điều, khi một thành viên đã tạo uy tín ở một website học thuật, tức là họ đã có nhiều bài post mang tính đầu tư/tổng hợp kiến thức/tư duy logic lí giải/luận đúng sai, những bài này bản thân tớ xem trọng hơn các website bạn đưa, đặc biệt hơn hẳn wikipedia.org.

Tớ chả xem ai post nhiều là giỏi, giỏi là anh nghiên cứu, chứ còn sưu tầm viết ra rồi gọi là giỏi thì thiên hạ có biết bao người giỏi…Nói thật khi một sinh viên nào đó làm luận văn có thể ghi trích dẫn từ wikipedia.org, chứ ghi trích dẫn từ đây chắc không ai dám, chủ yếu để tham khảo…Còn nói wikipedia.org có mức độ tin cậy thấp thì mình không biết tổ chức nào đánh giá??? hay bạn tự đánh giá??

Cái này cấn quái gì phải viết ra, trên mạng đã có đầy, mình tự nhận là viết chưa hay bằng họ nên viết ra chả ít lợi gì…Còn viết để khoe mình biết thì tớ không có thời gian…

Viết ra là để chia sẻ hiểu biết của mình cho mọi người. Những kiến thức mình biết không có nghĩa là người khác cũng biết, nhất là ở điều kiện thiếu thốn tài liệu như ở Việt Nam. Hồi trước mình đi học, các thầy cô toàn dạy các phần rất cũ, nói chung là rất basic. Mình muốn tìm hiểu thêm những cái mới, nhưng không biết bắt đầu từ đâu và tìm ở đâu. Những tài liệu luận văn trên thư viện thì quanh đi quẩn lại chỉ có thế, và các hướng nghiên cứu có thể không thật hấp dẫn (đối với mình). Các hội nghị, hội thảo cập nhật các hướng nghiên cứu mới trên thế giới tổ chức trong nước thì không phải tất cả mọi người đều có điều kiện tham gia.

Các bài viết của mình trên diễn đàn chỉ giới thiệu rất cơ bản về 1 hướng nghiên cứu nào đó. Các bạn nào thấy thú vị có thể tìm hiểu thêm để bổ sung vào topic. Viết đơn giản vậy cũng mất rất nhiều thời gian rồi (và trình độ của mình thì cũng chỉ viết được có thế).

Khi bắt đầu tìm hiểu 1 hướng nghiên cứu mới, nều google sẽ thấy rất nhiều. Với 1 rừng thông tin như vậy, sẽ mất nhiều thời gian để tìm hiểu những vấn đề căn bản, cốt lõi. Wikipedia thì nhiều phần trong đó chưa chắc là dễ hiểu. 1 bài viết có tính chất cơ bản, khái quát vấn đề trên diễn đàn mình nghĩ cũng có ích.

Mỗi người có thể có nhiều cách đóng góp và giúp đỡ khác nhau. Trình mình có thế thì mình chỉ đóng góp được như vậy. Các anh trình cao, nhưng không thích vào diễn đàn, có thể giúp đỡ người khác bằng cách trả lời mail… Bác xitinhcm nghiên cứu giỏi có thể giúp đỡ về các technique hoặc các quy trình cụ thể như thầy Scooby-Doo và thầy giotnuoctrongbienca chẳng hạn.

Tóm lại các bài viết chia sẻ kiến thức đều được welcome trên diễn đàn. Nếu bác có paper trên các tạp chí bác có thể share vào thư viện chemvn, trên đó cũng có nhiều paper của các thành viên khác.

Nói thêm một điều về wiki. Ai cũng biết wiki là nơi mà bất kỳ một thông tin nào đều có thể được sửa lại, bởi bất kỳ ai nếu họ muốn. Vì thế những thông tin được trích dẫn từ wiki không được đánh giá cao về mặt khoa học, cho dù nó có thực sự là chính xác, điều này chắc bạn cũng hiểu rõ.

Mỗi bài post lý thuyết ở diễn đàn này đều có thể xem là những bài review về kiến thức, hệ thống lại tất cả những gì đã nghiên cứu trước đó. Và đã nói tới review thì nó luôn phải được trích dẫn từ những nguồn uy tín và xác thực, đối tượng này chỉ có thể là các bài báo, và những cuốn sách uy tín, chứ chưa bao giờ là wiki.

Đơn giản nhất hãy nhìn vào các bài báo, chẳng bài nào dám ghi references wikipedia.org cả ^^

Hi cả nhà, Như đã nói, tớ không thích các topic học thuật, vốn được coi là tài sản vô giá của ChemVN, lại bị vài bài posts không liên quan chen ngang. Tớ move chuỗi bài đó trong topic “Pin nhiên liệu…” ra đây, trước mắt chưa nghĩ ra cái title nào cho hay ho nên đành dùng tạm title mới này vậy.

Chẳng hiểu sao bác xitinhcm thần tượng nền nghiên cứu Vietnam đến thế :xuong ( Thích chủ đề nào, hướng nghiên cứu nào, field nào thì cứ tìm hiểu, tổng hợp, trao đổi, viết bài. Thế thôi!

Không nghiên cứu thì không được tìm hiểu àh??? Vậy tớ học functional co-polymer mà trong course list của tớ có mấy thằng kiểu như integrated circuit processing, advanced mathematics… làm quái gì? Vấn đề ở đây là tớ ko nghiên cứu nhưng vẫn muốn học, muốn trao đổi, tổng hợp kiến thức, viết bài background (bài anh aqhl viết gọi là background đó bác :24h_082:) không được àh???

Tôi đồng ý bài người nào viết là tài sản của người đó nếu anh tự viết ra, còn có trích dẫn thì phải ghi, đằng này không ghi thi ai kiểm chứng là đúng??

Tóm lại, chuyện một bài viết không phải copyright từ bất kì nguồn nào, có tổng hợp từ nhiều nguồn, có nhận định, đánh giá cá nhân thì đó là bài viết/tài sản hợp pháp của người viết. Chuyện đưa tham khảo hay không chẳng làm thay đổi vai trò sở hữu, chỉ mang tính chất kiểm chứng/tìm hiểu thêm thông tin mà thôi.

Còn chuyện đúng sai, thì nói thật, tớ muốn tìm hiểu một chủ đề nào đều phải collect thông tin từ rất nhiều nguồn, kể cả website lẫn paper. Phương châm nhanh/chính xác.

Nhanh: Tớ chọn đọc những bài background tiếng Việt trước –> search trên các website để xác nhận/củng cố background –> search papers để confirm background/tìm hiểu hướng nghiên cứu cụ thể…

Chính xác: Tớ ưu tiên các group website/papers của Profs có tiếng trong lĩnh vực đó.

Do vậy, nói đúng sai không ai kiểm chứng là một câu nói … ngờ nghệch. Vì giả sử xitinhcm viết một bài có references đầy đủ đấy, niềm tin của tớ cũng chỉ <50%. Luôn luôn phải kiểm chứng lại, thông qua nhiều nguồn, đương nhiên trong đó có những references của bạn.

Tớ chả xem ai post nhiều là giỏi, giỏi là anh nghiên cứu, chứ còn sưu tầm viết ra rồi gọi là giỏi thì thiên hạ có biết bao người giỏi…Nói thật khi một sinh viên nào đó làm luận văn có thể ghi trích dẫn từ wikipedia.org, chứ ghi trích dẫn từ đây chắc không ai dám, chủ yếu để tham khảo…Còn nói wikipedia.org có mức độ tin cậy thấp thì mình không biết tổ chức nào đánh giá??? hay bạn tự đánh giá??

Bác xitinhcm khẩu khí cao ngất trời. Rất vui nếu bác chứng minh được câu “chứ còn sưu tầm viết ra rồi gọi là giỏi thì thiên hạ có bao nhiêu người giỏi” :bachma ( :24h_114: Không giỏi với xitinhcm, nhưng bài viết nào tớ đọc thấy hàm lượng kiến thức cao/rõ ràng/logic/chính xác thì rất khâm phục :24h_114:

Nếu tớ hướng dẫn sinh viên làm luận văn, bé nào trích dẫn wikipedia.org như một tài liệu quí giá hàng đầu/độc nhất thì tớ đánh rớt ngay phần hướng dẫn. Khỏi ra hội đồng làm gì để bẻ mặt thầy trò :24h_103:

Còn wikipedia.org không phải tớ đánh giá, câu trả lời thì ai cũng thấy, nhưng cũng vài người không thấy, zero giải thích hộ tớ rùi đấy. :24h_056:

Hope it helps :24h_045:

xitinhcm nói không sai về việc trích dẫn, nhưng lại hơi máy móc quá khi áp dụng ở đây.

Về nội dung, bài viết của aqhl mang tính tổng quan, có thể tác giả đã đọc, học, làm trong thời gian dài, tham khảo nhiều tài liệu và giờ tự viết ra những gì mình ngẫm được. Nếu bác ấy không copy nguyên xi chỗ nào thì không cần phải trích dẫn.

Về hình ảnh, thực ra những hình ảnh aqhl sử dụng public rất nhiều trên mạng, tuy nhiên nếu nó không phải do tự tay aqhl vẽ thì cũng nên trích dẫn nguồn. Lần trước mình chỉ dùng mấy công thức tính toán nhiệt động của wikipedia.org vì lười đánh mà cũng đã trích dẫn rõ ràng.

@bluemonster: Wikipedia.org không phải không được đánh giá cao, wiki chỉ không được sử dụng như một tài liệu khoa học có luận cứ. Việc chắc lọc thông tin là do người đọc. Một bài viết trên diễn đàn khác với một bài luận trong trường đại học, trích dẫn từ wikipedia là việc cũng nên làm. Ngoài việc trích dẫn với ý nghĩa trích dẫn, mình hay trích dẫn từ wikipedia hay các nguồn khác còn nhằm mục đích khác lớn hơn, đó là: Nếu bạn có hứng thú hơn với vấn đề này thì bạn nên tham khảo thêm ở những nguồn sau, những gì mình viết chỉ là bề nổi thôi :smiley:

Thông qua cuộc tranh luận về bài viết học thuật trên thread này:

http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=7966

với nhiều ý kiến đưa ra khác nhau trong cách nhìn và cách thực hành, tôi thấy cái cốt lõi vấn đề vẫn chưa được làm sáng tỏ và thống nhất. Đó là hướng dẫn thực hành cụ thể -rõ ràng về BÀI VIẾT HỌC THUẬT. Cho tới giờ, vẫn chưa có thấy ai nói sát sườn đến chuyện này trong các thread khác ở diễn đàn. Vì vậy trong phần này, tôi muốn trở lại vấn đề này theo hướng tiếp cận vào cách nhận dạng và đánh giá một bài viết được cho là bài viết học thuật, cách thực hiện một bài viết học thuật cho chính mình. Và cũng để trả lời cho câu hỏi băn khoăn của nhiều người rằng liệu viết một bài viết học thuật có qua khó, quá cao siêu hoặc vượt tầm?

Một bài viết được coi là một bài viết học thuật khi nó đáp ứng ba tiêu chí sau:

-cung cấp kiến thức có cơ sở khoa học đáng tin cậy

  • chuyển tải nội dung bằng ngôn ngữ khoa học nhưng thể hiện văn phong có chọn lọc gần gũi với trình độ người đọc

  • có kết hợp logic các yếu tố tham khảo, biên dịch, luận giải, tổng kết giữa các nguồn tài liệu và tư duy của tác giả bài viết

Thiếu một trong ba tiêu chí trên, bài viết không thể được coi là một bài viết học thuật. Ba tiêu chí này giúp định rõ về cách trình bày (format), xây dựng dàn ý (outline), cách dùng từ (word usage), cách lập luận (argument), cách minh họa (illustration),v.v

Theo ba tiêu chí trên, bài viết học thuật có thể phân thành 05 loại chính:

-báo cáo thực hành -báo cáo thực tập/kiến tập -báo cáo nghiên cứu -tham luận khoa học -tổng quan

05 loại bài viết trên có những điểm khác nhau về cách trình bày và tầm mức nội dung

Báo cáo thực hành là một bài viết đi sâu vào thực hành của chính người viết. Nội dung chủ yếu của nó là thông báo khoa học về tiến trình và kết quả những gì tác giả đã làm và đạt được trong một phạm vi hẹp của chuyên môn, thực hành.

Ví dụ: Độ pH của bùn đỏ theo thời gian - Bài báo cáo sẽ đề cập đến việc lấy mẫu, cách chuẩn bị thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm, kết quả pH đo được và biễu diễn mối quan hệ các kết quả theo yếu tố thời gian.

Ví dụ: Báo cáo theo dõi vi phạm quay cóp bài ở sinh viên trong năm học 2008- Bài báo cáo sẽ đề cập đến địa điểm kiểm tra, bối cảnh, các trường hợp ghi nhận vi phạm và biểu diễn mối quan hệ các trường hợp đó theo yếu tố thời gian hoặc địa điểm hoặc môn ngành.

Báo cáo thực tập/ kiến tập là một bài quy hoạch cho việc đi thực tế, thực hành của chính tác giả về một hoạt động nào đó của một tổ chức. ( khoa học-công nghệ, giáo dục, nghệ thuật)

Ví dụ: Tham quan công ty môi trường chuyên xử lý chất thải bùn đỏ - Bài quy hoạch sẽ tập trung vào việc mô tả dây chuyền xử lý chất thải bùn đỏ của công ty, hệ thống tổ chức-vận hành và quản lý dây chuyền, quản lý chất lượng. Các nhận xét, kiến nghị cũng sẽ được nêu ra nếu cần thiết.

Ví dụ: Dự giờ gác thi môn Hóa lý Polymer của lớp Kxx- Bài báo cáo sẽ tập trung vào báo cáo trình tự tổ chức thực hiện của giám thị coi thi, thái độ và hành vi của sinh viên trước, trong và sau khi thi, các hiện tượng bất thường trong khi làm bài thi của sinh viên, thái độ và ứng xử sư phạm của cán bộ coi thi trong quá trình gác thi.Các nhận xét, kiến nghị cũng sẽ được nêu ra nếu cần thiết.

Báo cáo nghiên cứu là bài viết báo cáo về kết quả từ quá trình nghiên cứu một vấn đề khoa học và những bàn luận về những kết quả đó của chính tác giả.

Ví dụ: Ảnh hưởng của bùn đỏ lên sinh thái đất và sự phát triển của cây cà phê tại khu vực hoàn thổ - Bài viết tập trung báo cáo các kết quả khảo sát về sự thay đổi của sinh thái đất theo các yếu tố tác động chính từ chất thải bùn đỏ, các kết quả khảo sát về sự phát triển của cây cà phê trồng trên hệ đất này, bàn luận của tác giả về mức độ gây ảnh hưởng theo các yếu tố từ các kết quả đã trình bày.

Ví dụ: Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy và đánh giá môn lý thuyết Hóa Polymer đến hiện tượng quay cóp của sinh viên - Bài viết tập trung về báo cáo các kết quả khảo sát tác động của các phương pháp giảng dạy trong môn học này đối với sinh viên theo các yếu tố liên quan đến trí nhớ và tâm lý, các kết quả khảo sát về tác động của các kiếu đề thi môn học đến các trường hợp vi phạm quay cóp ở sinh viên. Các bàn luận về sự tương quan các yếu tố trí nhớ và tâm lý đến phương pháp giảng dạy và cách thức đánh giá kiến thức cho môn học này.

Tổng quan là một bài viết tổng gộp về các thành quả nghiên cứu khoa học theo một chủ đề nhất định. Mục đích của bài viết là vẽ ra một cái nhìn toàn diện (helicopter view) về chặng đường phát triển, hiện trạng của nghiên cứu, ứng dụng trong khoa học theo chủ đề nhất định. Tác giả bài viết chủ yếu thực hiện việc trích lượt có chọn lọc và logic các thông tin từ các thông tin khoa học, báo cáo nghiên cứu, báo cáo thực hành, , sách, bằng sáng chế.

Ví dụ: Công nghệ xử lý chất thải bùn đỏ từ luyện tách nhôm từ quặng bauxit tại Úc và các nước khác trên thế giới – Bài viết sẽ trình bày các công nghệ xử lý bùn thải đang được áp dụng tại Úc và các nước khác cũng như các kết quả đạt được trong các nghiên cứu công nghệ mới theo các patent, bài báo nghiên cứu ứng dụng, sách chuyên ngành, tài liệu giới về thiết bị và sản phẩm công nghệ mới. Các ưu khuyết điểm và các xu thế được trình bày theo dạng so sánh và theo trình tự thời gian để cho thấy hiện trạng và các tiến bộ của việc xừ lý chất thải này.

Ví dụ: Vấn nạn quay cóp trong giới sinh viên – Bài viết sẽ lần lượt trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý , hành vi và động cơ của sinh viên trong việc quay cóp. Đồng thời bài viết cũng chỉ cho thấy các hình thức, các kiểu quay cóp của sinh viên trong khi làm bài thi.

Tham luận khoa học là bài viết luận cao cấp và chuyên sâu . Nội dung chủ yếu là các ý kiến tranh luận xung quanh một vấn đề khoa học. Lập luận phần lớn là phân tích, phản biện, phê bình. Tác giả bài viết là người xây dựng nên cốt lõi của nội dung. Các tham khảo chủ yếu để minh chứng , minh họa cho ý kiến tranh luận và phản biện. Mục đích của bài viết tham luận là đi sâu vào làm sáng tỏ một vấn đề khoa học.

Ví dụ: Vấn đề xử lý bùn đỏ trong khai thác quặng boxit ở Tây Nguyên. - Bài viết tham luận là bài sẽ đề cập đến ưu và nhược điểm của giải pháp hiện hành trong xử lý bùn đỏ sau khi khai thác boxit ở khu mỏ.Phân tích nhược điểm của gỉai pháp hiện hành, nêu rõ những hậu quả có thể xảy ra và đề xuất các hướng khắc phục hay giải pháp thay thế khả thi trước mắt và trong tương lai.

Ví dụ: Vấn đề giải pháp khắc phục tình trạng sinh viên quay cóp trong thi cử- Bài viết tham luận là bài sẽ đề cập đến ưu và nhược điểm của giải pháp hiện hành trong việc chống sinh viên quay cóp.Phân tích nhược điểm của giải pháp hiện hành, nêu rõ những hậu quả có thể xảy ra và đề xuất các hướng khắc phục hay giải pháp thay thế khả thi.

Nắm được các phân biệt nói trên, người đọc có thể hiểu được cái gì tác giả muốn chuyển tải đến.Đồng thời, tùy theo vấn đề, sự hiểu biết, tầm mức của luận bàn mà chọn loại kiểu bài viết học thuật để trình bày và phản ảnh hiệu quả vấn đề của người viết.

( còn tiếp)

THẾ NÀO LÀ MỘT BÀI VIẾT HỌC THUẬT CÓ CHẤT LƯỢNG?

Một bài viết học thuật có chất lượng khi:

  • Nó là một bài có giá trị cao. Theo như tháp giá trị (hình) , bài tham luận và bài tổng quan đúng nghĩa thường được coi đánh giá có chất lượng cao.

  • Thể hiện đầy đủ ba tiêu chí thông qua: lập luận logic và rõ ràng, có minh họa bằng chính thực nghiệm của tác giả, và thông qua tài liệu tham khảo. Văn phong phù hợp với trình độ của đối tượng chọn lọc.

[MARQUEE]THẾ THÔNG TIN KHOA HỌC GIÚP GÌ CHO VIỆC XÂY DỰNG MỘT BÀI VIẾT HỌC THUẬT?[/MARQUEE]

Trong diễn đàn, cũng đã từng có [b]bài viết [/b]của một vài bạn lên tiếng cảnh báo về tính xác thực và độ tin cậy của thông tin khoa học. Đúng là có chuyện đó thật. Do vậy, việc lọc ra tìm những thông tin tin cậy cao là cơ sở để tiếp tục tiến hành những bước tiếp theo trong việc đi đến một bài viết học thuật có chất lượng.

Để nhận dạng được một thông tin khoa học, bạn không cần phải tốn quá nhiều công sức. Nó là một mảnh thông tin từ tạp chí đăng ở dạng TIN TỨC-News, chứa các yếu tố cơ bản 5W-1H gồm:

  • What ? Cái gì -hay chủ đề sự kiện
  • Where ? Ở đâu - nơi nào ra thông báo
  • Who? Ai là người đưa thông tin hay là chủ của sự kiện đó
  • When? Thông tin, sự kiện được công bố khi nào?
  • Why? Tại sao sự kiện diễn ra?
  • How? Lý giải ngắn gọn hay tóm lượt về sự kiện đó có tiến trình đưa đến kết quả như thế nào…

ví dụ:

TƯƠNG TÁC HẠT NANOSILICA VỚI NHỰA EPOXY

Nhóm nghiên cứu của trường Đại học Luxembourg vừa công bố kết quả nghiên cứu về tương tác của các hạt nanosilica trong nền nhựa epoxy trên tạp chí Polymer số 14 bộ 30 vào ngày 3 July 2009.

Theo họ, các tính chất nanocomposite được quyết định và phụ thuộc nhiều vào tương tác giữa thành phần độn (filler) với nền ( matrix).Cụ thể, việc lựa chọn độn nano silica cho nanocomposite nền epoxy cần phải có các nghiên cứu khảo sát về tương tác của chúng trong hệ.Kết quả khảo sát cho thấy tương tác của hạt nanosilica với các phân tử oligomer epoxy gốc DBGA trước khi hình thành màng là rất yếu. Trong suốt quá trình đóng rắn khâu mạng mạch nhờ amin, tương tác giữa hạt nanosilica với nhựa epoxy chỉ là tương tác vật lý. Họ không tìm thấy bằng chứng về tương tác hóa học giữa nanosilica với phân tử nhựa epoxy. Nghiên cứu trên dùng các phương pháp đo lưu biến và phân tích nhiệt vi sai theo module (TDSC).

Để xác minh đánh giá, thường chúng được đối chiếu nhau qua các mảnh thông tin từ nhiều nguồn khác.

Như vậy, có càng nhiều thông tin khoa học trong tay, việc thực hiện các đầu mối liên lạc, trao đổi càng thuận tiện và càng giúp định hình nhanh hương thực hành, nghiên cứu, viết cái gì, làm cái gì sắp tới.

Do vậy, thông tin khoa học là nền tảng thiết yếu cho việc xây dựng nên tháp giá trị của một bài viết học thuật. Nó giúp ta còn đường đi đến và cũng giúp ta tìm lại nguồn gốc một cách nhanh chóng. Thường thường nó trả lời cho câu hỏi đầu tiên là " Bạn lấy hứng khởi từ đâu vậy?"

DO VẬY, KHÔNG NÊN COI THƯỜNG NÓ!

Bạn có thể tìm thấy chúng từ các phần preview, abstract của các bài báo khoa học trên wiley, sciendirect, springer hoặc ở các báo trên internet như Daily Science News, Reader Digest, Popular Science,Reuters,…hoặc từ các bản tin dịch lại trên các báo KHPT,Khoa học và đời sống, Tuổi trẻ,…

Sau đó, bạn có thể dùng thông tin này để triển khai công việc của mình ra: tìm đọc tiếp toàn văn, đối chiếu so sánh thông tin khác , tiến hành thực hành kiểm nghiệm hay đối chứng, áp dụng kết quả từ thông tin này để làm lý luận hay cơ sở thực hành cho cái khác, tìm hướng đi mới hay tránh sai làm trong hướng đi từ thông tin này,… Việc bạn viết báo cá thí nghiệm , báo cáo tổng hợp thông tin, báo cáo định hướng, … là kết quả do bạn dùng những thông tin khoa học kết hợp với tư duy thực hành của bạn.

Có người hỏi tôi sau khi xem qua 2 bài viết trên về bài viết tổng quan (Review article), rằng có cần thiết người viết phải trải qua hết các tầng thông tin theo tháp giá trị đó mới có thể viết thành một bài tổng quan.

Câu hỏi này rất thú vị với tôi ở chổ nó đem lại không chỉ riêng cho tôi mà cho các bạn phương cách linh hoạt trong tìm đề tài và định hướng công việc.

Thể theo quy luật, cái gì cũng có sinh – phát triển- thoái hóa - kết thúc. Cho nên, khi tìm một đề tài cho một bài tổng quan, chúng ta cần phải lưu ý đến quy luật này. Từ đây nảy sinh ra các câu hỏi chính để giúp học giả hay người viết bài luận tự tìm hiểu và xây dựng hướng đi trong bài luận:

[b]- Chủ đề chính là cái gì?

  • Tại sao nó là một chủ đề chính?
  • Nó có những lý thuyết gì để làm nền tảng?
  • Các lý thuyết đó được xây dựng như thế nào? Tại sao có những lý thuyết đó? Chúng có bổ trợ nhau không?
  • Xuất phát từ đâu? Hiện nay thì mũi nhọn phát triển là ở đâu?
  • Có bao nhiêu chủ đề phụ hay hướng phát triển liên quan?
  • Có ứng dụng không? Nếu có thì có patent không? Nội dung patent liên quan như thế nào?
  • Có các nghiên cứu cơ bản không? Các nghiên cứu cơ bản đó là gì?
  • Có các nghiên cứu ứng dụng không? Các nghiên cứu ứng dụng đó là gì?
  • Các hạn chế của chủ đề chính này?
  • Xu hướng phát triển hay suy thoái của chù đề chính
  • Mối liên hệ của chủ đề chính với yếu tố con người- môi trường- kinh tế như thế nào?[/b]

Việc viết nên một bài tổng quan, tùy theo theo tầm và lĩnh vực của tác giả mà nội dung và giá trị của nó sẽ cần các bước nền tảng tương xứng.

Cũng vì thế, dù cùng một chủ đề chính, nhưng không phải là tổng quan nào cũng giống nhau về nội dung và phục vụ cho mọi loại đối tượng.

Lấy ví dụ: Tổng quan về chống ăn mòn trong môi trường nước biển

Chúng ta sẽ thấy có các bài tổng quan khác nhau của cùng một chủ đề chính được viết bởi các tác giả có các nghề nghiệp và học vị khác nhau như sau:

1-Từ một nghiên cứu viên của một viện, bài viết tổng quan thường sẽ tập trung vào trình bày các kết quả thí nghiệm đạt được từ các nghiên cứu trước đây tại Khoa và so sánh những tiến bộ đạt được qua từng nghiên cứu. Bài viết sẽ cần đến tư liệu về kết quả thí nghiệm, báo cáo tổng kết của các nghiên cứu trước đây, và một vài tham luận từ các nghiên cứu đó.Đối tượng quan tâm chính là thành viên của viện và liên viện.

2-Từ một học giả chuyên về lý thuyết, bài viết tổng quan sẽ đi sâu vào trình bày các lý thuyết về chống ăn mòn trong môi trường nước biển được phát triển trong thời gian qua. Bài viết sẽ so sánh các ưu nhược điểm của các lý thuyết, lĩnh vực ứng dụng thành công của từng lý thuyết. Bài viết sẽ cần đến các luận án tiến sĩ, thạc sĩ các sách tham khảo về chuyên ngành này, các bài báo nghiên cứu khoa học thuộc hàng hàn lâm, khoa học cơ bản…Đối tượng quan tâm chính là các giáo sư chuyên ngành, nghiên cứu viên, …

3-Từ một nhà công nghệ học, bài viết tổng quan sẽ giới thiệu các công nghệ và các phát minh sáng chế liên quan đến chủ đề này. Bài sẽ thường tập trung vào so sánh các ưu khuyết điểm của công nghệ được giới thiệu đến, trình bày các cải tiến qua từng sáng chế. Thậm chí có bài còn đề cập đến khía cạnh kinh tế của của công nghệ như giá thành, chuyển nhượng, đầu tư, xu thế phát triển hoặc suy thoái…Bài viết sẽ cần đến các patent, tài liệu quy trình công nghệ, sách tham khảo chuyên môn thuộc về kỹ thuật, sách tra cứu thông số kỹ thuật, tạp chí thông tin về máy thiết bị,chuyển giao công nghệ và quy trình…Đối tượng quan tâm chính là các kỹ sư chuyên ngành, nghiên cứu viên, sinh viên, nhà đầu tư, nhà quản lý công nghiệp,…

4-Từ một nhà nghiên cứu vật liệu, bài viết tổng quan sẽ trình bày lần lượt các tiến bộ về nghiên cứu phát triển vật liệu trong chống ăn mòn. Bài tập trung giới thiệu các tiến bộ trong phương pháp nghiên cứu và chế tạo vật liệu từ phòng thí nghiệm đến sản xuất thử (pilot). Đồng thời cũng nêu lên một số rào cản, biên giới của nghiên cứu phát triển vật liệu chống ăn mòn.Bài viết sẽ cần đến các bài báo nghiên cứu khoa học chế tạo và ứng dụng vật liệu , các bài tổng quan trước đây, các sách tham khảo chuyên môn kỹ thuật, các tiêu chuẩn đo,…Đối tượng quan tâm chính là các kỹ sư chuyên ngành, nghiên cứu viên, sinh viên, nhà đầu tư, nhà quản lý công nghiệp,…

5-Từ một chuyên gia về chống ăn mòn, bài viết tổng quan thường đề cập đến các ứng dụng vật liệu và hệ thống kết cấu.Bài viết sẽ nói đến ưu khuyết điểm vật liệu khi dùng trong hệ thống chống ăn mòn và các cải tiến về cách sử dụng vật liệu cũng như hệ thống.Bài viết sẽ cần đến các patent, tiêu chuẩn ngành, sổ tay kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng vật liệu, tiêu chuẩn chất lượng, thông tin sản phẩm, …Đối tượng quan tâm chính là các kỹ sư chuyên ngành, sinh viên, nhà đầu tư, nhà quản lý công nghiệp,…

6-Từ một nhà thiết kế, bài viết tổng quan sẽ là một bài giới thiệu các giải pháp trong thiết kế chống ăn mòn cho một dự án. Trong đó, họ sẽ trình bày tóm lượt các yếu tố kỹ thuật, điều kiện lựa chọn, giá thành, nhân lực, thời gian thực hiện và hoàn tất giải pháp trong dụ án, so sánh các ưu khuyết điểm và nêu đánh giá để lựa chọn giải pháp theo tiêu chí đã đặt ra trong điều kiện.Bài viết sẽ cần đến các tư liệu thiết kế cụ thể bảng dự toán, hồ sơ quản lý dự án ứng theo từng giải pháp nếu được áp dụng, tiêu chuẩn ngành, …Đối tượng quan tâm chính là các nhà đầu tư, nhà quản lý dự án,…

7-Từ một chủ nhiệm đề tài, bài viết tổng quan sẽ là một bài giới thiệu tóm lượt các lý thuyết, các phương pháp nghiên cứu, hiện trạng nhân lực và trang thiết bị nghiên cứu, nhu cầu kỹ thuật về chống ăn mòn trong nước biển trong bối cảnh kỹ thuật công nghệ và phát triển khoa học của đề tài. Bài viết sẽ cần đến các sách tham khảo chuyên ngành, thông tin nội bộ về cơ sở vật chất và nhân lực, thông tin khoa học chuyên ngành về chống ăn mòn trong nước biển, các bản ghi nhớ về hợp tác đầu tư khoa học, các văn bảng về quyết định ngân sách và phân bổ ngân sách đầu tư nghiên cứu khoa học,…Đối tượng quan tâm chính là các nhà đầu tư, nhà quản lý cấp cao,…

8-Từ một nhà marketing, bài viết tổng quan sẽ là một bài giới thiệu tóm lượt các thành tựu và sản phẩm mới trong chống ăn mòn trong nước biển dưới dạng so sánh với sản phẩm cũ. Thành tựu thường được trình bày tóm lượt về một dây chuyền công nghệ chế tạo ra sản phẩm và những bằng chứng về ứng dụng thành công sản phẩm mới này dưới dạng những thu thập về hình ảnh tư liệu và lời nhận xét của khách hàng khi sử dụng sản phẩm.Bài viết sẽ cần đến các thông tin nội bộ về cải tiến chất lượng, thông tin sản phẩm theo phân khúc thị trường, các bảng báo đánh giá về sản phẩm từ khách hàng, các báo cáo tổng kết dự án kinh doanh và hợp tác,…Đối tượng quan tâm chính là các nhà đầu tư, các đại diện thương mại, nhà quản lý cấp cao, kỹ sư chuyên ngành…

[b]Tóm lại, việc lựa chọn hướng cho bài luận viết về tổng quan là đa dạng phong phú nhưng đều có quy luật. Tầng thông tin được lựa chọn theo các cấp với các mức độ khác nhau giúp phù hợp với đối tượng quan tâm.

Trở lại ý kiến ban đầu, rõ ràng ta thấy chủ đề chính càng gần với thực tế ứng dụng thì mức độ thông tin tham khảo đến để xây dựng nên một bài tổng quan càng nhiều nhưng không quá chung chung, càng có nhiều cái cụ thể , thậm chí liên quan đến bí quyết nhưng không quá lý thuyết suông, càng có nhiều cái mới nhưng đều dựa vào nền tảng cũ hay thường đi từ cải tiến. Ngược lại, chủ đề chính càng gần với học thuyết thì mức độ thông tin tham khảo đến để xây dựng nên một bài tổng quan thường cũ. độc đáo nhưng rất sâu về lý luận. Do đó, nếu viết một bài tổng quan về học thuyết thì người viết đầu tư rất nhiều và sâu về lý luận hơn là thu thập so sánh thông tin.[/b]

Cũng có nhiều sinh viên than với tôi rằng họ thấy năm nào cũng cho làm đi làm lại cùng một đề tài liểu luận về polymer này nọ…Tôi cũng để ý đến và thấy rằng, cái này họ cũng có lý và cũng có cái chưa đúng. Chung quy, cái hay cái dở đều thuộc về người hướng dẫn môn học. Nếu biết hướng dẫn tiếp thu có chọn lọc, phát huy có kế thừa thì cho dù có cùng một chủ đề chính, các tiểu luận mới với nhiều cách tiếp cận khác nhau như ví dụ trên vẫn luôn có các nội dụng khác nhau để đóng góp xây dựng cho chủ đề chính có thông tin ngày thêm phong phú và mang hàm lượng khoa học ngày càng nhiều hơn.

Tài liệu tham khảo:

-Các báo cáo tổng quan về chống ăn mòn trong môi trường nước biển của các công ty xây dựng, công ty đóng tàu, Khoa Hóa ĐH BKHN, Khoa Xây dựng ĐH BKtpHCM, -01 bài tổng quan về vật liệu chống ăn mòn trong tạp chí Anti-corrosion Methods and Materials (Emerald Publisher) -Các bài tiểu luận sinh viên của ĐHxxxx tpHCM về polyethylene/ PVC/Polyester không no