Về UHPLC tại VN

Hiện tại, mình đang tìm hiểu về UHPLC, có thể năm nay hoặc năm sau công ty có nhu cầu mua. Hiện tại được biết có hãng Hitachi và Shimadzu. Bạn mình ở các công ty dược có nói về Shimadzu, nhưng mình chưa thực sự hiểu về hệ thống này lắm, mong được chỉ giáo. Cảm ơn. Sơn

UHPLC có nghĩa là Ultra High Performance Liquid Chromatography hay còn gọi là Ultra Performacnce Liquid Chromatography UPLC ( dịch nôm na là sắc ký lỏng siêu hiệu năng). Tên UPLC được Waters đặt cho thế hệ đầu tiên UPLC vào năm 2004, và Waters đã đăng ký trade name cho chữ UPLC do đó các hãng sản xuất sau này không đặt được tên là UPLC nữa thành thử đổi thành UHPLC,UFLC. UPLC thực chất là một máy sắc ký lỏng chạy tại áp suất siêu cao> 9000 psi đến 15000 psi, sử dụng cột sắc ký đường kính nhỏ( thông thường <2,1 mm); kích thước tiều phần nhỏ <2,2 um. Ưu điểm của UPLC là tốc độ phân tích nhanh, độ nhạy và độ phân giải đều được cải thiện. Hiện nay thì rất nhiều hãng có UPLC như Waters Acquity UPLC ( 2004), Jasco; Thermo Acerela (2006) Agilent 1290 ( 2009); Shimadzu (2009); PE… Về uy tín và chất lượng thì sắc ký lỏng nói chung và UPLC nói riêng số 1 là Waters, tiếp theo là Agilent, Dionex, Shimadzu, Hitachi,

Hi anh Sondnvn, Tôi xin gửi anh tài liệu về Agilent 1290 Infinity UHPLC với áp suất lên đến 1200 bar để anh tham khảo. Nếu anh cần thêm thông tin chi tiết (cấu hình + giá) thi anh liên hệ với tôi nhé. Thanks, Thế Anh

sắc ký siêu hiệu năng, siêu nhanh… Khi làm LC nói riêng và sắc ký nói chung, tất cả đều mong muốn nâng cao hiệu năng tách < giảm tối thiểu chiều cao số đĩa lý thuyết>. để làm việc đó trong LC : giảm đến tối thiểu kích thước hạt pha rắn - trước đây 5 um - 3 um - 2 um - 1.8 um - 1.7 um … cứ thi nhau giảm xuống để có được số đĩa lý thuyết Nmax, H min. Khi đó áp suất sẽ tăng lên do mật độ cột nhồi, Bơm cao áp, autosampler các hãng đã thiết kế lại để chịu áp suất cao của hệ thống. Bạn liên hệ với các hãng để có được thông số so sánh về cấu hình. Hiện tại áp suất chịu đc của các hãng đều đã khoảng trên 1000 Bar . Tuy nhiên đó không phải là điều quan trọng. Khi cột có kích thước hạt như vậy rất dễ bị bẩn nếu mẫu không sạch, dung môi không sạch…và ứng dụng của bạn làm thực sự phải chạy ở áp suất cao như vậy không ? Áp lực thời gian có nhất thiết phải cần phân tích nhanh - trước đay phân tích mẫu hết 30 phút, nay còn 5 phút. Nên cân đối tất cả những yêu cầu và hiệu quả của phép phân tích.

@Navi: vậy theo bạn, Water là hãng mạnh về UHPLC có phải không? Mong chỉ giúp.

Khi vận hành cần chú ý đến độ chính xác của tốc độ dòng, độ nhiễm bẩn chéo của bơm mẫu tự động (giữa các lần bơm); khi phân tích nhanh sử dụng cột có kích thước hạt 1.8 um - bơm có chịu được áp lực là bao nhiêu Max. Một điểm cũng có thể xem xét - tính thích ứng của hệ thống, có thể chạy với cột thường 3 um, 5 um Vì thực tế không phải ứng dụng nào cũng cần phân tích nhanh UFLC. Khi đó hệ thống của bạn sẽ hiệu quả hơn. Mạnh yếu là do cán bộ vận hành thiết bị, khai thác được nhiều, hiệu quả trên thiết bị. Sự hỗ trợ từ hãng, khả năng vận hành của cán bộ phân tích tốt. Đôi khi với Win XP làm chưa hết đâu phải lên Win 7.

Thực chất nếu trang bị theo yêu cầu công việc là hợp lý nhất vì đáp ứng được công việc và có thể tiết kiệm được kinh phí khi trang bị. Vấn đề là người sử dụng phải hiểu được nhu cầu thực tế của mình cũng như ưu và nhược điểm của từng cấp độ. Nếu nhu cầu hiện tại của bạn đơn giản( mẫu phân tích đơn giản…), số lượng mẫu ít không có nhu cầu cao hơn trong tương lai thì hệ HPLC là ok. Tuy nhiên UPLC có một số ưu điêm sau so với HPLC:

  1. Tốc độ phân tích nhanh ( trang bị 1 hệ thống băng 3,4 hệ thống HPLC)
  2. Kết quả phân tích đáng tin cậy hơn do độ nhạy và độ phân giải tốt hơn
  3. Tiêu tốn ít dung môi hơn
  4. Chi phí nhân công cũng ít hơn
  5. Diện tích phòng thí nghiệm cũng cần ít hơn

Nếu tính toán kỹ thì UPLC về lâu dài lại rẻ hơn HPLC rất nhiều.

Tuy nhiên hệ thống bạn trang bị phải thật sự tốt, thật sự đáng tin tưởng, nói chung là tiền nào của ấy thôi. Và yếu tố tối quan trọng là năng lực của người sử dụng.