Bình đẳng được gọi phải chăng là chuyện một người thì cứ phải bỏ quá nhiều thời gian, tiền bạc, sức lực để liên tục gửi tài liệu thông tin như một cái máy mà không thể trao đổi kiến thức đã được hấp thụ bởi người yêu cầu. Nếu coi quyền bình đẳng là như thế thì cái cái quyền đóng góp là không cần phải đóng góp chăng!
Chuyện down giùm tài liệu, không ai ép ai phải download ở đây cả. Chỉ đơn giản là thích thì download, không thích thì thôi. Còn các thành viên nếu cứ lặp lại bài yêu cầu, sẽ bị ban nick.
Hay đóng góp là copy rối dán vào diễn đàn ba cái thông tin đại loại như “ làm sao cho cái này cháy, cái kia nổ, cái nọ xịt khói te tua” là OK, chất lượng, là đã có đóng góp học thuật rồi đấy!
Trên diễn đàn đã có quy định rõ, không cut - paste. Các bài như vầy, có thể delete và ban nick thẳng tay.
Một điều cần lưu ý là hơn 90% các thành viên yêu cầu thông tin tài liệu đều đăng ký khai báo là sinh viên. Họ là những thành phần góp phần tạo dựng một đội ngũ tri thức mạnh trong tương lai. Họ là những người giàu lòng tự trọng, cần cù , siêng năng, chăm chỉ. Vậy chúng ta đang làm gì vậy? Cái cách chúng ta đang làm ở đây là định hướng cho họ trở thành những “ăn mày tri thức” ư?
Khoa học các nước phát triển phương Tây có thể nói đã khơi nguồn, thiết lập nền tảng cách đây mấy ngàn năm từ thời Hy Lạp cổ đại. Nền khoa học hiện đại cũng khơi nguồn từ thế kỷ 16 và thế kỷ 17. Từ Copernicus với thuyết nhật tâm, Kepler với những quan sát thiên văn, Newton với định luật vạn vật hấp dẫn, Galilei được xem như cha đẻ của khoa học hiện đại với những đóng góp về vật lý, toán học, thiên văn, triết học…
Nền khoa học Việt Nam mới bắt đầu từ thời Pháp thuộc, bắt đầu từ cao đẳng Đông Dương năm 1902 ở Hà Nội, cao đẳng Khoa học 1942 ở Hà Nội, đến cao đẳng Khoa học Sài ở Sài Gòn năm 1945. Với lịch sử non trẻ, cộng với chiến tranh liên miên, nền khoa học Việt Nam hiện nay đang ở mức học tập nghiên cứu khoa học. Với trình độ như vậy mà đòi hỏi sinh viên phải đóng góp này nọ, thì cũng hơi khó. Chưa kể giới hạn thời gian trong trường đại học, nên viết 1 bài tiểu luận ra hồn cũng đâu phải dễ. Copy - paste hay đạo văn thì chắc là không dám đưa lên đây rồi.
Thể theo bình luận sự kiện CEO mới ở FPT, đã có nhận xét rằng, thật nhục nhã khi trong ngần hơn chục năm mà họ vẫn chưa có trong tay một patent, license mang thương hiệu chính cống từ FPT. Còn ở đây, tôi không nhấn gì thêm mà chi để đó cho các bạn so sánh, từ 2006 đến nay, liệu diễn đàn đã có trong tay thư viện, cơ sở dữ liệu nào do chính từ sự đóng góp từ tri thức đã hấp thụ của toàn thể mọi người hay không? Hãy so sánh với hơn ngàn bài báo yêu cầu, hơn hàng trăm cuốn sách, hơn chục phần mềm khoa học với lèo tèo luận văn và tiểu luận.
Nếu hiểu biết về lịch sử khoa học thế giới, hiểu được trình độ khoa học của Việt Nam, thì sẽ không ngạc nhiên với kết quả này. Nhấn mạnh “trình độ chúng ta đang ở mức học tập nghiên cứu khoa học”. Cứ ở VN, và cứ nghe báo chí ra rả suốt ngày kiểu như Việt Nam thông minh, Việt Nam cần cù bật nhất thế giới thì suốt đời vẫn không hiểu tại sao “thật nhục nhã khi trong ngần hơn chục năm mà họ vẫn chưa có trong tay một patent, license mang thương hiệu chính cống từ FPT” hay nói rộng ra là cho cả Việt Nam.
Vậy là chúng ta đã xây dựng được một diễn đàn lớn mạnh rồi đó chăng? Không cần phải có các quy định thể chế nào để cải thiện văn hóa cộng đồng và nâng tầm diễn đàn ư?
Muốn xây dựng diễn đàn lớn mạnh thì nên tích cực mời gọi thêm nhiều người có trình độ, những người đang làm việc hoặc học tập ở nước ngoài, như trước đây nhiều mod vẫn làm hoặc chờ đợi các thế hệ sinh viên ra trường, trưởng thành dần dần rồi đóng góp. Mong đợi thế hệ sinh viên đang ngồi học tập trên ghế nhà trường hầu như là vô vọng (đang học tập nên chỉ lên hỏi là chính).
Liệu chúng ta có phải dùng đến hành vi quan hệ kiểu Bà-Cháu như cháu bị phạt thì Bà bênh trong cái vụ này. Một số bạn đang theo học và làm việc ở nước ngoài tại một nơi mà chi phí về tài liệu, tư liệu , thông tin khác đã được tính vào các khoản đóng góp của Viện, Khoa, nên cái chuyện bạn này có tài liệu trong tay thì không có gì là khó rồi. Nhưng liệu các bạn đó có đọc toàn văn của bài báo ngay khi các bạn này tìm kiếm không? Chắc chắn là không thể, các bạn này thường lướt qua hằng trăm bài báo và chỉ ghé nhìn vào cái tóm lượt (abstract) của nó rồi thì mới quyết định cho cái chuyện mình đọc tiếp theo hay không. Điều các bạn đó làm nay trở thành một phản xạ không điều kiện.
Bên này việc đọc abstract chỉ mất từ 30 second đến 5 phút. Ngày đọc 5-10 paper là chuyện bình thường, tùy vào yêu cầu, ví dụ đọc lấy background thì chỉ đọc phần lý thuyết, không đi sâu quá nhiều vào phần thực nghiệm, nếu đọc để lên kế hoạch cụ thể cho quy trình thực nghiệm thì đọc kỹ hơn.
Nhưng ở trong nước, liệu các sinh viên có đủ trình độ ngoại ngữ như những bạn này không? Liệu khi họ không coi nổi và không hiểu nổi một tóm lượt thì có thề coi được cái nội dung toàn văn không? Thế tì hỏi quá nhiều bài báo trong một lúc thì có ích gì cho chính họ và đóng góp được gì cho diễn đàn. Hình tượng hơn, chưa ngửi được mùi món ăn có hương vị gì thì có ai dám đưa mồm vào ăn ngay không nhỉ? Liệu có ai tộng vào mồm mình một lúc hơn 03 chén cơm không nhỉ? Phải để ngửi được món ăn, tiêu hóa hết chén cơm thì mới có thể xơi tiếp chứ!
Không biết các trường khác thế nào, Trường ĐHKHTN TpHCM, đêu bắt buộc sinh viên phải đọc được tài liệu tiếng Anh chuyên ngành từ năm 2 năm 3, hệ cử nhân tài năng được yêu cầu từ năm nhất. Việc đọc 3 bài 1 ngày chắc không có gì là quá khó. Chuyện đọc và chuyên tiêu hóa được 1 bài là chuyện khác nhau. Để tiêu hóa được 1 bài, cần có background tốt về hướng đó, hiểu biết các technique dùng trong bài…Để tiêu hóa được 1 bài báo, bên này tôi phải đọc thêm khoảng 100 bài khác + hỏi thêm các GS có chuyên môn nữa.
Một vài ý kiến muốn chia sẻ với anh Teppi. Mong muốn của những người thành lập diễn đàn là tạo điều kiện thoải mái nhất cho các bạn học tập. Đương nhiên những bạn cố tình lạm dụng công sức của người khác mà không đóng góp gì thì rất ít người tiếp tục giúp các bạn đó nữa. Hoặc nếu lạm dụng quá mức, sẽ bị ban nick như 1 số thành viên đây bị trước đây.