Xét phân tử C2H6,điều hiển nhiên 2 tứ diện lồng nhau không thể là tứ diện đều do 3 liên kết C-H và C-C không tương đương nhau (sp3-s và sp3-sp3),vậy nhưng rất nhiều sách viết các góc H-C-H và H-C-C đều bằng 109.5 (thực tế H-C-H khoảng 107 ,H-C-C khoảng 112) Điều này gây nhiều thắc mắc cho những em đi thi quốc gia ,giả sử đáp án của đề vẫn là 109.5 thì sao Với etylen cũng vậy , độ dài liên kết C-C đâu bằng C-H mà tài liệu nào cũng ghi là tam giác đều (thực tế không đều) Do phần này có nhiều ý kiến,tựu chung là đi thi nếu có hỏi về điều này thì trước hết cứ đưa ra góc lý tưởng rồi thêm phần giải thích của riêng mình vào.Nếu ai có những ý kiến gì khác thì rất hoan nghênh
cho mình hỏi những yếu tố nào ảnh hưởng góc liên kết vậy
theo mình nghĩ thì đấy là do lực liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử chất đó ( độ âm điện cảu các nguyên tố). Mọi người xem thử còn lí do nào không?:24h_035:
Về vấn đề góc liên kết có sự sai lệt so với số liệu chuẩn thì thuyết VB [VSEPR-thuyết đẩy đôi tầng điện tử] đã có giải thích rõ: 1.các cặp e LK hay không LK trong phân tử sẽ chiếm các vùng không gian nhất định sao cho lực tương tác đẩy giữa các electron là ít nhất (phân bố sao cho xa nhau nhất) 2.Các đôi điện tử không liên kết chiếm vùng không gian lớn hơn các cặp đôi điện tử đã lk 3. Nguyên tử biên có độ âm điện cao sẽ rút electron về phía nguyên tử biên làm cho góc nối ở ngtử trung tâm giảm 4.thứ tự tương tác đẩy giữa các cặp electron: LK-LK<LK-KLK<KLK-KLK lưu ý phần 4 chỉ áp dung cho các góc nối <120 độ
Theo mình nhận thấy thì chúng ta chỉ cần hiểu như tantai là được rồi. Khi Độ Âm Điện của các nguyên tử trong phân tử lớn (thường ta xét nguyên tố trung tâm) sẽ làm lực liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử mạnh và kết quả là phần không gian giữa các nguyên tố sẽ trở nên hẹp lại,tức là góc liên kết giảm. Góc H-C-H và H-C-C thật sự là khác nhau nhưng vì độ âm điện của H=2.1 và C=2.5 xấp xỉ nhau nên người ta cho rằng chúng bằng nhau và chọn giá trị chung cho chúng.