Vấn đề về detectơ diode array?

Mọi người trong diễn đàn ơi! Ai biết thì giúp mình với nhé: Mình đang sử dụng hệ thống HPLC kết nối với detectơ diode array (PDA) để phân tích các kháng sinh trong nước thải. Hiện giờ mình đang dùng PDA để quét dải bước sóng từ 200-400 nm. Mình đã biết cách vẽ sắc đồ ( độ hấp thụ quang phụ thuộc vào thời gian lưu) ở một bước sóng nhất định trong khoảng từ 200-400 nm (bước sóng mà PDA đã quét). Nhưng vấn đề mình muốn hỏi ở đây là mình muốn lấy sắc đồ của một chất trong hỗn hợp các chất đã tách bằng HPLC (chất đó ở một thời gian lưu xác định) biều hiện độ hấp thụ quang của chất đó biến đổi theo khoảng bước sóng từ 200-400 nm đã quét? Liệu có thể lấy được sắc đồ đó với detectơ PDA không nhỉ?Mình đang xử lý sắc đồ bằng chương trình LC solution. Mình đang rất cần. Mong mọi người giải đáp sớm giúp mình! Cảm ơn mọi người trước nhé!

Hi, theo mình thấy khi có diode arry detetor thì mình đều có thể trích để xem phổ UV tại peak mình cần quan tâm với khoảng phổ được quét, bạn thử xem các chức năng của phổ xem, còn không bạn có thể vào phần help để đọc, trong đó cũng ghi rõ đấy, mình không dùng LC solution, nhưng phần mềm mình dùng đều có thể trích ra phổ, như hình đính kèm nè, chúc bạn thành công nhé! :kham (:kham (:kham (:kham (:kham (

Huongngoclan84 chuyển sang PDA data analysis trong postrun thì sẽ có ngay phổ đồ như mong muốn. Bạn xem hình đính kèm nè.

Bạn tie.pok ơi, cho mình hỏi thêm là hiện mình không có chất chuẩn đơn mà chỉ có hỗn hợp chuẩn gồm 5 chất.Mình đã chạy HPLC và tách được 5 chất đó ở các thời gian lưu khác nhau. Vậy mình có lấy được sắc đồ của 1 trong 5 chất của hỗn hợp chuẩn đó biểu hiện độ hấp thụ quang theo dải bước sóng đã quét hay không nhỉ?hay nhất thiết phải chạy chuẩn đơn mới lấy được sắc đồ đó? Thực sự là mình mới sử dụng LC solution nên chưa biết hết các chức năng của nó. Bạn biết thì trả lời sớm giúp mình nhé! Cảm ơn bạn nhiều lắm!

Cho em hỏi chữ: photo diode array detector viết tắt là PDA, hay PDAD. Còn chữ DAD là diode array detector, vậy PAD và DAD là 1 loại đầu dò hay 2 loại khác nhau?

DAD và PDA chỉ là 2 cách gọi khác nhau của cùng một loại đầu dò. Cách gọi đúng là Photo Diode Array Detector (PDAD) nghĩa là detector chuỗi (dãy) diốt quang. Nếu bạn huongngoclan84 chạy HPLC với DAD thì tại bất kỳ thời điểm nào trên sắc ký đồ bạn cũng có thể lấy được phổ UV (sắc đồ biểu hiện độ hấp thụ quang theo dải bước sóng). Như vậy nếu bạn chạy chuẩn hỗn hợp 5 chất bạn đã có phổ UV của từng chất rồi. Bạn chỉ cần chọn đúng thời gian lưu của từng chất là sẽ thu được phổ UV thôi mà.

To huongngoclan84: đúng như petiti đã nói, khi bạn mua chuẩn hỗn hợp thì đi kèm theo chuẩn bao giờ cũng có 1 certificate và 1 spec. detail, trong đó có ghi rõ thời gian lưu của từng chất nên khi bạn chạy chuẩn đa, chỉ cần tra trong spec. detail thì sẽ biết tR của từng chuẩn đơn. Bạn chỉ việc dùng nguyên sắc đồ PDA data ana. là có thể chỉ ra được tương quan miliABS với nm ngay thui.

To tmwin2009: Các hãng khác nhau thì đặt tên cho detector khác nhau bạn à. Shimadzu, Hitachi,… gọi là PDA. Agilent, Water,… thì gọi là DAD. Còn 1 số hãng khác lúc thì gọi là PDAD, lúc thì DAD, PDA nữa kìa. Túm lại thì nó chỉ là 1 loại detector và điểm khác của các hãng là tính năng và cấu tạo. Ví dụ, của Agilent và 1 số hãng dùng 1024 con diode để tạo thành mảng, của Shimadzu chỉ dùng 512 con diode để tạo mảng. Có điều rất vui là các ông này cứ cãi nhau là “1024 diode mới tối ưu” và “tôi chỉ cần 512 diode mà vẫn đạt độ nhạy như ông trên cùng đk chạy mẫu thì tôi giỏi”, hii

http://www.chromatography-online.org/topics/diode/array.html

Cảm ơn các bác đã chỉ dẫn, em hỏi 1 câu nữa: giữa PDA và ELSD, đầu dò nào nhạy hơn (cụ thể là bao nhiêu?), và vì sao PDA lại được sử dụng phổ biến hơn ELSD trong khi ELSD là detecter vạn năng???

Các bạn ơi, có thể giúp mình thêm giải đáp thắc mắc này không?Theo mình được biết detectơ diode array về cơ bản là giống detectơ UV-VIS, tức là đều sử dụng ánh sáng vùng UV, cùng định lượng các chất dựa theo nguyên tắc của định luật Lambe-Bia.Điểm khác nhau cơ bản của detectơ diode array và detectơ UV-VIS là detectơ diode array có thể quét phổ hấp thụ của chất ở cả dải bước sóng (ví dụ từ 200-400nm), còn detectơ UV-VIS chỉ quét phổ của chất ở một bước sóng nhất định? Không biết mình hiểu thế có đúng không? Mong mọi người góp ý và bổ sung giúp mình về “sự khác nhau cơ bản giữa detectơ diode array và detectơ UV-VIS ?” Mình đang cần tìm hiểu thêm về vấn đề này và có hỏi một vài người nhưng họ trả lời chưa rõ lắm! Trả lời giúp mình sớm nhé! Mình cảm ơn mọi người trước nha!

Có bạn nào là chuyên gia về HPLC Shimadzu - LC Solution không, cho mình hỏi chút. Khi khai báo các kênh bước sóng cho DAD thì chỉ hiện ra window với 4 kênh thôi, còn khi chọn Display Setting thì window hiện ra cho phép chọn đến 16 kênh bước sóng. Phải chọn Display Setting này thì khi chạy xong trong file dữ liệu mới hiển thị số liệu ứng với từng kênh đã chọn, nếu không thì không có gì cả. Như vậy 2 thông số này có gì khác nhau? Và có thông số nào là thừa không? Ý mình là 2 thông số này ứng với các mục đích gì? Nhân tiện cho mình hỏi về HPLC Hitachi. Khi chạy xong file dữ liệu, mình lỡ ‘Integration off’ tất cả các peaks mà không biết làm sao để hiển thị lại peak trong file dữ liệu, mình không tìm thấy chức năng ‘Insert peak’ trong ‘Integration tool’. Nhân tiện cho mình hỏi, làm thế nào để phần chỉnh sửa peak của mình chỉ ảnh hưởng đến file dữ liệu đó thôi, không ảnh hưởng đến phương pháp và các file dữ liệu có cùng phương pháp với file đó? Cái khổ của mình là quen chạy HPLC của Shimadzu với chương trình LC Solution, giờ chạy EZChrom Elite của máy Hitachi thì thấy … ít có cái tương đồng quá, dù cùng là phần mềm cho HPLC.

Lấy ví dụ thế này thì bạn sẽ rõ hơn nè, khi kiểm tra 1 loại thuốc có chứ cả 3 loại vitamin A, D3 và E, nếu chạy HPLC với đầu dò UV, bạn phải chạy chuỗi mẫu 3 lần, ứng với 3 bước sóng khác nhau, tốn gấp 3 thời gian và như thế tốn gấp 3 lần dung môi pha động. Trong khi chạy DAD, bạn chỉ cần chạy chuỗi mẫu 1 lần, trong phương pháp cài sẵn 3 kênh bước sóng, tốn ít thời gian và dung môi hơn. Khi đọc kết quả chỉ cần chọn đúng kênh và lấy đúng peak ở thời gian lưu tương ứng là xong. Trước mắt trong thực tế mình thấy được cái lợi đó. Còn nếu bạn chịu khó đăng ký 1 khóa sắc ký ở chỗ thầy Sơn và cô Sương thì bạn có thể biết được nhiều cái lợi hơn, mình đã học qua nhưng hiểu là một chuyện, trình bày lại được là một chuyện khác. :slight_smile:

Cho mình xin lỗi là đã đặt câu hỏi không rõ ràng, mình viết lại rõ dưới đây, bạn nào biết chỉ giáo giúp nhé:

  1. Máy HPLC Shimadzu, phần mềm điều khiển LC solution, khi cài đặt phương pháp có phần D/A output ở thẻ DAD, nhấp chọn nút “D/A output” này thì hiện ra 4 kênh bước sóng, nhưng khi khai báo ở đây, mà không đổi bước sóng ở phần “Display setting” thì khi chạy xong, peak thu được không tương ứng với bước sóng đã khai báo ở D/A output". Như vậy “Display setting” đóng vai trò chủ chốt (có tới 16 kênh), có đúng không? và chức năng của D/A output là gì?
  2. Cũng máy Shimadzu và phần mềm trên, khi vào Postrun để xử lý peak thì nhận thấy rằng, nếu cắt 1 số peak ở liền sau peak chính thì Area của peak chính tăng một chút, nếu cắt 1 số peak ở liền trước peak chính thì Area của peak chính giảm một chút. Các bạn có thể giải thích giúp mình được không? Theo mình hiểu thì Area của peak chính phải không bị ảnh hưởng mới đúng chứ.
  3. Về máy Hitachi thì câu hỏi của mình hơi ngố, xin thông cảm, giờ mình đã biết cách xử lý peak rồi. Có điều thế này, sau khi xử lý peak xong, phải chọn report thì chương trình mới cho ra peak table, khác với Shimadzu là hiện peak table ngay tại thời điểm analyse peak. Làm mình thấy thật bất tiện khi mình cần copy peak table ra file excel để tính toán. Có bạn nào rành về EZChrom Elite, biết cách hiện peak table ngay tại thời điểm phân tích peak thì chỉ cho mình với.

Cám ơn các bạn rất nhiều.

Về cơ bản là bạn đúng, nhưng giải thích sâu thì phải hiểu thêm về cơ chế hoạt động của diod bán dẫn .Đối với UV VIS chỉ cần so sánh cường độ của tia UV phát ra trước và sau khi qua cuvet thi có thể xây dựng được peak, còn Diod array thì sẽ có nguyên cả một dãi ánh sáng qua cuvet ví dụ từ 200 - 400 nm và bên kia cuvet là dãy diod bán dẫn, mỗi diod nhạy với mỗi bước sóng nhất định (bước sóng kích thích), khi dược chiếu sáng ở bước sóng kích thích thì diod đó sẽ cho dòng điện qua, tùy theo cường độ của bước sóng kích thích, mà dòng điện đi qua sẽ lớn hay nhỏ, dựa trên nguyên lý này ta sẽ thu được phổ đồ của dãi phổ mà ta đã cài đặt cho detector. DAD chẳng qua là nâng cấp của UV mà thôi.

Các bạn ơi , fluoresence detector cũng quan trọng vậy thì khác gì với 2 loại trên bạn nao giải thích cho mình về cơ chế của nó với. Ưu nhược điểm, đối tượng của 3 loại detector này là gì?, Cảm ơn nhìu.