Có bạn nào biết về vai trò của quá trình isome hóa trong lọc hóa dầu ko?. Quá trình isome hóa hiện nay có các phương pháp nào ở việt nam và trên thế giới. Giúp tớ với. thanks!
Izome hóa đương nhiên là một giai đoạn quan trọng trong chế biến dầu, biến các n-parafin thành dạng mạch nhánh (nâng cao trị số octan chả hạn mà k0 chứa S hay hydrocabon thơm- bạn có thể tham khảo bài viết của bạn C.H.V). Trong nhà máy lọc dầu hiện nay phân xưởng izome hóa (isomerization unit )thường chuyển n-butan thành izo-buten, cấu tử ban đầu để tổng hợp MTBE.
CN izome hóa đc áp dụng đầu tiên khoảng năm 1930-1940 dựa trên pứ Friedel crafts (xúc tác AlCl3, 80-120 độC). Sau này ng ta cải tiến công nghệ xử dụng xúc tác lưỡng chức nên tiến hành được ở nhiệt độ, áp suất cao hơn (350-450 độC, p=2MPa)
Công nghệ izome hóa phổ biến hiện nay là của hãng UOP (UOP Butamer) phản ứng ở pha hơi với lớp xúc tác cố định. Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất cũng sử dụng CN này theo thiết kế ban đầu là 65.000 thùng/ ngày để chuyển hóa phân đoạn naphtha nhẹ từ phân xưởng NHT (naphtha hydrotreating unit (phân xưởng xử lý naphtha bằng khí hidro ))thành các cấu tử pha trộn xăng có chỉ số octan cao
cảm ơn tuxedomask nhé.Bạn nào có biết trang nào viết về vấn đề này thì gửi link cho tớ nhé. Tớ đang tìm hiểu về vấn đề này nhưng chưa tìm được tài liệu. Thanks!
hic bạn chỉ cần gõ cụm từ izomer hóa vào mình nghĩ là không thiếu . mình cũng chỉ nói thêm tý chút đấy là phương pháp tăng hệ số octan lên khá cao mà rất sạch .nhưng điều kiên công nghệ khá ngặt nghèo( ví dụ bạn phải duy trì áp suất hydro hợp lý hay không chế nhiệt độ tất mơi mong có hiệu quả cao) lên không thể lạm dụng được . à còn điều này nữa thực ra dùng với nguyên liệu c5 và c6 thì tuyệt hơn nhiều bác ạ!
nothing thân không biết bạn muốn trao đổi tầm cỡ nào mình cũng gà mờ co thể cùng làm rõ với bạn cùng học nhé! mình xin nói thêm để bạn rõ tại sao ta dùng c4 như bác tuxedomask nói: là vì ta hạn chế sự phân bố lại tránh làm hỏng xúc tác tiết kiệm thôi ví hệ xúc tác này rất nhạy cảm với nhiệt độ và chất ngưng tụ mà .
Ơ, sao lại dùng từ “lạm dụng” ở đây, đây là 1 unit trong tổng thể nhà máy lọc dầu, toàn bộ chế độ công nghệ được vận hành liên tục và được điều khiển bằng các thiết bị tự động mà. Tất nhiên là có C5, C6 vì nó là phần naphta nhẹ (còn phần naphta nặng được đưa tới phân xưởng Reforming xúc tác CCR) nhưng đây đang nói cái phân xưởng này chủ yếu để sản xuất các cấu tử có trị số octan cao (tất nhiên cứ mạch nhánh là có octan cao rồi nhưng không thể pha trực tiếp vào xăng đc) nên có thể thấy trong sơ đồ CN izome hóa sẽ có tháp chưng tách isobutan để thu iso-butan tinh khiết (có hiệu quả kinh tế cao hơn). Còn C5-C6 có thể đưa đi đốt để chạy máy phát điện cung cấp điện cho toàn bộ nhà máy ^^
dạ vậng nhưng nếu áp suất hydro không được không chế tốt thì lập tức có vấn đề bác à . mà nguồn hydro thì đâu có nhiều còn bổ xung thì chắc là đắt sản suất gia chắc không bán nổi xăng đó .thêm nữa cái này còn phải chia nguồn hydro vơi hydrotreating chứ bác. tất nhiên tăng trị số octan là rất cool nhưng nếu phải trọn giữa cái này và hydrotreating thì chắc là cái này dứt ngay vòng gưi xe. còn thêm em thiết nghĩ chắc là xúc tác của nó cũng có vài điểm đặc biệt nhưng với trình của mình em không giám lạm bạn nếu có thể mong bác nói về cái này cho em hiểu thêm.thank bác!
Theo mình được biết thì quá trình Refoming và Izome có cùng 1 loại xúc tác nhưng mình không hiểu vì sao mà C5 và C6 lại không đóng vòng như cơ chế refoming ???