Trên diễn đàn Edunet của Bộ giáo dục đang bàn luận về việc một bạn Học sinh lớp chuyên Hóa của trường chuyên Nguyễn Huệ, Hà Tây vì không muốn vào đội tuyển nên cô giáo chủ nhiệm gây sức ép đến mức bạn phải đổi trường.
http://diendan.edu.net.vn/forums/thread/355899.aspx
Thông qua blog của bạn mà sự việc mới được biết đến: http://blog.360.yahoo.com/blog-TZWUdGwia6.F4kLqKh9aS.BGCY1xQmJL)
Nhân đây mình có vài suy nghĩ : Khoa học đã chứng minh rằng mỗi con người ai cũng có khả năng đặc biệt về một lĩnh vực nào đó. Bạn không giỏi Toán nhưng bạn lại lại giỏi âm nhạc; bạn không học giỏi Vật lý nhưng ai cũng công nhận bạn có đôi tay tháo vát ít ai sánh bằng. Bạn kém các môn Tự nhiên nhưng bạn lại có khả năng Hùng biện và khả năng tập hợp mọi người. Không có hay rất ít có người giỏi nhiều lĩnh vực.
Về mặt ý tưởng các lớp chuyên nói chung và chuyên Hóa nói riêng thành lập để phát hiện, ươm mầm và nâng đỡ những bạn đam mê Hóa học. Mục đích của chuyên Hóa cũng là để phát hiện năng lực thực sự của bạn. Vì con người chỉ thành công trong một lĩnh vực khi có hai điều kiện :
- Bạn có đam mê công việc đó, lĩnh vực đó
- Bạn có năng lực đối với lĩnh vực đó do bản chất và do giáo dục mà nên (tư chất, trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm).
Công việc phát hiện năng lực thực sự của học sinh và khơi dậy niềm đam mê chính là cách tốt nhất của Giáo dục để tạo ra những con người thành công. Kinh nghiệm của các trường Đại học Mỹ cho thấy người ta làm công tác tư vấn chọn nghề nghiệp rất kỹ cho học sinh và sinh viên giai đoạn đại cương (qua các hình thức tư vấn, làm các bài trắc nghiệm năng lực bản thân…). Mục tiêu của công tác nhà trường nhất là giai đoạn trung học phổ thông cuối cùng là để bạn tự hiểu bản thân mình có năng lực gì, yêu thích điều gì và nên chọn ngành học nào ( vì đôi khi tự bản thân chúng ta cũng không biết bản thân mình thực sự muốn gì ).
Mục tiêu tối thượng là làm sao để rong xã hội mọi người truởng thành đều có thể làm điều mình đam mê và cũng là điều mình đã được học tập và trau dồi nhiều nhất. Một xã hội mà mọi người đều làm việc vì đam mê, vì tin tưởng vào năng lực và khả năng chứ không bị ép buộc chắc chắn sẽ là một xã hội có năng suất lao động cao và tạo ra nhiều giá trị .
Vì thế mình tự đặt ra mấy câu hỏi thế này :
-
Mục tiêu của học chuyên Hóa có phải là đi thi học sinh giỏi không cấp Tỉnh, cấp Quốc gia hay không ? Ngoài các kì thi ấy hiện nay ở nước ta có các cuộc thi nào để là nơi các bạn thi thố khả năng và sự sáng tạo trog Hóa học hay không ?
-
Hóa được dạy từ lớp 8, các bạn giỏi Hóa thường cũng giỏi nhiều môn khác và ngược lại. Vậy lấy gì để xác định một bạn đam mê Hóa và một bạn ít đam mê Hóa hơn (dù vẫn học giỏi Hóa)
-
Tình hình hiện nay ở các lớp chuyên Hóa ra sao? Các bạn đang học những gì ? Các bạn có hài lòng và yêu thích những gì đang đuợc thầy cô dạy không? Các bạn có thấy mình còn yêu Hóa học không ?
-
Nếu sau một thời gian học Hóa mà bản thân bạn hay nhờ sự gúp đỡ của người khác mà tự nhận ra mình có năng lực khác (như nhạc hay Văn học) thì các bạn có thể chuyển lớp đuợc không? Trong lớp các bạn có bạn bè nào như thế không?
-
Ở lớp chuyên Hóa ngoài việc làm nhiều bài tập hơn và học trước chương trình hay học rộng thêm so với chương trình chung thì các bạn có hoạt động gì khác không (đi nhà máy; làm thí nghiệm ngoài trời, nói chuyện với các nhà Hóa học …)
-
Thực trạng dạy và học chuyên Hóa hiện nay có phải chỉ thuần túy là theo thành tích không? Nếu có thì liệu có cần giữ mãi cách học tập theo thành tích của lớp, của trường như vậy hay nên bỏ đi vì các tác hại của nó như các tranh luận trên báo Tiền phong thời gian qua không
http://tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=92447&ChannelID=73
- Nếu cần thay đổi thì các thầy cô dạy Hóa cần thay đổi cái gì ?