Ung thư-cái nhìn của nhà Hóa học

[i]Đã có lần, aqhl vãi mồ hôi hột trong quá trình tìm cơ chế gây ung thư của một chất nào đó… Ai cũng nghe nói đến ung thư, tuy nhiên nếu hiểu đây là một “căn bệnh” thông thường thì có lẽ chúng ta đã quá thờ ơ. Một thực tế là hiện nay, hầu hết các lab về sinh học đều đang tập trung “hùng hục” nghiên cứu về ung thư, nhiều hơn rất nhiều so với HIV hay bất cứ căn bệnh nào khác và lí do tại vì sao??? Đó là do ung thư không đơn thuần là một căn bệnh tổn hại đến cơ thể con người mà là một sự thay đổi về gen, về quá trình tiến hóa mang tính chất “tự nhiên”, và con người chống lại ung thư như đang chống lại sự tiến hóa của tự nhiên, chống lại quy luật “đào thải” của sinh học dành cho con người… đó là lí do mà người ta thường nói “ung thư” là không thể trị được, đơn giản là do cấu trúc gen đã thay đổi theo quy luật đào thải để chọn lọc các cá thể mang bộ gen phù hợp với môi trường trong một giai đoạn nhất định. Như các ví dụ về thuyết tiến hóa của Darwin, ví dụ về tuyệt chủng của khủng long bên cạnh sự sinh tồn của loài gián trong thời điểm ấy, cá dưới nước thành động vật trên cạn, sự tiến hóa từ vượn thành người …

Kiến thức còn nhiều hạn chế nên rất mong các bạn có thể cùng tham gia tìm hiểu về loại bệnh này dưới cái nhìn hóa học để chúng ta hiểu thêm và biến đâu có được ý tưởng để tiếp cận vấn đề.[/i]

I. Nguyên nhân:

Nguyên nhân gây ung thư là sự sai hỏng của DNA, tạo nên các đột biến ở các gene thiết yếu điều khiển quá trình phân bào cũng như các cơ chế quan trọng khác. Một hoặc nhiều đột biến được tích lũy lại sẽ gây ra sự tăng sinh không kiểm soát và tạo thành khối u. Khối u (tiếng Latin: tumor) là một khối mô bất thường, có thể ác tính (malignant), tức ung thư hoặc lành tính (benign), tức không ung thư. Chỉ những khối u ác tính thì mới xâm lấn mô khác và di căn. Khái niệm ác hay lành tính ở đây nên hiểu về mặt giải phẫu bệnh học nhiều hơn là về khả năng gây chết người. Thật vậy, một người có thể sống nhiều năm với một ung thư hắc tố da, trong khi một khối u “lành tính” trong hộp sọ có thể chèn ép não gây tàn phế hoặc tử vong.

Ung thư có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào vị trí, đặc điểm và khả năng di căn của khối u. Chẩn đoán xác định ung thư thường đòi hỏi phải sinh thiết rồi quan sát trên kính hiển vi. Người bị ung thư có thể được chữa trị bằng phẫu thuật, hóa trị liệu (chemotherapy) hoặc xạ trị liệu (radiotherapy).

Nếu không được chữa trị sớm, hầu hết các loại ung thư có thể gây tử vong, đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong chính trong những nước phát triển. Hầu hết các bệnh ung thư có thể chữa trị và nhiều bệnh có thể chữa lành, nếu được phát hiện và điều trị sớm.

Nhiều dạng ung thư có liên quan đến các yếu tố môi trường mà có thể tránh khỏi. Hút thuốc lá là một trong những yếu tố gây nguy cơ ung thư nhiều nhất.

[SIZE=3]Nguồn gốc của ung thư Phân chia tế bào (tăng sinh) là quá trình sinh lý xảy ra trong những điều kiện nhất định ở hầu hết các mô trong cơ thể sinh vật đa bào. Bình thường sự cân bằng giữa tốc độ của quá trình tăng sinh và quá trình chết của tế bào được điều hòa một cách chặt chẽ để đảm bảo cho tính toàn vẹn của cơ quan và mô. Khi các tế bào xảy ra những đột biến trong DNA, chúng có thể phá vỡ cơ chế điều khiển này và dẫn đến ung thư.

Sự tăng sinh không kiểm soát và thường là nhanh chóng của tế bào sẽ tạo thành các khối u lành tính hay khối u ác tính (ung thư). Những khối u lành tính không lan tràn đến những nơi khác trong cơ thể hay xâm lấn vào các mô khác, và chúng hiếm khi đe dọa đến tính mạng trừ khi chúng chèn ép đến các cấu trúc sống còn. Các khối u ác tính có thể xâm lấn vào các cơ quan khác, lan đến những nơi xa hơn (di căn) và trở nên đe dọa đến tính mạng.

[/SIZE]

Hy vọng mọi người có thể tập hợp thông tin thêm nhằm tìm hiểu cơ chế gây ung thư của các tác nhân hóa học…

mình xin bổ sung thêm : Dấu hiệu và triệu chứng Đại khái, triệu chứng của ung thư được phân làm ba nhóm chính:

Triệu chứng tại chỗ: các khối u bất thường hay phù nề, chảy máu (hemorrhage), đau và/hoặc loét (ulcer). Chèn ép vào mô xung quanh có thể gây ra các triệu chứng như vàng da. Triệu chứng của di căn (lan tràn): hạch bạch huyết lớn lên, ho, ho ra máu, gan to, đau xương, gãy xương ở những xương bị tổn thương và các triệu chứng thần kinh. Đau có thể gặp ở ung thư giai đoạn tiến triển, nhưng thông thường đó không phải là triệu chứng đầu tiên. Triệu chứng toàn thân: sụt cân, chán ăn và suy mòn, tiết nhiều mồ hôi (đổ mồ hôi trộm), thiếu máu và các hội chứng cận u đặc hiệu, đó là tình trạng đặc biệt được gây ra bởi ung thư đang hoạt động, chẳng hạn như huyết khối (thrombosis) hay thay đổi nội tiết tố. Mỗi vấn đề nêu trên đều có thể gây ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau (được xem như là chẩn đoán phân biệt). Ung thư có thể là một bệnh lý thường gặp hay hiếm gặp gây ra các triệu chứng này.

Sinh thiết Một biểu hiện ung thư có thể gợi ý đến nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng để chẩn đoán xác định độ ác tính thì phải cần đến khám nghiệm vi thể tế bào ung thư của các nhà giải phẫu bệnh. Thủ thuật để lấy được tế bào và/hoặc các mẫu bệnh phẩm, và khám nghiệm chúng được gọi là sinh thiết. Chẩn đoán mô học sẽ xác định loại tế bào ung thư đang tiến triển, mức độ ác tính (mức độ loạn sản), sự lan tràn và kích thước của chúng. Di truyền học tế bào và hóa mô miễn dịch có thể cung cấp các thông tin về xu hướng phát triển sau này của ung thư (tiên lượng) và phương pháp điều trị tốt nhất.

Tất cả ung thư đều có thể được chữa trị nếu như khối u được cắt bỏ hoàn toàn, và đôi khi điều này có thể thực hiện bởi sinh thiết. Khi toàn bộ khối mô tổn thương bất thường được loại bỏ, bờ của bệnh phẩm phải đựơc khám xét cẩn thận để xác định chắc mô ác tính đã thực sự được loại bỏ. Nếu ung thư lan tràn đến vị trí khác của cơ thể (di căn), phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn là không thể.

Bản chất của sinh thiết phụ thuộc vào cơ quan khám nghiệm. Nhiều sinh thiết (như là sinh thiết da, vú hay gan) có thể thực hiện ngoại trú. Sinh thiết những cơ quan khác thì được tiến hành dưới điều kiện vô cảm và phẫu thuật.

Chẩn đoán giai đoạn ung thư Hiệp hội chống ung thư quốc tế đã phát triển một hệ thống phân chia giai đoạn của các khối u ác tính gọi là TNM (T: tumor - khối u, N: node - hạch lympho, M: metastasis - di căn).

Trong một vài ung thư cụ thể, một số bảng phân loại khác lại thích hợp hơn, thí dụ hệ thống xếp loại FAB (French-American-Bristish cooperative group) dùng cho một số bệnh bạch huyết. Các loại ung thư Ung thư có thể được phân loại dựa theo tính chất giải phẫu bệnh hoặc theo cơ quan bị tổn thương.

Các tế bào ung thư trong một khối u (bao gồm cả tế bào đã di căn) đều xuất phát từ một tế bào duy nhất phân chia mà thành. Do đó một bệnh ung thư có thể được phân loại theo loại tế bào khởi phát và theo vị trí của tế bào đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người ta không xác định được khối u nguyên phát.

Ung thư biểu mô (carcinoma) có nguồn gốc từ tế bào biểu mô (ví dụ như ở ống tiêu hóa hay các tuyến tiêu hoá). Bệnh lý huyết học ác tính (hematological malignancy), như bệnh bạch cầu (leukemia) và u lympho bào (lymphoma), xuất phát từ máu và tủy xương. Ung thư mô liên kết (sarcoma) là nhóm ung thư xuất phát từ mô liên kết, xương hay cơ. U hắc tố do rối loạn của tế bào sắc tố. U quái bắt nguồn từ các tế bào mầm Các tính chất đặc trưng của tế bào ác tính:

tránh được apoptosis (chết theo chương trình) khả năng phát triển vô hạn (bất tử) tự cung cấp các yếu tố phát triển không nhạy cảm đói với các yếu tố chống tăng sinh tốc độ phân bào gia tăng thay đổi khả năng biệt hóa tế bào không có khả năng ức chế tiếp xúc khả năng xâm lấn mô xung quanh khả năng di căn đến nơi xa khả năng tăng sinh mạch máu Phòng ngừa Phòng ngừa ung thư được định nghĩa là các biện pháp tích cực nhằm giảm tỷ lệ ung thư. Điều này có thể thực hiện bằng cách tránh các tác nhân sinh ung thư hay thay đổi quá trình chuyển hóa của chúng, theo đuổi lối sống và chế độ ăn uống làm thay đổi các yếu tố gây ung thư có thể tác động được và/hoặc can thiệp y khoa (hóa dự phòng, điều trị sang thương tiền ác tính).

Có nhiều hứa hẹn phòng ngừa ung thư rút ra từ các nghiên cứu dịch tễ học quan sát. Các nghiên cứu này chỉ ra mối liên hệ giữa các yếu tố lối sống có thể tác động được hay phơi nhiễm môi trường với các bệnh ung thư đặc biệt. Các thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát thực hiện trên các gợi ý can thiệp rút ra từ nghiên cứu dịch tễ và phòng thí nghiệm đã đưa ra bằng chứng về giảm tỉ lệ mới mắc và tỉ lệ tử vong.

Các ví dụ về các nguy cơ có thể tác động được gồm có uống rượu (phối hợp với tăng nguy cơ ung thư miệng, thực quản, vú và các ung thư khác), không hoạt động chân tay (phối hợp với tăng nguy cơ ung thư đại tràng, vú, và có thể các ung thư khác), tình trạng béo phì (phối hợp với ung thư đại tràng, vú, nội mạc tử cung, và có thể các ung thư khác). Dựa vào các bằng chứng dịch tễ học, ngày nay người ta cho rằng tránh uống rượu quá mức, tích cực hoạt động thể lực và duy trì trọng lượng cơ thể thích hợp có thể góp phần làm giảm nguy cơ một số ung thư; tuy nhiên khi so sánh với phơi nhiễm thuốc lá, các phương pháp này có tính hiệu quả còn khiêm tốn và độ tin cậy của bằng chứng còn thấp. Các yếu tố về lối sống và môi trường khác được biết có ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư (có lợi hay hại) là hoạt động tình dục hay sinh sản, sử dụng hormone ngoại sinh, tiếp xúc với các phóng xạ ion hoá và tia cực tím, phơi nhiễm với hóa chất và nghề nghiệp nào đó, các tác nhân nhiễm trùng.

Phòng ngừa bệnh ung thư bằng ăn uống: Đối với căn bệnh ung thư thì không có sự phân biệt về tuổi tác, giới tính và chủng tộc. Tuy nhiên ngày nay, người ta khẳng định rằng tỷ lệ mắc bệnh ung thư có mối liên quan đến các yếu tố môi trường như: không khí, nước, thói quen ăn uống và một số thói quen sống khác, đặc biệt thói quen ăn uống.

Không phải trong tất cả các trường hợp có thể phòng ngừa được bệnh ung thư, tuy nhiên một số hiểu biết về các biện pháp phòng bệnh trong lĩnh vực này sẽ đem lại những kết quả tích cực. Ở đây chúng tôi xin giới thiệu một số kiến thức về chế độ ăn để phòng bệnh ung thư.

Vai trò của ăn uống đối với sự phát triển ung thư rất khác nhau. Một số loại thức ăn làm tăng nguy cơ phát triển các khối u ác tính, ngược lại một số loại thức ăn lại giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh Các thức ăn tăng nguy cơ phát triển ung thư

Gần đây, tại Stockholm (Thụy Điển), trong một nghiên cứu có 5.000 người tình nguyện tham gia, các nhà khoa học nhận thấy, tăng sử dụng các sản phẩm thịt chế biến sẵn (đồ hộp, đồ hun khói) thêm 30g mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày 15 – 38%. Theo các nhà khoa học, tăng nguy cơ bị ung thư liên quan đến các chất bảo quản và các nitrat có trong các thức ăn này. Đa số các chất này là tác nhân gây ung thư. Ngoài ra, một số chất độc hại sinh ra trong quá trình chế biến (xông khói) cũng có vai trò quan trọng.

Các thức ăn có hàm lượng chất béo cao như thịt, mỡ, bơ… cũng tăng nguy cơ ung thư. Đặc biệt nguy hiểm khi sử dụng lại dầu mỡ đã dùng để rán, thói quen ăn thịt rán sẽ tăng nguy cơ bị ung thư ruột, do trong quá trình chế biến sẽ sản sinh ra các chất gây ung thư benzpiren.

Khi có thói quen ăn nhiều chất béo sẽ dẫn đến béo phì. Béo phì làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tử cung, túi mật, thận, ruột già và ung thư vú. Những người có trọng lượng cơ thể vượt quá 30 – 40% cân nặng lý tưởng thì nguy cơ chung mắc bệnh ung thư tăng đến 55% ở đàn bà và 33% ở đàn ông. Mối liên quan giữa béo phì và sự xuất hiện bệnh ung thư có thể được giải thích rằng: sử dụng quá nhiều calo thúc đẩy sự tích lũy trong cơ thể một số chất hoá học nhất định, các chất này theo dòng máu và kích thích sự phân chia các tế bào, dẫn đến ung thư hoá.

Khoai tây rán, chips, bim bim cũng là nguồn gốc của các chất gây ung thư. Khi rán, đặc biệt rán quá lửa, từ chất tinh bột sản sinh ra chất acrilamid – tăng nguy cơ bị ung thư. Các thức ăn đóng hộp, tẩm ướp, sấy khô, thịt cá hun khói, các chất kích thích như ớt cay, hồ tiêu…, ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều là tác nhân gây ung thư. Qua nghiên cứu người ta thấy rằng ở những vùng, những dân tộc có thói quen ăn nhiều thức ăn loại này có tỷ lệ ung thư thực quản và dạ dày cao.

Các thức ăn giảm nguy cơ ung thư

Một số thức ăn có tác dụng trung hoà các chất gây ung thư bằng cách liên kết với chúng và thải ra ngoài cơ thể hoặc giảm ảnh hưởng độc hại của chúng với cơ thể.

  • Các loại rau xanh, trái cây tươi, gạo lứt (giã dối), bánh mỳ đen đều có tác dụng phòng ung thư rất tốt. Trong các sản phẩm này có chứa nhiều vitamin, chất xơ. Giả thiết cho rằng chất xơ tạo điều kiện cho ruột đẩy nhanh các phần thức ăn chưa được tiêu hoá hết, giảm thời gian tiếp xúc của cơ thể với các chất độc hại có thể gây ung thư. Ngoài ra các chất gây ung thư có thể gắn vào các sợi xơ, qua đường ruột và thải ra ngoài cơ thể mà không bị lưu lại trong ruột.

  • Các thức ăn có chứa nhiều chất indol (cải bắp, súp lơ), chứa nhiều canxi đều có tác dụng phòng ngừa sự phát triển của ung thư.

  • Một số vitamin có tác dụng giảm nguy cơ ung thư như B2, PP, A, C và E. Trong một công trình nghiên cứu, các nhà khoa học Nhật Bản thấy rằng, những người tăng cường ăn hàng ngày các rau quả như cà rốt, ớt đỏ, rau dền, bí ngô trong vòng 5 năm, tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày đã giảm 25%. Các chất này chứa nhiều beta -caroten là tiền vitamin A.

Vitamin C có trong các loại rau quả có tác dụng ngăn cản sự hình thành các chất gây ung thư từ các chất nitrat có trong thức ăn. Nhu cầu về vitamin C cần 100 – 150 mg /ngày đã bảo đảm hiệu quả phòng bệnh. Vitamin C chứa nhiều trong hành tươi, cải bắp, tỏi, chanh, ớt, cam…, ngoài ra vitamin C còn được dùng ở dạng dược phẩm.

Vitamin E cũng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật, các mầm quả như mầm thóc, giá đỗ.

Các khuyến cáo trong chế độ ăn để giảm nguy cơ bị ung thư

  • Ăn uống điều độ, không ăn no, chỉ ăn khi cảm thấy đói, trong một tuần tiến hành 1 - 2 ngày ăn nhẹ.

  • Giảm sử dụng mỡ xuống còn khoảng 20% tính theo giá trị năng lượng.

  • Tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi, gạo giã dối, bánh mỳ đen, đồ biển.

  • Hạn chế tối đa ăn đồ rán, đồ nướng trên lửa, đồ hun khói, đồ hộp, đồ chế biến mặn, tẩm ướp gia vị, đồ dầm giấm.

  • Tránh các đồ ăn mà trên bao bì có ghi hạn bảo quản lâu.

  • Không dùng lại dầu mỡ đã sử dụng để rán, đồ nướng, đồ rán quá lửa.

  • Không dùng các đồ ăn có biểu hiện ôi thiu, nấm mốc; không ăn tương ớt không rõ nguồn gốc.

  • Hạn chế uống rượu có nồng độ cồn cao, uống rượu kết hợp hút thuốc lá.

  • Không chế biến thức ăn dùng trong nhiều ngày, không ăn thức ăn để lâu trong tủ lạnh, không sử dụng thức ăn và thức uống quá nóng, không uống quá 2-3 cốc cà phê mỗi ngày.

Thực hiện tất cả các chỉ dẫn trên rất khó khăn, tuy nhiên để phòng ngừa ung thư mỗi người cần phải chú ý tối đa đến chế độ ăn uống để giảm thiểu các tác nhân gây hại. Phương thuốc tốt nhất trong cuộc chiến với ung thư là chế độ ăn uống dự phòng

THỨC ĂN CHAY
CÓ TÁC DỤNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ Tỏi và hành tay có tác dụng phòng chống ung thư đường tiêu hóa

Tỏi và hành tây là thực phẩm chống ung thư đã được giới y học xác định và công nhận, bởi vì tác dụng chống ung thư của chúng ta khá rõ rật.

Các điều tra về bệnh truyền nhiễm cho biết: trong số lượng những người hay ăn tỏi sống, tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày rất thấp. Nguyên nhân chính là do tỏi có thể làm giảm đáng kể hàn lượng nitrite trong dạ dày và giải thấp khả năng tạo ra nitrosamine, điều này có tác dụng rất tốt giúp cơ thể phòng chống được ung thư.

Hiệu quả phòng chống ung thư của hành tây và tỏi tương tự nhay. Các nghiên cứu y học phát hiện thấy, trong hành tây có chất vescalin (C27H20O8), đây là chất chống ung thư tự nhiên. Nghiên cứu chỉ rõ những người thường xuyên ăn hành tây có tỷ lệ ung thư dạ dày thấp hơn 25% so với những người ăn ít hoặc không ăn hành tây và tỷ lệ chết do ung thư dạ dày cũng thấp hơn 30%.

Cà rốt, cà chua có tác dụng phòng chống ung thư vú, ung thư dạ dày

Những năm gần đây, các nghiên cứu y học đã không ngừng chứng minh rằng: cà chua, cà rốt và các loại rau màu xanh, màu vàng có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư. Trong củ cà rốt có chứa nhiều carotere (tiền vitamin A) có khả năng chuyển hóa thành vitamin A. Nghiên cứu phát hiện thấy, những người thiếu vitamin A có tỷ lệ ung thư cao gấo hơn 2 lần so với người bình thường.

Ngoài ra, cà rốt còn chứa nhiều chất xơ, rất có lợi đối với cơ thể. Chất lycopene (C40H56) trong quả cà chua cũng là chất chống oxy hóa, có thể trung hòa được các gốc tự do, rất có lợi trong việc phòng chống các bệnh ung thư vú, ung thư dạ dày và ung thư đường tiêu hóa.

Uống trà có thể phòng chống ung thư gan, ung thư dạ dày

Rất nhiều chuyên gia công nhận rằng, uống trà có thể phòng ngừa ung thư dạ dày. Chè không những có khả năng ức chế việc hình thành chất ritrosamine - gây nên ung thư dạ dày, đồng thời còn có tác dụng ức chế khá mạnh đối với các chất gây ra ung thư khác. Thí nghiệm trên động vật đã chứng minh cho thấy, sau khi tiêm tế bào ung thư cho chuột rồi cho chúng uống nước chè liên tục, các khối u ác tính xuất hiện tương đối ít.

Nghiên cứu cho thấy, một trong những thành phần chính của lá chè là phenylpolyphenol, chất này sẽ kết hợp với chất gây ra ung thư, làm cho nó bị phân giải, giảm thấy hoạt tính gây ung thư, từ đó ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Tác dụng chống ung thư của hải đới, tảo biển

các nhà khoa học cũng phát hiện thấy hải đới và tảo biển không những chứa nhiều vitamin E và chất xơ thực vật mà còn có khá nhiều nguyên tố vi lượng Iốt. Thí nghiệm cho hay, ăn uống thiếu Iôt sẽ là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư vú. Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ phụ nữ Nhât Bản có tỷ lệ ung thư vú thấp là do trọng lượng cơ cấu bữa ăn của người Nhật có nhiều hải đới và các loại rong tảo biển. Trong tảo biển còn chứa nhiều cabi, Iôt có khả năng phòng chống ung thư tuyến giáp trạng và ung thư kết tràng.

Các loại nấm ăn, mộc nhĩ có tác dụng phòng chống ung thư rất tốt

Các nhà khoa học Mỹ và Nhật đã phát hiện thấy, trong rất nhiều loại nấm ăn có chất chống ung thư, trong đó bao gồm nấm hương, nấm đông, nấm rơm… kể cả mộc nhỉ đen và mộc nhĩ trắng. Nghiên cứu đã chứng minh chất polysacharide trong nấm đông có tác dụng phòng chống ung thư rất mạnh. Polysaccharide có trong mộc nhĩ trắng và mộc nhĩ đen cũng là chất chống ung thư khá hiệu nghiệm. Những thành phần khác trong các loại nấm như chất xơ và calci cũng có tác dụng phòng chống ung thư, nâng cao sức đề kháng cơ thể.

Thức ăn từ đậu có thể phòng chống ung thư vú, ung thư kết tràng

Đậu phụ, tào phở, sữa đậu nành và các chế phậm từ đậu, là những thức ăn ngọn, dễ tiêu, điều quan trọng là đậu tượng rất giàu chất dinh dưỡng. Theo các chuyên gia, trong đậu tương chứa nhiều phytohorenme, có khả năng ức chế sự tạo thành estrin trong cơ thể. Nếu estrin trong cơ thể vượt quá mức sẽ dễ gây ra ung thư vú, vì thế các thức ăn từ đậu có hiệu quả rất tốt giúp chị em phụ nữ phòng ngừa bệnh ung thư do ảnh hưởng của estrin gây ra, đặc biệt là ung thư vú. Các chuyên gia còn cho biết trong các chế phẩm tử đậu có 5 chất ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Thường xuyên ăn đậu phụ có thể giảm bớt một nửa nguy cơ mắc bệnh ung thư kết tràng.

Chấm lượng tử và que lượng tử giúp điều trị ung thư

[27/02/2007]

Những chấm lượng tử và những que lượng tử phát quang đang trở thành những công cụ quan trọng trong việc nhận diện các phân tử và tế bào trong những hệ vật chất sống. Trong hai báo cáo khoa học mới đây, các nhà nghiên cứu ung thư đã minh họa những khả năng ứng dụng các đối tượng có kích cỡ nano này vào việc điều trị bệnh (Theo các kết quả mớI công bố trên Cancer Research 67 (2007) 1138).

Hideo Higuchi và các cộng sự ở Đại học Tohoku, Nhật Bản đã sử dụng những chấm lượng tử được gắn với những nhân tố kháng thể và một kính hiển vi cảm quang độ nhạy cao. Một máy quay video để ghi lại những đoạn phim về các hạt nano này khi chúng di chuyển trong mạch máu tới các khối u của những con chuột thí nghiệm. Trong một công trình xuất bản trên tạp chí Cancer Research (Nghiên cứu Ung thư), các nhà nghiên cứu đã nhận diện được sáu giai đoạn trong quá trình mà các chấm lượng tử được gắn với kháng thể HER2 di chuyển từ vùng tiêm đến vùng xung quanh nhân tế bào. Kháng thể HER2 gắn kết với một protein có trong bề mặt một số tế bào vú và các khối u khác (xem hình mô tả sơ đồ thí nghiệm).

Sử dụng những chấm lượng tử như vậy, các nhà nghiên cứu đã thu được những phép đo định lượng về sáu giai đoạn này. Họ đã nhấn mạnh rằng, việc hiểu rõ về các giai đoạn này sẽ đem lại cho chúng ta khả năng sử dụng các hạt nano để vận chuyển các chất thuốc tiêm thích hợp đến chính xác vị trí của các khối u ung thư. Trong một nghiên cứu khác, Paras Prasad và các cộng sự ở Đại học Bang New York đã chỉ ra rằng, họ có thể tạo ra những chiếc que lượng tử hoà tan được trong nước và chúng có thể được sử dụng như những đầu dò để định vị các tế bào ung thư. Các que lượng tử cũng có thể được làm cho phát quang nhiều màu sắc, giống như các chấm lượng tử hình cầu. Nhưng do kích thước lớn hơn các chấm lượng tử nên chúng dễ được kích thích bằng ánh sáng tới hơn. Nghiên cứu này đã được xuất bản trên tạp chí Nano Letters. Nhóm của Prasad cũng đã lần đầu tiên phát triển một phương pháp mới để chế tạo các que lượng tử thích hợp với chức năng đầu dò. Trong báo cáo thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã gắn được một loại protein gọi là transferrin (protein này có liên quan đến nhiều loại tế bào ung thư) lên các que lượng tử.

Các thí nghiệm đã cho thấy rằng, các que lượng tử này chỉ được thu nhận bởi các tế bào bị bệnh, và chúng tích tụ trong các tế bào này. Các que lượng tử trong tế bào sẽ được hiển thị bằng việc sử dụng ánh sáng gần vùng hồng ngoại cường độ thấp. Và như vậy, ở đâu có sự phát sáng của những que lượng tử, ở đó sẽ là vị trí của các tế bào ung thư.

Có lần mình nghe giảng là ung thư ở động vật cũng tương tự như thể đa bội của thực vật, là sự phân chia vô hạn, không kiểm soát của tế bào. Ở động vật, các tế bào đó khi sinh ra đảm nhiệm mọi chức năng => không phân hóa, vô định hình, dần phát triển thành khối u. Nó gây hại vì : Tranh nguồn dinh dưỡng với các cơ quan khác. Chèn ép, gây cản trở sự hoạt động của các cơ quan khác. Có khả năng di căn, lây lan sang những vùng khác. Ung thư xảy ra là do sự thay đổi cấu trúc tế bào do các tác nhân Lí Hóa (nhưng thường là do Hóa nhiều hơn ^~^) Nhưng mình vẫn chưa hiểu thế nào là ung thư lành tính, ác tính. Ai biết xin trả lời giúp!