Ứng dụng nguyên tắc trắc quang vào chuẩn độ tự động

Với nguyên tắc cơ bản của đồng hồ màu: hấp thu màu đối; Và nguyên tắc xác định điểm cuối trong phép chuẩn độ chỉ thị màu: sự chuyển đổi màu đột ngột. Ta có thể chế tạo một sensor để nhận biết sự thay đổi màu đột ngột của dung dịch. Từ đó, ta thu được kết quả chuẩn độ đúng và khách quan. Tôi đang thực hiện nó nhưng lý thuyết thì đơn giản như vậy. Để biến nó thành thực tế, thì máy tính sẽ là chìa khóa cuối cùng. Làm sao để máy tính vừa cùng một lúc điều khiển máy bơm dung dịch chuẩn, vừa thu nhận tín hiệu về sự thay đổi trong dung dịch? Ngôn ngữ lập trình gi sẽ phù hợp cho vấn đề này? Delphi; C++; Pascal; Visual Basic? Có bạn nào hứng thú với vấn đề này xin mời hợp tác. Chân thành cảm ơn bạn đã bỏ thời gian đọc suy nghĩ của tôi.

Việc lập trình bằng Delphi vừa đơn giản lại vừa phức tap. Cái chính là các component của Delphi không hỗ trợ việc lập trình kết nối qua COM hay LPT, hay USB. Do vậy, ta cần thiết phải viết thêm các component cho phần này. Mặt khác, Delphi và VB không hỗ trợ tốt cho thành phần Graph, do vậy cũng cần phải bổ sung một vài compent cho nó. Tui cũng viết thử component cho Delphi, nhưng khó kinh khủng. Website cho lập trình Delphi thì đầy rẫy, đọc tới già luôn, nhưng mình là dân hóa học, nên đọc hơi khó, nên tốt nhất đi mua sách tiếng Việt đọc. Theo quan điểm của những người chuyên tin học, việc lập trình system application thì ngôn ngữ Visual C++ được ưa chuộng hơn, chuyên nghiệp hơn và thuận tiện hơn, Delphi ít xài, tuy nhiên hơi khó học cho dân hóa. VB cũng có chức năng hỗ trợ cho system application, và được người làm hóa học đánh giá ngang Delphi nhưng nó lại có tính thông dụng hơn. Nói chung các bó phần mềm của Microsoft (Word, Excel, Access) đều hỗ trợ cho ActiveX controll (nhận tín hiệu từ thiết bị ngoại vi) rất thú vị, nhưng cũng cần phải nghiên cứu thêm.

mấy anh có tài liệu nói về phương pháp đo mật độ quang thì chỉ giáo cho em với nhé. Đơn vị A trong pp này là gi vậy? Xin cảm ơn.

Vô trong này coi xem sao: http://www.chm.davidson.edu/ChemistryApplets/spectrophotometry/index.html

thầy ơi mà thầy có thể cho mấy em tài liệu về phân tích trắc quan ko thầy? thày có thể giới thiệu trang web hay đẻ chúng em học phan tích trăc quan? cám ơn thầy nhiều!!!

Em cứ lên trên google gõ hàng chữ: “Principle of UV/VIS spectrophotometry” hoặc chữ “UV/VIS spectrophotometry” Ví dụ, kết quả trên google trả lại khi tìm kiếm với hàng chữ trên như sau: http://www.google.com.vn/search?hl=vi&q=principle+of+UV%2FVIS+spectrophotometry&meta=

Để học tốt môn phân tích trắc quang, em cần quan tâm để trả lời cho các câu hỏi sau:

  1. Nguyên nhân của sự hấp thu bức xạ ánh sáng của các hợp chất hữu cơ và các hợp chất vô cơ là gì? (Trả lời được câu này xem như em đã nắm hết được nội dung của môn học, vì cô Xuân Mai sẽ tập trung dạy phần này là chính).
  2. Nguyên lý một máy đo UV/VIS hoạt động như thế nào?
  3. Một số ứng dụng tiêu biểu.

Còn lại những khía cạnh khác, em có thể học được trong phần thực tập trắc quang sẽ bắt đầu trong học kỳ này.

thưa thầy em học ở cần thơ nên tài liệu về phân tích điẹn hóa này hơi bị hạn hep. với lại em chưa biết gì về phân tích điẹn hóa mong thầy giúp đỡ em! với lại em học cũng tạm à! rất cám ơn thầy đã giúp đỡ em tan tình. để em láy cái cần cù bù cái học dỡ thank

:mohoi ( :tantinh ( thầy có tài liệu "độ nhạy và độ chính xác của phương pháp phân tích trắc quang " ko cho em xin. em tìm tài liệu này trên mạng mà ko cọ em là napoleon9 nè ! em bị mất pass vào ko được

Mỗi phương pháp phân tích đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Độ nhạy và độ chính xác của phương pháp nào cũng tùy thuộc vào tình huống cụ thể, có thể rất nhạy, rất chính xác trong trường hợp phân tích chất này, nhưng không nhạy và không phân tích cho chất khác. Về phương pháp trắc quang, theo ghi nhận của nhiều bài báo thì nhìn chung là phương pháp có độ nhạy kém, độ chính xác rất tốt. Những cải tiến của phương pháp này không còn ở chỗ thiết bị mà ở chỗ tìm ra những thuốc thử có độ nhạy ngày càng cao hơn, độ đúng và độ chính xác ngày càng tốt hơn. Em có thể tham khảo một số quy trình phân tích các chất cụ thể bằng phương pháp trắc quang. Ví dụ: phân tích nitrit, phân tích kẽm, chì… EM sẽ thấy có những thuốc thử khác nhau, và từ đó có thể thấy độ nhạy của các thuốc thử này khác thuốc thử kia rất nhiều.

thưa thầy mấy cái giáo trình phân tích kẽm, chì… ở đâu vậy thầy? em tìm nhiều trong thư viện mà ko có về sách phân tích trắc quang. chỉ có giáo trình cử thầy em soạn mà em chỉ thấy đề cập đến lý thuyết thôi còn ứng dụng vào cụ thể thì ko có nhiều em muốn tìm thêm tài liệu để đọc thêm mong thầy giúp em. cám ơn thầy nhiều

Em vào www.google.com.vn mà tìm, đại khái với các từ khóa: “Determination of Zinc, Lead,…colorimetric, UV/VIS spectrophotmetry” :spam (

thua thay , thay cho em hoi chuan do trac quang ci nhung uu nhuoc diem gỉ va ung dung cua chung, em phai lam tieu luan ve trăc quang ma ko biet o dau mong thay giup do em cam on thay

thày minhtruc ơi! nhờ thầy chỉ giùm em cách tìm đường chuẩn khi xử lí kết quả phân tích cái ạ! Thầy có thể chỉ cho em một số phần mềm xử lí kết quả phân tích được k0. Mong thầy giúp đỡ! Em cảm ơn thầy!

“ci” chắc là Cesium (Ci): Chuẩn độ Ci4+ hay Ci3+. Thông thường, người ta chuẩn độ Ci4+ bằng dung dịch Fe2+. Phản ứng: Ci4+ + Fe2+ -> Ci3+ + Fe3+ Ci3+ có màu nâu đỏ. Do vậy có thể chỉ thị điểm tương đương bằng cách đo độ hấp thu của Ci3+. trước điểm tương đương, độ hấp thu này tăng dần theo thể tích Fe2+ thêm vào, sau điểm tương đương, độ hấp thu không thay đổi (nhớ hiệu chỉnh hệ số pha loãng). Điểm cắt hai đường thằng này cho ta điểm cuối của chuẩn độ.

Ứng dụng của nó dùng để xác định hàm lượng Ci. Ưu điểm: độ nhạy cao, đôi khi nó cho kết qủa phân tích chính xác hơn việc đo độ hấp thu trực tiếp, không bị ảnh hưởng bởi các chất hấp thu khác có trong dung dịch (bởi vì ta chỉ đo sự thay đổi độ hấp thu của dung dịch), yêu cầu cho phản ứng chuẩn độ cũng ít đòi hỏi hằng số cân bằng đủ lớn do đó nó có thể ứng dụng cho nhiều loại phản ứng nhất là phản ứng oxid hóa khử, và nói chung ứng dụng được cho tất cả các loại phản ứng khác nhau. Còn nhược điểm của nó ở chỗ có thể hơi tốn thời gian và công sức Không biết ý em hỏi là gì (

). Tài liệu trắc quang thì không thiếu. Thư viện trường mình cũng đầy, thư viện trung tâm cũng đầy, thư viện tổng hợp cũng đầy. Google cũng nhiều…(key: UV/VIS spectrophotometry, UV/VIS spectrophotometric analysis…)

Tìm mua phần mềm này: Statgraphics_plus_5.1, một số mem có, em liên hệ với người ta. Còn cách tìm đường chuẩn thế nào…Thầy chưa hiểu ý em, có lẽ em hỏi cách làm đường chuẩn. Em lập một loạt các nồng độ từ thấp đến cao, càng nhiều điểm càng tốt, như hình dưới đây

Còn nếu ý em hỏi là tìm đường chuẩn bằng excel thì xem seri này cũng được:

Em cảm ơn thầy MinhTruc! Thầy cho em mấy cái ảnh đó rất hữu ích! Bây giờ em có thể tìm được phương trình đường chuẩn rồi! Em rất cảm ơn thầy! Hi vọng sau này nếu có gì thắc mắc thì thầy tiếp tục giúp đỡ nhiệt thành! Em cảm ơn! Chúc thầy khỏe và công tác tốt!

Ui anh chị, Thầy Cô làm ơn chỉ cho bi cách pha chỉ thị diphenylamine dùng để chuẩn độ Fe2+ với :liduc (

Bạn chịu khó tìm đọc các sổ tay hóa học 1 chút đi, cái này cơ bản mà. Nhưng thôi bạn hỏi thì trả lời vậy, diphenyamin pha nồng độ khoảng 0,1% trong H2SO4 đặc 98% (d=1,84) đun nóng. Di vậy thao tác pha và khi sử dụng hết sưc thận trọng, tuân thủ những quy tắc an toàn khi làm việc vơi H2SO4 đăc. Khi chuẩn độ Fe2+ vơi CCT này cần có 1 lượng H3PO4 đủ lớn để làm hạ bước nhảy thế để E của CCT nằm trong bước nhảy điện thế của phép chuẩn độ

Các thầy có thể cho em biết cách xác định nồng độ axit Citric bằng phương pháp quang (cụ thể là UV-VIS) hoặc chuẩn độ axit bazo nhw thế nào không?

Em đọc thử cái này xem http://www.jbc.org/cgi/reprint/181/1/195.pdf