em mới đăng ký thành viên của chemvn.net, rất mong mọi người giúp đỡ. Em muốn mọi người trên diễn đàn giúp em tìm hiểu thêm về ứng dụng cụ thể của mỗi phương pháp sắc ký: sắc ký bản mỏng, sắc ký khí, sắc ký lòng hiệu suất cao (HPLC). em xin chân thành cảm ơn
Bạn tìm sách Các pp sắc ký của Nguyễn Xuân Dũng, Đào Hữu Vinh… mà đọc. Bạn cũng có thể tìm đọc quyển Các pp nghiên cứu cây thuốc của các tác giả Nguyễn Văn Đàn, Lê Chí Kiên… Hoặc đơn giản là bạn search trên google.com.vn, tìm từng phương pháp.
Cảm ơn bạn. Nhưg google ko có na.mà ở chỗ mình ít sách lắm,khó tìm mấy quyển bạn nói. Mấy quyển cơ sở hóa học phân tích, cơ sở lý thuyết của pp sắc ký…chỉ nói qua về vấn đề này,còn điều mình đang cần tìm thì ko có. Ai có kiến thức cơ bản về vấn đề này thì giúp mình trả lời cụ thể hơn đi ạ.
Bạn nên tìm giảng viên dạy môn Hoá hữu cơ hoặc Hoá phân tích để mượn. Nếu bạn là sinh viên thì chắc chắn họ sẽ cho bạn mượn thôi. Nếu các thầy cô của bạn không có thì bạn có thể đến Tiệm sách trước cổng phụ của ĐHKHTN TpHCM để tìm mua nhé. Thân!
sắc kí bản mỏng (TLC, thin layer chromatography) dùng để phát hiện nhanh các chất, dựa vào hấp thu UV hoặc hiện hình bằng thuốc thử, giới hạn phát hiện cỡ ppm, dùng silicagel tráng bảng, bảng tráng làm bằng nhôm, thủy tinh. có bản thường, bảng đảo. sắc kí khí và sắc kí lỏng khác nhau ở dòng mang là khí hay lỏng. chất dễ bay hơi hay dễ tan vào dung môi. 2 loại sắc kí này cần hệ thống máy móc, tín hiệu hiện ra dưới dạng sắc kí đồ. cả 3 loại trên đều có sắc kí điều chế. tuy nhiên đến nay ít dùng sắc kí khí điều chế. TLC và HPLC prep được dùng phổ biến. TLC prep cần dụng cụ đặc biệt là thiết bị bằng thủy tinh (tùy loại bảng dùng) HPLC prep cần fraction collector. Thân
Cảm ơn tigerchem đã chịu khó post được từng đó. Nhưng làm sao mà bạn í hiểu nổi nhỉ! Nói chung là bạn í phải đọc các sách qua trước, sau đó làm ứng dụng một số cái thì mới nắm được, chứ sắc ký là vấn đề rất khó mà, làm gì mà chỉ một hai câu là có thể vỡ ra được. Nếu bạn ở Hà Nội, có thể đến ĐHKHTN tìm gặp thầy Phạm Hùng Việt chuyên gia sắc ký đo!
Cảm ơn cả 2 người. Mình ở Nghệ an thì làm sao vào tp.HCM hay Hnội để tìm mua sách hay gặp mấy ông thầy như thầy Phạm Hùng Vjệt đc?mình đã mua sách của thầy Phạm Hùng Vjệt rồi,nój rất kĩ về sắc ký nhưg chỉ về các pp sắc ký thôi, và ko có cái mình cần tìm.
ứng dụng của các loại sắc ký thì bạn có thể lên mạng đọc còn nếu sách thì có thể mua cuốn pp cô lập các hợp chất thiên nhiên của cô Nguyễn Kim Phi Phụng ĐH KHTN TPHCM trong cuốn đó có nói rõ là sắc ký nào dùng như thế nào tất nhiên là không đầy đủ hết được nhưng có cái nhìn sơ lược về sắc ký.
Hjx.đã nój là mấy cái ứng dụg cụ thể của pp sắc ký ko có trên mạng ma?chỉ nój qua về sắc ký thôj chứ ko có "ứng dụg cụ thể ". Aj bjết gjúp mình đi mà,đừng bắt tui tìm sách hay tra google nữa nà.thanks trước
Nếu bạn ở ĐHV thì bạn có thể đến gặp thầy Hoàng Lựu để mượn cuốn sách Các pp nghiên cứu cây thuốc của Nguyễn Văn Đàn, Lê Chí Kiên…đó. Quyển này nói ứng dụng rất nhiều và cụ thể từng pp luôn. Tuy nhiên nó hơi cũ rồi! Mình cam đoan là thầy có và sẽ cho bạn mượn. Chúc bạn may mắn! Hihi
Nguyên tắc: Phương pháp sắc ký lớp mỏng được dùng để định tính, thử tinh khiết và đôi khi để bán định lượng hoặc định lượng hoạt chất thuốc.
Sắc ký lớp mỏng là một kỹ thuật tách các chất được tiến hành khi cho pha động di chuyển qua pha tĩnh trên đó đã đặt hỗn hợp các chất cần tách. Pha tĩnh là chất hấp phụ được chọn phù hợp theo từng yêu cầu phân tích, được trải thành lớp mỏng đồng nhất và được cố định trên các phiến kính hoặc phiến kim loại. Pha động là một hệ dung môi đơn hoặc đa thành phần được trộn với nhau theo tỷ lệ quy định trong từng chuyên luận. Trong quá trình di chuyển qua lớp hấp phụ, các cấu tử trong hỗn hợp mẫu thử được di chuyển trên lớp mỏng, theo hướng pha động, với những tốc độ khác nhau. Kết quả, ta thu được một sắc ký đồ trên lớp mỏng. Cơ chế của sự chia tách có thể là cơ chế hấp phụ, phân bố, trao đổi ion, sàng lọc phân tử hay sự phối hợp đồng thời của nhiều cơ chế tùy thuộc vào tính chất của chất làm pha tĩnh và dung môi làm pha động.
Ðại lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của chất phân tích là hệ số di chuyển Rf được tính bằng tỷ lệ giữa khoảng dịch chuyển của chất thử và khoảng dịch chuyển của dung môi:
trong đó:
a là khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm của vết mẫu thử, tính bằng cm.
b là khoảng cách từ điểm xuất phát đến mức dung môi đo trên cùng đường đi của vết, tính bằng cm.
Rf: Chỉ có giá trị từ 0 đến l.
Cách tiến hành
Dụng cụ
Bình triển khai, thường bằng thuỷ tinh trong suốt có kích thước phù hợp với các phiến kính cần dùng và có nắp đậy kín.
Ðèn tử ngoại, phát các bức xạ có bước sóng ngắn 254 nm và bước sóng dài 365 nm.
Dụng cụ để phun thuốc thử.
Tủ sấy điều nhiệt để hoạt hóa và sấy bản mỏng và sắc ký đồ, hoặc để sấy nóng đối với một số phản ứng phát hiện.
Tủ hút hơi độc.
Máy sấy dùng để sấy khô sắc ký đồ và cho phép chấm nhanh nhiều lần những dung dịch pha loãng chất cần phân tích.
Một máy ảnh thích hợp (với ống kính Macro) có thể chụp lưu giữ sắc ký đồ ở ánh sáng ban ngày với khoảng cách 30-50 cm.
Tủ lạnh để bảo quản những thuốc thử dễ hỏng.
Micropipet nhiều cỡ từ l, 2, 5, 10 đến 20 ml, các ống mao quản hoặc dụng cụ thích hợp.
Bản mỏng tráng sẵn chất hấp phụ có chất phát quang thích hợp.
Trường hợp phòng thí nghiệm không có điều kiện trang bị các loại bản mỏng tráng sẵn thì tự chuẩn bị lấy bản mỏng với các dụng cụ sau đây:
Các tấm kính phẳng có kích thước phù hợp đã được xử lý trước bằng hóa chất rồi rửa sạch bằng nước và sấy khô.
Thiết bị trải chất hấp phụ lên tấm kính thành một lớp mỏng đồng đều, có chiều dày thích hợp.
Giá để xếp các tấm kính đã trải.
Chuẩn bị bản mỏng
Sắp xếp các bản mỏng và chuẩn bị thiết bị: Các phiến kính phải được lau chùi cẩn thận và tẩy sạch hoàn toàn các chất béo bằng cách ngâm trong dung dịch sulfocromic. Sau đó, cọ kỹ bằng bàn chải dưới tia nước máy rồi tráng nước cất và sấy khô trên giá ở nhiệt độ thường hay trong tủ sấy.
Ðiều chế vữa của chất hấp phụ: Chất hấp phụ được chọn lọc sao cho phù hợp với yêu cầu phân tích như: Silicagel G, kieselguhr, cellulose, nhôm oxyd, trong số đó silicagel G được dùng thông dụng nhất. Trộn 25g silicagel G với 50 ml nước cất và nhào trong cối hoặc lắc mạnh trong bình nón có dung tích 200 - 250 ml, nút kín, trong 30 - 45 giây. Dịch treo tạo được ở dạng lỏng và đồng nhất, se lại trong vài phút sau đó, vì có bột bó. Rót ngay vào thiết bị trải đã điều chỉnh độ dày cho bản mỏng khoảng 0,25 mm (nếu không có chỉ dẫn trong chuyên luận riêng).
Ðể nguyên các phiến kính tại chỗ khoảng 10 phút tới khi mặt trên hết bóng, hoặc để khô tự nhiên qua đêm tại nhiệt độ phòng.
Hoạt hóa: Cho các bản mỏng đã khô mặt vào tủ sấy và sấy ở 105 - 110oC trong 30 phút (nếu không có chỉ dẫn ở chuyên luận riêng). Ðể nguội rồi bảo quản trong bình hút ẩm. Khi dùng, nếu cần thì hoạt hóa lại bằng cách sấy ở 105-1100C trong 1 giờ rồi cạo bỏ một dải mỏng chất hấp phụ dọc hai bên cạnh của tấm kính.
Chuẩn bị bình khai triển: Các bình khai triển thường là bình thủy tinh, hình hộp hay hình trụ, có nắp đậy kín, kích thước thay đổi tùy theo yêu cầu của các bản mỏng sử dụng. Bão hòa hơi dung môi trong bình bằng cách lót giấy lọc xung quanh thành trong của bình, rồi rót một lượng vừa đủ dung môi vào bình, lắc rồi để giấy lọc thấm đều dung môi. Lượng dung môi sử dụng sao cho sau khi thấm đều giấy lọc còn lại một lớp dày khoảng 5 mm đến 10 mm ở đáy bình. Ðậy kín nắp bình và để yên 1 giờ ở nhiệt độ 20 - 25oC. Muốn thu được những kết quả lặp lại, ta chỉ nên dùng những dung môi thật tinh khiết, loại dùng cho sắc ký. Những dung môi dễ bịến đổi về hóa học chỉ nên pha trước khi dùng. Nếu sử dụng những hệ pha động phức tạp phải chú ý đến những thành phần dễ bay hơi làm thay đổi thành phần của hệ pha động dẫn đến hiện tượng không lặp lại của trị số Rf.
Chấm chất phân tích lên bản mỏng: Lượng chất hoặc hỗn hợp chất đưa lên bản mỏng có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả tách sắc ký, đặc bịệt ảnh hưởng rất lớn đến trị số Rf. Lượng chất quá lớn làm cho vết sắc ký lớn và kéo dài, khi đó, vết của các chất có trị số Rf gần nhau sẽ bị chồng lấp. Lượng chất nhỏ quá có thể không phát hiện được do độ nhạy của thuốc thử không đủ (thông thường độ nhạy của các thuốc thử trên 0,005 mg). Lượng mẫu thông thường cần đưa lên bản mỏng là 0,1 - 50 mg ở dạng dung dịch trong ether, c1oroform, nước hay dung môi thích hợp khác. Thể tích dung dịch từ 0,001 ml đến 0,005 ml đối với trường hợp đưa mẫu lên bản mỏng dưới dạng điểm và từ 0,l - 0,2 ml khi đưa mẫu lên bản mỏng dưới dạng vạch như trong trường hợp sắc ký điều chế. Ðối với sắc ký điều chế thì lượng chất có thể lên tới 10 - 50 mg. Ðối với các dung dịch có nồng độ rất loãng thì có thể làm giàu trực tiếp trên bản mỏng bằng cách chấm nhiều lần ở cùng một vị trí và sấy khô sau mỗi lần chấm.
Ðường xuất phát phải cách mép dưới của bản mỏng 1,5cm - 2 cm và cách bề mặt dung môi từ 0,8 - 1 cm. Các vết chấm phải nhỏ, có đường kính 2 - 6 mm và cách nhau 15 mm. Các vết ở bìa phải cách bờ bên của bản mỏng ít nhất 1 cm để tránh hiệu ứng bờ. Khi làm sắc ký lớp mỏng bán định lượng, độ chính xác của kết quả phân tích phụ thuộc rất nhiều vào độ chính xác của lượng chất thử đưa lên bản mỏng, tức là thể tích dung dịch chấm lên bản mỏng. Do đó, với những trường hợp phân tích bán định lượng phải dùng các mao quản định mức chính xác. Khi không cần định lượng dùng micropipet hoặc ống mảo quản thường.
Triển khai sắc ký: Ðặt bản mỏng gần như thẳng đứng với bình triển khai, các vết chấm phải ở trên bề mặt của lớp dung môi khai triển. Ðậy kín bình và để yên ở nhiệt độ không đổi. Khi dung môi đã triển khai trên bản mỏng được một đoạn theo quy định trong chuyên luận, lấy bản mỏng ra khỏi bình, đánh dấu mức dung môi, làm bay hơi dung môi còn đọng lại trên bản mỏng rồi hiện vết theo chỉ dẫn trong chuyên luận riêng.
Đánh giá: Quan sát các vết xuất hiện, tính giá trị Rf hoặc Rr và tiến hành định tính, phát hiện tạp chất hoặc định lượng như quy định trong chuyên luận riêng.
Việc sắc ký lớp mỏng được tiến hành trong điều kiện chuẩn hoá cho kết quả có độ tin cậy cao hơn. Hiện nay người ta thường tiến hành sắc ký với sự giúp đỡ của hệ thống sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (Planar chromatography - HPTLC). :24h_048:
chào bạn rubi, và tất cả mọi người.các bạn đã thật sự chịu khó để giải đáp cho bạn thật nhiều. nhưng bạn ơi,không có một các nào để hiểu hai từ sắc kí một cách cụ thể và rõ ràng bằng ngày một ngày hai. " sắc ký" là phương pháp sử dụng để tách chất. qua thời gian hàng chục năm và nghiên cứu không ngường, ngày nay sắc kí đã có một thành tựu to lớn. sắc ký ngày nay được chia ra thành nhiều mãng nhỏ, như bản mỏng, sắc ký lỏng(cột, HPLC, UPLC, sắc ki khí, sắc kí ion. đó là những cái cơ bản nhất. ngày nay sắc ký còn được biến tấu để sử dụng chung với nhiều phương pháp khác. bạn thân yêu, sắc ký mục đích cuối cùng là để tách chất, nhận danh và định lượng. và sử dụng như thế nào, chọn lựa phương pháp nào, biến tấu, tạo dẫn xuất để ứng dụng trong sắc ký ra sao là muôn hình vạn trạng. không có một một quyển sách nào nói cụ thể, mà mỗi sinh viên và giáo viên phải tự tìm cho mình một quy trình và tối ưu hóa nó nhờ những kiến thức chắt góp thừ những bài báo trên mạng,từ những quyển sách cơ bản như các bạn trước tôi đã giới thiệu. có những nguyên lý cơ bản đầu tiên. từ những kinh nhiệm từ các bài báo. => không có hai chữ cụ thể trong sắc ký. mục đích của sắc ký là tách chất. định danh, định lượng. ứng với mỗi chất có nhiều phương pháp sắc ký khác nhau để lựa chon. bạn đã làm khó cho các bạn trên diễn đàn rồi. bạn thâm mến vì sao nơi bạn ở không có nhiều sách về sắc ký, vì sao không có máy móc sẵn cho bạn tìm hiểu àh. Phải chăng ở nơi bạn ở người ta có một hướng khác để nghiên cứu. như vậy thậy thiệt thòi khi bạn mún nghiên cứu về sắc ký. Nếu vậy hay bạn tìm hiểu về hướng khác đi, sẽ có triển vọng hơn. (đó là lời góp ý riêng của mình thôi) không ít người đã đi vào nghiên cứu sắc ký và rồi lại chạy ra ngoài bạn ah. Nếu có điều kiện bạn hãy vào tp HCM đi, để tham quan và điều kiện một lần thưỡng mục để có hướng đi cho mình. nghiên cứu phải đi liền với điều kiện, có tiền, và niềm đam mê chân thực không phải vì 2 từ “sắc ký” bạn ạh. chúc bạn thành công
Bài viết thật hay! Rubi ở ĐH Vinh, Nghệ An nên chưa có máy móc sắc ký đâu, vì vậy chắc bạn ấy muốn tìm hiểu lý thuyết để học môn này thôi, chứ k phải để làm thực nghiệm. Ở ĐH Vinh Hoá phân tích chủ yếu nghiên cứu Trắc Quang và Điện Hoá và các pp tổ hợp Chiết - TQ, Chiết - Điện hoá. … ĐH Vinh hiện nay mạnh nhất vẫn là nghiên cứu hợp chất thiên nhiên và tổng hợp hữu cơ, và cũng đã có khá nhiều thành công. Và tôi nghĩ chắc bạn rubi sẽ chọn 1 trong hướng Trắc quang, điện hoá, tổng hợp phức chất, tổng hợp hữu cơ hoặc hợp chất thiên nhiên thôi! Đúng là bạn rubi được rất nhiều người quan tâm, có thể tại cái tên rubi rất đẹp (và rất đắt) chăng? Hihi Thân!
A co-don-272727 thật hjểu ý ngườj khác đó. Đúg là e đag cần tài liệu để tìm hjểu về chjết tách,sắc ký. Cảm ơn mọj ngườj đã gjúp đỡ. E tên là Hồng Ngọc nên e lấy luôn njck là rubi.(chíh xác phảj là ruby mới đúg nhưg thjch thế na.hj)
:welcome (Noi ve sac ky tuc la noi den mot mang kha moi tai Viet nam. Tuy rang cac ung dung cua no thi da duoc tien hanh o nhieu noi nhung lai rat kho co the tong quat lai thanh mot cuon sach. Va ban than ly thuyet cho linh vuc sac ky cung chua hoan thien cho lam. De tra loi cho cau hoi cua em anh co the khai quat the nay. Hien nay sac ky lop mong hau nhu chi duoc ung dung de test nhanh de xac dinh cac chat chuan tai cac phong thi nghiem nho hoac cac vi tri can test de tra loi nhanh ket qua ( vi dụ chat luong hoa chat, cac san pham tinh khiet tai cua khau…) va mang tinh dinh tinh la chinh. Con dinh luong thi it duoc dung
- Sac ky khi: co ung dung kha rong rai voi cac loai detecto khac nhau va ap dung cho cac hop chat co kha nang bay hoi nhung lai ben nhiet. Detector FID: la detecto pho bien nhat dung cho phan tich duoc hau het cac hop chat huu co, tuy nhien voi mot so hop chat cho do nhay khong cao ( Mot vai vi du duoc ung dung la phan tich cac dung moi huu co nhu benzen, toluen, xylen, cac hop chat huu co C10, C11, C12, C13… C16…) De tector ECD dung cho phan tich cac hop chat co clo( cac hop chat thuoc tru sau…) Detector NPD dung cho phan tich cac hop chat co Nito va Co phot pho Ngoai ra ung dung cua detector MS duoc dung kha nhieu: cac hop chat bisphenol, cac hop chat PCBs, phtalats… _ Sac ky long cao ap HPLC: 80% ung dung cua phuong phap sac ky long cao ap duoc ung dung trong Duoc pham. Mot so ung dung cu the nhu xac dinh cac Vitamin, Paracetamol, mocphin, du luong thuoc khang sinh… sac ky long duoc ap dung cho cac hop chat kho bay hoi hoac de bi phan huy nhiet Hy vong la cau tra loi cua minh phan nao giup ban hieu them ve Sac ky :24h_068:
Thanks a, nhưng hôm sau phjền a vjết có dấu tí nhé,nhiều từ đọc ko bjết thế nào thì đúng na.hj.
Hồng ngọc thân mến, có lẽ các bạn thận sự đã rất tâm huyết với em phải không? em hỏi ứng dụng cụ thể của từng phương pháp sắc ký. được các anh , các chị, và các thầy hướng dẫn sơ lược và cụ thể như thế VẬY có bao giờ đọc xong em suy nghĩ
- vì sao anh nói sắc ký dùng để tách chất. thế nhưng tại sao sắc ký bản mỏng (SKBM) lại chủ yếu sử dụng định tính không? vì sao không định lượng được? Có thể định lượng được không? 2)Sắc ký bản mỏng tại sao là test nhanh? 3)detector là gì? tại sao phải dùng? tương ứng với sắc ky bản mỏng thì cái gì? bộ phận gì đóng vai trò là detector? 4)HPLC là gì? Nó là gì mà nghe có vẻ ghê gớm vậy? Mình thấy sinh viên nào cũng cũng để ý tới pp này?Ý nghĩa nó là gì?
- GC là gì? tên gọi của nó đã cho chúng ta một cảm nhận như thế nào về lãnh vực áp dụng, cho đối tượng nào?
- chúng ta học, sạch vở viết: cho chúng ta hiểu nguyên lý, dụng cụ, cột sắc ký, pha tỉnh, pha động, lý thuyết đĩa của cột,khí mang, dung môi rữa giải, detetor và … để từ đó ta có lý thuyết cơ bản mà áp dụng cụ thể! Vậy bạn đã có mối liên hệ giữa các yếu tố trên như thế nào? BẠN GÁI À! ĐẤY CHÍNH LÀ TẤT CẢ NHỮNG GÌ CÓ ĐƯỢC, HÀNH TRANG CỦA MỘT NGƯỜI LÀM PHÂN TÍCH - MÃNG SẮC KÝ.
- FID là cái gì? phổ quát là thế nào? tại sao phổ quát?
- …
- cuối cùng chiết tách có ứng dụng như thế nào, đặc biệt trong sắc ký? chiết tách là hỗ trợ còn sắc ký là công cụ. cuối cùng nếu bạn có hứng thú với mấy gợi ý của mình! hì hì … mình nghĩ sẽ có ích hơn là đi tìm ứng dụng cụ thể. khi có kiến thức cơ bản rùi thì đi tìm một bài báo cụ thể để nghiền ngẫm. và lại bắt đầu với những câu hỏi tại sao? tại sao thế này mà không thế kia? tai sao sử dụng chất này, phương pháp này, thay thế bằng cái khác tương được không, tai sao. song hành cùng nó là làm thực nghiệm. chúc HỒNG NGỌC VUI, THÀNH CÔNG
Tất nhjên e hjểu và thật sự bjết ơn mọj ngườj đã gjúp em. E cũng đã đặt câu hỏj cho mìh chứ!nhjều câu hỏj tạj sao lắm, nhưg kiến thức của e về vấn đề này chỉ mớj bđầu đc xây dựng và hình thành dần thôi nên có nhjều cái mơ hồ lắm. Cảm ơn a đã gjúp e hjểu rằng phải tự tìm cho đến khj nào tìm đc câu trả lờj cho chính mìh thì sẽ hjểu tất cả nhữg cáj mìh đã thắc mắc trước đó.:-/. E sẽ cố gắg tìm hjểu kĩ hơn.
híc mình cũng càn tài liệu giống hệt câu hỏi của bạn mà chưa có.lam sao đây?mình sắp phải nộp bài rùi.“tự tin là chính mình” đã kiếm ra chưa?post cho mình với.cảm ơn bạn nhiều nhiều nà!
Hi Rubi,
Theo mình nghĩ cách tốt nhất để học về sắc ký ( GC, HPLC ) là vừa học về lý thuyết sắc ký và làm trực tiếp trên thiết bị từ khâu lắp đặt cho đến chạy ứng dụng. Sắc ký nói chung thì khó và khó nhất vẫn là khâu chuẩn bị và xử lý mẫu và đọc phổ đồ để xử lý tình huống khi kết qua ra không như mong muốn.
Cách tốt nhất và nhanh nhất cho những ai muốn học về sắc ký (GC, GCMS và HPLC, IC, LCMSMS ) mà là người không phải trong ngành hóa phân tích thì hãy xin vào làm nhưng công ty bán thiết bị vừa làm vùa học hỏi thêm, hihi.
Chúc mọi người sức khỏe!
TNYL