cho em hỏi… khi tiến hành làm thực nghiệm, em được giao một mẫu làm kiểm tra. khi đó em phải định mức lên rồi mới tiến hành làm. lấy một thể tích xác định, sau đó đem chuẩn độ hoặc xác định hàm lượng … thì khi kết luận về kết quả cuả mình em chỉ báo cáo với kết quả đã tính được trong thể tích xác định lấy ra hay tính cho toàn thể tích mà phòng thí nghiệm đã giao ạ?
Bạn học trường nào vậy? Giảng viên không hướng dẫn cụ thể cho bạn hoặc bạn không có sách hướng dẫn thực hành sao? Bạn có thể trình bày cụ thể hơn thí nghiệm của bạn không? Ví dụ tính toán theo hàm lượng % hay theo nồng độ mol/L hay theo nồng độ mg/L… Chúc bạn học tốt!
Bạn tính toán theo thể tích mà bạn định mức. Cán bộ hướng dẫn đã ghi là định mức đến vạch thì họ cũng tính toán theo thể tích cuối thôi, chứ bạn làm sao biết được họ rút bao nhiêu mL ban đầu mà tính theo V ban đầu. Thân.
bạn chỉ việc hút 1 thể tích xác định của Dd mà PTN giao cho và định mức lên,sau đó đem xác định và qui về nồng độ trong dung dịch mà PTN giao.
Tùy theo phương pháp pha mẫu KT của cán bộ hướng dẫn nữa. Khi pha mẫu cho SV làm, tôi thường rút mẫu KT là V (mL), sau đó tôi thêm nước đến khoảng V2 (mL), rồi sau đó SV định mức đến 100 mL. Và tôi dặn SV qui về thể tích cuối là 100 mL để tính toán kết quả. Đối với cách làm của bạn halong thì nếu như có nhiều SV cùng làm mẫu KT, thì nồng độ mẫu KT đều như nhau, sẽ dễ bị SV nắm tẩy. Tốt nhất và tiện nhất cho cán bộ là làm như trên.
Chào các bạn, Theo tình huống trên (trong phòng thí nghiệm thực hành) thì bạn phải định mức trước rồi xác định và tính toán nồng độ chất phân tích trong mẫu đã định mức. Trường hợp này thì các cán bộ phụ trách thực tập sẽ cẩn thận nhắc bạn “nên định mức”. Nếu vì lý do nào đó bạn không nhận được lời dặn dò này thì tốt nhất là nên hỏi lại cho chắc chắc trước khi thực hiện thí nghiệm.
Trong một tình huống khác (giả định), khi nhận mẫu từ khách hàng thì bạn không được định mức mà phân tích trực tiếp mẫu đó, nếu nồng độ mẫu cao vượt khoảng xác định của phương pháp thì bạn mới cần pha loãng. Thân ái