Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

phản ứng này coi vậy chứ nguy hiểm đấy chứ. vậy tiện cho hỏi tại sao natri cháy trong nước nó lại di chuyển theo quỹ đạo thấy là hình xoắn ốc hay sao đó

thì phản ứng sinh khí H2 làm cho nó đẩy Natri chạy trên mặt nước ,khí H2 coi như là 1 dộng cơ đẩy (nó như chiếc ca nô đang chạy mà ko có người lái thui) ko biết mình giải thích có ổn chưa?

còn bài này mấy bác giải thử xem: Hòa tan 142gam P2O5 vào 500gam dd H3PO4 23,72% được dd A. Thêm 44gam NaOH vào 100gam dd A. Tình C% muối sau phản ứng?

Nó di chuyển bất định chứ làm gì theo hình xoắn ốc? Mấy lần mình làm đều thấy vậy cả. Nếu bạn cho Na vào lượng nước lớn, diện tích bề mặt đủ rộng thì bạn sẽ thấy nó chạy như thế nào. Thêm nữa là cẩn thận dùm. Khi nổ có thể có xút nóng + Na kim loại còn dư + bụi bay ra, rất nguy hiểm. Nhân tiện muốn hỏi mọi người cái bụi màu trắng khi Na nổ là gì? Mùi của nó khó chịu, tan trong nước và nếu tiếp xúc sẽ gây ngựa Mình nghĩ đó là xút ở dạng cực mịn, không biết đúng không.

Nhưng người ta kiu là giải thích mừ ^^!. Quá trình tạo hỗn hống của kim loại và thủy ngân cũng như quá trình hòa tan vậy, có xảy ra tương tác giữa thủy ngân và kim loại. Trong đó thủy ngân là dung môi. Người ta dùng sự tạo thành hỗn hống để chiết tách các kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao. Lúc trước người ta dùng thủy ngân để tách vàng, bạc ra khỏi đất đá, nhưng vì quá độc mà cách này không còn được áp dụng. Thủy ngân không tạo hỗn hống với một số kim loại như sắt, mangan, coban, niken.

:vanxin( Tại sao nguyên tố Niobi(Ô số 41) lại có cấu hình là [Kr]4d45s1 trong khi vanadi (cùng nhóm) lại có cấu hình [Ar]3d34s2. Tương tự cả mấy NTCT trong chu kì 5 cũng tương tư. Ai biết giải thích giùm (càng chi tiết càng Thanks nhìu)

Tương tác thế nào hả Ken?Mà giải thích luôn hộ cái là mấy Kl tạo hỗn hống với Hg thì tính hoạt động lại giảm vậy?

cho em hỏi vì sao Cu ko td dc với HNO3 đặc nguội mà cjỉ tác dụng dc với HNO3 đặc nóng ạ

Có ai bảo kô tác dụng với HNO3 đặc nguội đâu

Kim loại “tan” vào Hg xảy ra hai quá trình : phá mạng lưới và tương tác với các nguyên tử Hg. Theo sách mình đọc thì quá trình thứ hai, tương tác cũng như một phản ứng vậy. Ví dụ như hòa tan vàng vào thủy ngân, tùy theo tỉ lệ mà có thể có Hg3Au hay HgAu3. Các kim loại kềm khi tạo hỗn hống còn bốc cháy, cho nhiều nhiệt và nhiều hợp chất với tỉ lệ khác nhau,… Còn về tính hoạt động của KL trong hỗn hống kém hơn so với thường, mình nghĩ là do kim loại tạo liên kết bền với Hg, hơn nữa nó còn bị các nguyên tử Hg xung quanh bao bọc lại (giống như ion trong dd). (Đây là suy nghĩ của mình thôi, chưa chắc chắn là đúng đâu ^^!)

Mình muốn hỏi thêm một vấn đề nữa, vì sao trong trường hợp HClO, HClO2, HClO3, HClO4 thì ta lý luận độ mạnh của acid dựa trên độ phân cực, còn với HF, HCl, HBr, HI ta lại lý luận trên liên kết. Trường hợp nào thì dùng lý luận nào, và vì sao lại dùng lý luận kiểu đó?

trả lời cho bạn đối với mấy thằng HCL0 hay H2SO4… đó là các oxihydroxit muốn xét độ mạnhcủa các axit này . truớc tiên ta đưa chúng về dạng MOn(OH)n sau đó coi thằng nào có nhiều oxi không liên kết với hiđro nhất thìmạnh hơn. nếu chúng có số lượng bằng nhau thì xét đến tác dụng phân cực của thằng M. nếu thằng nào tác dụng phân cực mạnh hơn thì tính axit mạnh hơn. Lý do đó là càng nhiều loại oxi đó thì nó sẽ hút điện tử về phía mình làm H dễ dàng bị mất đi. tính axit mạnh. Giải thích tương tự với thằng M. còn các dạng như HCl và HF… là các hidracid . Bạn nói là sao không là tác dụng phân cực đơn giản là do tác dụng phân cực không ảnh hưởng mạnh bằng độ bền liên kết .do đó là phải xét theo độ bền liên kết thôi.

cho minh hoi mot vai dieu: 1-nuoc dừa tu dau ma co? dựa trên hiện tượng gì? 2-vi sao khi dung bùn bón cây người ta thường phơi khô trước dã? 3- khi ngâm thực phẩm trong nc muối thì lâubij hư hơn nc lạnh? 4-khi chưng cất chất lỏng ng ta thường cho một ít vụn sứ vào rồi chưng cất? 5- chất gì dùng để giập lửa ở dạng khô? 6- hai khí nào mà thành phần là 2 nguyên tố , ph tử có 3 nguyên tử khi phản ứng với KMnO4 cho kết tủa?

Theo em được biết thì có Al, Fe, Cr là không tác dụng với HNO3 đặc nguội.

có bạn nào có bảng tích số tan và bảng các hằng số Ka Kb thì cho mình xin với cám ơn rất nhiều

  1. theo mình nước dừa cũng như mọi laọi quả khác chỉ có điều nó khác chút là không có tinh bột mà được thay bằng cái dừa (dừa sáp ) nước và các muối khaóng được rể hút lên từ trong đất thông qua mao mạch qua hiện thượng thẩm thấu và khếch tán… do trong cây và lá cây quang hợp tạo tinh bột mất nước nên tạo áp suất , và đồng thời làm tăng nồng độ của muối khoáng trong cây nên khi đó nước từ ngoài sẽ được rễ hút vào qua hiện tượng thẩm thấu hay khuếch tán… 3.do muối có tác dụng diệt khuẩn và vi trùng do nó có tính sát trùng mạnh. muối mặn nên vi khuẩn không thể sống và phát triển được nên khi ta ngâm thực phẩm trong thì nó sẽ bị lâu hư hơn
  2. khi chưng cất ngưòi ta thường thêm 1 ít vụn đá bọt để làm cho chất lỏng sôi êm diệu hơn trong quá trình chưng cất, ko bị mất trong quá trình chưng cất.
  3. chất giập lửa ở dạng khô là : cát , CO2 (rắn)…

Cho mình hỏi chất mà nhôm và silic hợp lại là chất gì và công thức hoá học của chất nhôm-silic là gì??? :tutin (

Hợp chất giữa nhôm và silic thì mình chưa nghe, chỉ biết có hợp kim của chúng thôi. Mà hợp chất của nhôm và silic thì liên quan gì đến hóa hữu cơ vậy?

Thêm vô tí 4/ Cho vụn sứ vào để tránh hiện tượng chậm sôi.

6/ Mới nghĩ ra mỗi H2S , ai bít thêm chỉ giáo :bepdi(

3/ Do hiện tượng thẩm thấu nước muối sẽ làm vi khuẩn mất nước –> Die :kham (

mình nghĩ là cho mảnh sứ vào là để tạo điểm sôi đấy chứ.tránh hiện tượng quá sôi khi chưng cất gây ảnh hưởng tới chưng cất thôi.