Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

còn một phần do năng lượng liên kết nữa… HF có E hơi nhỏ khoảng hơn 100Kj/mol thui… cái này đề thi QG đó mờ

rồi… tác giả mò vào rồi… xin mời bạn giải thích vì sao tồn tại dd keo S và sơ lượt tính chất :smiley:

Hơ hơ, hình như là 100% long nhẩy :hocbong (

sai rồi Khánh ơi :smiley: số này nằm trong khoảng 90 ~~> 95 đoán xem :quyet (

Tại sao NaNO3 dễ bị chảy rữa trong không khí. Còn KNO3 thì không?

do tính háo nước của NaNO3 T_T vì thế người ta ko dùng nó để làm *** T_T và cái câu khó là vì sao nó lại có tính háo nước T_T do cấu trúc e của nó T_T cái này có lẽ nhờ đến các đàn anh T_T <thầy ơi cứu con T_T>

anh chị thân mến! bài kiêm tra hóa lần trước em có điểm rất thấp thấy vậy nên cô cho tụi em cơ hôi cuối cùng đó là tìm các hình ảnh và các đoạn phim về ứng dụng của hidro nhưng đã 7 ngày trôi qua em vẫn tìm chưa ra đành phải nhờ các anh chị giúp đỡ mong anh hị giúp đỡ đứa em nhỏ nhoi này ( em mới học lớp 8 à có gì giúp đỡ dùm)

cho em hoi tai sao khi natri tan trong uoc lai co dang hinh cau va lai nhay lang tang tren mat nuoc vay. a.

Có phải câu hỏi của bạn là bỏ Natri kim loại (chất rắn) bằng nửa hạt đậu xanh vào trong nước hay là bỏ cỡ cục đậu phọng? Bạn nên hết sức cẩn thận với TN này!!!

Khi bạn bỏ hạt Natri nhỏ xíu vào nước, Natri phản ứng mãnh liệt với nước để sinh ra khí hydro và NaOH. Khí hydro sinh ra đẩy hạt natri nhỏ xíu nhảy tưng tưng trên mặt nước cùng với hơi nước (do phản ứng này tỏa nhiệt rất nhiều) nên tạo cảm giác có khối cầu bao quanh hạt Natri.

Nếu bạn bỏ cục Natri lớn hơn, khi đó natri không nhảy nữa mà là ban sẽ nhảy vì nó có thể nổ cái đùng và bốc khói trắng mù mịt. Hy vọng là “đôi mắt bồ câu” của bạn hãy còn đậu ở nơi nó nên ở để bạn có thể nhìn đời. He He. Và khuôn mặt của bạn không xuất hiện những hố bom do mãnh vỡ của dụng cụ thủy tinh.

Bạn có thể google để tìm movie về TN này. Lâu quá nên Scooby-Doo quên mất đã xem ở đâu rồi.

hùm… nếu bạn không phiền có thể vào www.hoahocvietnam.com để xem đoạn đó :ho (

Hiđrô là một chất khí dễ bắt cháy, nó cháy khi mật độ chỉ có 4%. Nó có phản ứng cực mạnh với clo và flo, tạo thành các axít hiđrôhalic có thể gây tổn thương cho phổi và các bộ phận khác của cơ thể. Khi trộn với ôxy, hiđrô nổ khi bắt lửa.

Hiđrô là nguyên tố hóa học nhẹ nhất với đồng vị phổ biến nhất chứa một prôton và một điện tử. Ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn nó là dạng khí không màu, không mùi, nhị nguyên tử (phân tử), H2 dễ bắt cháy, có hóa trị 1, có nhiệt độ sôi 20,27 K (-252,87°C) và nhiệt độ nóng chảy 14,02 K (-259,14°C).

Hiđrô là nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ. Nó hiện diện trong nước và trong mọi hợp chất hữu cơ cũng như các cơ thể sống. Nó có thể có phản ứng hóa học với phần lớn các nguyên tố hóa học khác. Các ngôi sao trong chuỗi chính là sự tràn ngập của hiđrô trong trạng thái plasma. Nó được sử dụng trong sản xuất amôniắc (NH3), cũng như làm khí nâng trong các khinh khí cầu hay làm nguồn năng lượng.

Trong phòng thí nghiệm, hiđrô được điều chế bằng phản ứng của axít với kim loại, như kẽm chẳng hạn. Để sản xuất công nghiệp có giá trị thương mại nó được điều chế từ ga thiên nhiên. Điện phân nước là biện pháp đơn giản nhưng không kinh tế để sản xuất hàng loạt hiđrô. Các nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm ra những phương pháp điều chế mới như sử dụng tảo lục hay việc chuyển hóa các dẫn xuất sinh học như glucôda hay sorbitol ở nhiệt độ thấp bằng các chất xúc tác mới.

Dưới áp suất cực cao, chẳng hạn như tại trung tâm của các sao khí khổng lồ, các phân tử hiđrô mất đặc tính của nó và hiđrô trở thành một kim loại lỏng (xem hiđrô kim loại). Dưới áp suất cực thấp, như trong khoảng không vũ trụ, hiđrô có xu hướng tồn tại dưới dạng các nguyên tử riêng biệt, đơn giản vì không có cách nào để chúng liên kết với nhau; các đám mây H2 tạo thành và được liên kết trong quá trình hình thành các ngôi sao.

Nguyên tố này đóng vai trò sống còn trong việc cung cấp năng lượng trong vũ trụ thông qua các phản ứng prôton-prôton và chu trình cacbon - nitơ. (Chúng là các phản ứng nhiệt hạch giải phóng năng lượng khổng lồ thông qua việc tổ hợp hai nguyên tử hiđrô thành một nguyên tử hêli.)

Cùng Clo tham gia quá trình lọc nước hồ bơi :smiley: Đây là qui trình sản xuất năng lượng từ hidro ~~> sảm phẩm thải là nước

Hiđrô có thể điều chế theo nhiều cách khác nhau: hơi nước qua than (cacbon) nóng đỏ, phân hủy hiđrôcacbon bằng nhiệt, phản ứng của các bazơ mạnh (kiềm) trong dung dịch với nhôm, điện phân nước hay khử từ axít loãng với một kim loại (có khả năng đẩy hiđrô từ axít) nào đó.

Việc sản xuất thương mại của hiđrô thông thường là từ khí tự nhiên được xử lý bằng hơi nước nóng. Ở nhiệt độ cao (700-1.100°C), hơi nước tác dụng với mêtan để sinh ra mônôxít cacbon và hiđrô.

CH4 + H2O → CO + 3 H2 Lượng hiđrô bổ sung có thể thu được từ mônôxít cacbon thông qua phản ứng nước-khí sau:

CO + H2O → CO2 + H2

Cái bạn cần nà ^^

Mình chỉ có một ảnh này thôi, nhưng trông cũng đẹp đại đi hầy!

Cho em hỏi về phương pháp đường chéo Bài toán gốc : Một hỗn hợp gồm 2 đồng vị R1, R2 có số khối trung bình là 31,1 và tỉ lệ của các đồng vị này là 90% và 10%. Tổng số hạt trong 2 đồng vị là 93 và số hạt ko mang điện bằng 0,55 lần số hạt mang điên. Tìm số điện tích hạt nhân và số nơtron trong mỗi đồng vi. Bài giải : *Áp dụng phương pháp đường chéo : X1 (A1) 31,1 - A2 31,1 X2 (A2) A1 - 31,1 *Suy ra :… Bài này đơn giản, nhưng em muốn mở rộng bài này ra trường hợp tổng quát hơn.

Bài toán tổng quát : Một hỗn hợp gồm n đồng vị R1, R2,…, Rn có số khối trung bình là m và tỉ lệ của các đồng vị này là x1; x2;…; xn. Tổng số hạt trong n đồng vị là k và số hạt ko mang điện bằng l lần số hạt mang điện. Tìm số điện tích hạt nhân và số nơtron trong mỗi đồng vi. Bài giải : Lúc này, nếu áp dụng pp đường chéo, thì ta làm như thế nào? Lấy số nào trừ số nào? Làm sao lập được thương số?

Nếu ai có ví dụ cụ thể thì hãy post lên cho mọi người cùng giải :dracula (

Theo kinh nghiệm lâu năm (^^ mới có 3 năm) thì chỉ xử dụng quy tắc đường chéo trong khi tính nồng độ dung dịch thui! Còn mí dạng toán kỉu này thì không nên vì rối rắm lắm! ^^

Em đang cần giải quyết vấn đề này gấp lắm các anh chị ơi, help me !!!

To langtuvodanh : Vào trang gia sư hà nội coi thêm đi bạn, anh Saobang có viết về phương pháp đường chéo này hay lắm đó.

À à… phương pháp đường chéo hầu như có thể áp dụng cho mọi dạng toán hóa phức tạp <tuy nhiên bản chất cũng từ các định luật mà ra thôi… vả lại dùng pp này đôi lúc sơ ý thì bài toán đi toong hết nên dù biết tớ vẫn rất là ngại dùng cái kiểu làm rối rắm này Theo tớ thì mở rộng tổng quát không thể nào áp dụng cho bài toán này… vì cái này dựa vào sự tỉ lệ KHÔNG ĐỔI giữa hh HAI thành phần mà ra… với n thành phần VẪN GIẢI ĐƯỢC tuy nhiên còn hơn cái matrix nữa T_T bạn cứ dùng như cái pp bạn dùng… có n đồng vị ứng với n dòng… cứ hai dòng liên tiếp lại tạo được một cặp tỉ lệ… thế là mình cứ lập được các cặp chéo nhau như thế… quan hệ mật thiết <tất nhiên> và suy ra từng cái từng cái một <và nhiều lúc không ra ~~> chã hiểu T_T tùy bài>

    Hì hì...  tóm lại nên đơn giản hóa vấn đề... đừng làm phức tạp lên thế ^^

Ngoài những loại trừ đã nêu ra trong phần giới thiệu trong phân chương này. Nhóm này bao gồm: Cyanua, Cyanua oxit (Oxy Cyanua) và phức Cyanua.

A. Cyanua:

Cyanua là dạng muối kim loại của axit Xyanhydric HCN (nhóm 28 - 11) những muối này là rất độc.

  1. Natri Cyanua NaCN:

Thu được bởi phản ứng của than Coke hoặc khí hydrocacbon và Nito khí quyển với Na2CO3, bằng xử lý Canxi Cyanamide (xem nhóm 1…022) với than hoặc bởi phản ứng giữa bột than Natri và hơi Amoniac. Đó là dạng bột trắng, dạng phiến hoặc bột nhão, tinh thể. Hút ẩm, rất dễ hòa tan trong nước. Có mùi vị hơi đắng hạnh nhân. Khi đun nóng tới nhiệt độ nóng chảy, có sự hấp thụ oxy và cũng có thể cho dạng Hydrat. Được bảo quản trong bình gói kín. Được sử dụng trong tính luyện vàng, bạc và trong mạ vàng bạc, trong ngành ảnh, thạch học, cũng như làm chất diệt ký sinh trùng và côn trùng. Cũng được sử dụng trong điều chế axit HCN; hoặc các muối Cyanua khác, và phẩm màu Indigo, quá trình tuyển nổi (đặc biệt cho phân chia Gelena từ Blende (khoáng) và Pyrit từ Chalcopyrite).

  1. Kali Cyanua KCN:

Thu được bằng phương pháp tương tự, có tính chất và cách sử dụng tương tự NaCN.

  1. Canxi Cyanua Ca(CN)2:

Bột trắng hoặc hơi xám, tùy thuộc vào mức độ tinh khiết. Hòa tan trong nước. Được sử dụng để diệt côn trùng, nấm và động vật độc.

  1. Niken Cyanua: Ni(CN)2:

Bột hoặc phiền màu hơi xám, ngậm nước. Dạng vô định hình: Bột màu hơi vàng, được sử dụng trong luyện kim và trong mạ điện.

  1. Đồng Cyanua:

a. Đồng I Cyanua (CuCN):

Bột màu trắng hoặc hơi xám. Không hòa tan trong nước. Được sử dụng với mục đích tương tự như Cu(CN)2 và trong y học.

b. Đồng II Cyanua Cu(CN)2:

Là bột vô định hình, không hòa tan trong nước. Dễ bị phân hủy, được sử dụng điều chế mạ sắt đồng và trong tổng hợp hữu cơ.

  1. Kẽm Cyanua Zn(CN)2:

Bột màu trắng, không hòa tan trong nước, được sử dụng mạ.

  1. Thủy ngân Cyanua:

a. Thủy ngân II Cyanua Hg(CN)2:

Được điều chế bằng cách hòa tan Thủy ngân oxit màu vàng trong dung dịch HCN. Đó là dạng tinh thể, đục, chuyển sang nâu ngoài không khí. Hòa tan trong nước, bị phân hủy khi đun nóng để giải phóng ra HCN dạng khí. Do đó nó được sử dụng cho các chế phẩm của chất sau:

Nó cũng được sử dụng để tiệt trùng và sát khuẩn, đặc biệt trong xà phòng, cũng được sử dụng trong ngành ảnh.

b. Thủy ngân Cyanua oxit Hg(CN)2HgO:

Thu được bởi phản ứng giữa thủy ngân oxit màu vàng và thủy ngân Cyanua. Đó là dạng bột màu trắng, hòa tan trong nước, đặc biệt khi đun nóng. Có tác dụng sát khuẩn mạnh hơn so với HgCl2 và ít kích ứng hơn Hg(CN)2. Được sử dụng trong nhãn khoa, chống lại viêm quầng, bệnh ngoài da và giang mai và tiệt trùng các dụng cụ phẫu thuật.

Cyanua của á kim giống như Brom Cyanua được loại trừ (nhóm 28 - 51).

B. Hexacyanua ferat II (Fero cyanua)

Hexacyanua ferrat II (Ferrocyanua) là muối kim loại của Hydrogen Hexacyanua ferrat II H4Fe(CN)6 (nhóm 28.11). Thu được từ sử lý oxitSpent với Ca(OH)2 hoặc từ phản ứng của Fe(OH)2 lên CN - bị phân hủy bởi đun nóng (nhiệt).

Dẫn chất quan trọng nhất là:

  1. Tetra amoni Hexacyanua ferrat II (NH)4Fe(CN)6

Là dạng tinh thể hòa tan trong nước. Được sử dụng cho mạ “niken đen” và dùng làm chất xúc tác trong tổng hợp Amoniac.

  1. Tetra Natri Hexacyanua ferrat Na4Fe(CN)6 - 10H2O:

Dạng tinh thể màu vàng, không thăng hoa ngoài không khí, hòa tan trong nước, đặc biệt khi đun nóng. Được sử dụng điều chế HCN và chất màu xanh phổ, Thio - Indigo… Làm cứng thép, trong ngành ảnh, trong nhuộm, làm chất gắn màu hoặc tạo màu xanh trong in ấn (như tác nhân oxy hóa trong in thuốc nhuộm Anilinden) và cũng là chất diệt nấm.

  1. Tetra Kali Hexacyanua ferrat K4Fe(CN)6 - 3H2O:

Là dạng tinh thể màu vàng, thăng hoa, hòa tan trong nước, đặc biệt khi đun nóng. Được sử dụng tương tự như Tetra natri Hexacyanua ferrate.

  1. Dicopper Hexacyano ferrat Cu2Fe(CN)6 - H2O

Dạng bột nâu tím, không hòa tan trong nước. Được dùng để chuẩn bị bột màu nâu Florentine hay Vandyck để làm thuốc vẽ cho nghệ sĩ.

  1. Muối kép Hexacyanua ferrat:

Ví dụ Dilithi, di ka li Hexacyanua ferrat Li2K2Fe(CN)6 - H2O.

Nhóm này loại trừ mầu xanh Prussian (xanh Berlin) và các chất màu khác trên cơ sở của Hexacyanua ferrat

C. Hexacyanua ferrat (III) (Pericyanua)

Hexa feri cyanua là dạng muối của Hydro Hexacyanua ferrat III (nhóm 28.11)

Quan trọng nhất là:

  1. Trisodium hexacyanua ferrat Na3Fe(CN)6 H2O:

Thu được bằng cách cho Clo tác dụng lên hexacyanua ferrate (II). Tinh thể nâu đỏ, dễ chảy nước, hòa tan trong nước, độc. Dạng dung dịch nước có màu hơi xanh và bị phân hủy ngoài ánh sáng. Được sử dụng trong nhuộm và in ấn, trong ngàn ảnh, làm cứng thép, trong mạ điện và là tác nhân oxy hóa trong tổng hợp hữu cơ.

  1. Tri Kali hexacyanua ferrat K3Fe(CN)6:

Bên ngoài tương tự như Natri hexacyanua ferrat, nhưng không dễ chảy nước, ứng dụng tương tự như vậy.

D. Các hợp chất khác:

Bao gồm Penta cyano nitrosyl ferrat(II), Penta cyano nitrosyl ferrat (III). Cyanocadmat. Cyano Chromat, Cyanocurpat, Cyano mercuruat, và các dạng base vô cơ.

Nhóm này bao gồm:

  1. Kali Cyanua mercurat:

Tinh thể không màu, hòa tan trong nước và độc. Được dùng cho mạ bạc gương.

  1. Natri Penta cyanonitrosyl ferrat (III) (Natri Nitroprussid ho Natri nitro feri cyanite) Na2Fe(CN)5NO - 2H2O:

Được sử dụng trong phân tích hóa học.

Tại sao các azit kém bền và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao :sacsua (

Dựa vào cấu tạo của H2O2 giải thix tính chất hh của nó là 1 acid 2 lần acid yếu và là 1 chất oxi hóa mạnh

thì do tụi N3 lk íu xìu :smiley: dẫn đến nhiệt độ cao nó tách ra :smiley: