Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Người ta bảo xác định tốc độ phản ứng dựa vào quá trình xảy ra chậm hơn và bậc phản ứng cũng thế vậy thì vì sao lại lấy pứ chậm mà không lấy pư nhanh nhỉ :hun (

:mohoi ( Thằng longrai hôm nay bị con gì cắn thế nhỉ ! Mọi lần nó hỏi mình đi tìm tài liệu chết cha mới trả lời được ! Hôm nay toàn hỏi mấy câu… Trong một tiến trình trải qua nhiều giai đoạn, để xét tiến trình đó nhanh hay chậm, ta phải xét giai đoạn nào chậm nhất, vì chính giai đoạn đó ảnh hưởng đến vận tốc toàn cục !!! Đó là lí do của mọi vấn đề mi nêu ở trên !

Topic này cũng đọc chơi vài giờ thôi nhé ! del liền đó !!! :bachma (

Tại sao lại -1 nhỉ ! điện tích hiệu dụng của nó vấn là -2 chứ !!! Nếu ta xét trong mạng lưới tinh thể cũng vậy thôi, luôn tuân thủ tỉ lệ (stoichiometry) là 2Na:1O, tỉ lệ này xuyên suốt từng ô mạng cơ sở, và luôn luôn điện tích hiệu dụnng trên O là -2 !!! :mohoi (

chắc là Na2O2 quá, longraihoney đọc kĩ chưa?

Em có đọc một số sách và trong số sách em đọc đó có 1 quyển nhắc tới hóa chất " ĂN TẠP " nhưng mà em ko biết hóa chất ăn tạp là chất nào và ko hiểu tại sao nó lại có tên như vậy. Có ai biết gì về chất này thì giải đáp cho em với

Tui ko nhớ chính xác về phương pháp chuẩn độ nhưng đại ý là như vầy : để xác định nồng độ của một chất ( thường là trong dung dịch ) thì người ta dùng một chất khác đã xác định nồng độ cho phản ứng với chất cần xác định nồng độ. Sau đó dựa vào phương trình phản ứng sẽ xác định nồng độ chất muốn xác định. Về bài tập bạn đưa ra mình sẽ post len sau.

Bài tập của ban thiếu nồng độ của dd NaOH rồi nên minh ko thể giải chi tiết cho bạn được ( tui thấy bài này ở đâu rùi nhưng kiếm số liệu ko ra để đưa vào giùm bạn ). Cách giải là như vầy : Phản ứng thủy phân este metyl trong môi trường HCl tại thời điểm t sẽ có một lượng HCl tồn tại trong dung dịch. Dựa vào phản ứng của trung hòa với NaOH có thể xác định lượng HCl đã tham gia phản ứng thủy phân este Xác định bậc phản ứng ( tui đề nghị dùng phương pháp vẽ đồ thị ) , từ đó bạn sẽ giải quyết được tất cả các yêu cầu của đề bài

hix… kĩ lắm mới hỏi mọi người… lưu ý chữ " thực tế " trong bài viết đi chứ… còn số oxi hoá của Oxi thì ai cũng biết rồi /// có cả thập phân

he he … quá trình chậm quyết định hết tốc độ của quá trình sao??? cái này em thấy chưa ổn… sao lại không xét đến những lúc ta có bậc phản ứng âm… có vài quá trình chậm thì sau… ( Vì có một số phản ứng cái cớ chế của nó phức tạp lắm mà… )

độ tan của một chất tăng khi số nhóm hidroxil của nó tăng và đồng thời các góc cacbon của nó không lớn lắm… cái câu này đúng hay sai? vì sao

   Giải thích vì sao I vừa có thể tan trong nước ( dù không phải là nhiều nhưng dư sức tạo axit mạnh hơn  HClO4) mà lại tan rất rất nhiều trong CCl4 nào  :sacsua ( 

Có chất nào tác dụng được với Au trừ axit và Hg(nó tạo hỗn hống thoai :chocwe ( )… nó Au vẫn bị oxi hoá chậm trong không khí vậy nó ngoài tác dụng với oxi ra còn gì nữa… :kham (

        Chứng minh rằng trong một chất nào đó mỗi nguyên tố đều chịu tác dụng của lực hút tĩnh điện.  :sacsua (  (âm dương dương âm)

vì sao các orbital khi xen phủ lại là Dương dương âm âm :bole (

giờ thì em tự nghiên cứu thấy ra rồi… kết lại cho người sau khỏi vướn là phải hiểu rõ thật rõ các định nghĩa… và biết biến đổi linh hoạt các định nghĩa đó để giải bt thôi… vd như trái trừ phải là do năng lượng liên kết trái dấu với năng lượng sinh ra khi tạo thành liên kết thực tế biểu thức này là cộng nhưng do bên phải bị đổi dấu rồi nên ta thấy trừ thế htoai :bole (

hix, vẫn chưa hiểu à !!! ko cần biết phản ứng xảy ra phức tạp cỡ nào, tui chỉ cần chụp lấy cái giai đoạn xảy ra chậm nhất ấy ! Và khảo sát ! thế thôi ! :sangkhoai

Anh thấy mệt mày quá đó longrai, quên bài trạng thái dừng anh giảng rồi à, hay chưa đọc bài đó??? Nếu như ta khó xác định được giai đoạn nào chậm thì cứ phang nguyên lý này vào, nó chả phân biệt trạng thái nhanh chậm đâu mà lo. Còn trạng thái chậm là trạng thái quyết định vận tốc phản ứng, vì với các phản ứng xảy ra nhanh thì đạt cân bằng cũng nhanh, mà vận tốc phản ứng chả dính gì đến cân bằng cả (do lúc cân bằng vận tốc phản ứng thuận = vận tốc phản ứng nghịch rồi còn đâu). Thông chưa nào?

Đúng, nhưng phải nói như thế này, trong hợp chất hữu cơ, nếu có nhiều nhóm chức có khả năng phân cực tốt, tạo được liên kết yếu với dung môi (ở đây như longrai xét là nhóm hydroxyl có proton trong cấu trúc để tạo ra các liên kết hydrogen với dung môi (ở đây là nước)), thì khi đó nó sẽ tan tốt trong nước. Còn về phía mạch nền, mạch hydrocarbon là một mạch ko phân cực (hoặc phân cực ít) nên khó tan trong nước, nó là thành phần kị thuỷ, chính vì thế độ lớn của gốc hydrocarbon tỉ lệ nghịch với độ tan trong dung môi nước.

Giải thích vì sao I vừa có thể tan trong nước ( dù không phải là nhiều nhưng dư sức tạo axit mạnh hơn HClO4) mà lại tan rất rất nhiều trong CCl4 nào :sacsua (

Thứ nhất, longrai nói xem I tan trong nước cho ra acid mô mà có lực acid bảnh hơn cả HClO4 thế !? thường thì I tạo với nước hợp chất có số oxi hoá cao là H5IO6, thằng này do số oxi hoá bền nên thể hiện tính acid cũng ko cao ! I2 tan tốt trong trong dung môi ko phân cực, vì bản thân của nó moment lưỡng cực bằng zero. Chính vì vậy, khi muốn chuẩn độ I2 trong pha hữu cơ ta phải cho nó tác dụng với I- tạo phức bền I3-, phức này tan tốt trong nước và công việc chuẩn độ trở nên dễ dàng.

Có chất nào tác dụng được với Au trừ axit và Hg(nó tạo hỗn hống thoai :chocwe ( )… nó Au vẫn bị oxi hoá chậm trong không khí vậy nó ngoài tác dụng với oxi ra còn gì nữa… :kham (

Câu này ko hiểu câu hỏi lắm, mà có hiểu cũng ko dám chắc trả lời ! Nhờ cao thủ khác vậy !

Chứng minh rằng trong một chất nào đó mỗi nguyên tố đều chịu tác dụng của lực hút tĩnh điện. :sacsua ( (âm dương dương âm)

Nếu bắt bẻ về ngôn từ thì câu này chết chắc ! trong một chất thì ko còn khái niệm nguyên tố nữa !!! nhớ nhé ! “mỗi nguyên tử chịu tác dụng của lực tĩnh điện” mệnh đề này chắc chắn đã đúng với toàn bộ chưa mà đòi đi chứng minh !!! chẳng hạn như trong các hợp chất cộng hoá trị ko phân cực thì sao !?

vì sao các orbital khi xen phủ lại là Dương dương âm âm :bole (

Nghe thằng cu mấy bữa trước hỏi về lượng tử quá trời, học mấy cái cao quá trời, ai ngời bây giờ lại đem cái này ra thảo luận ! Đây là bản chất của sự tổ hợp sóng, hai sóng muốn tổ hợp phải đồng phase ! phase ở đây chính là cái “dương dương âm âm” longrai nói đó !

phù, hết rồi phải ko !

:yeah ( :thandie ( nó tan trong nước thì có khả năng tạo ra H5IO6 đúng rồi :thandie ( nhưng mà nó có khả năng tạo ra HI… mạnh hơn HClO4 ( anh GOLD cho số liệu về Ka)

Nghe thằng cu mấy bữa trước hỏi về lượng tử quá trời, học mấy cái cao quá trời, ai ngời bây giờ lại đem cái này ra thảo luận ! Đây là bản chất của sự tổ hợp sóng, hai sóng muốn tổ hợp phải đồng phase ! phase ở đây chính là cái “dương dương âm âm” longrai nói đó !

To anh BM :spam ( em cố tình spam để cho mọi người cùng thảo luận đúng với tiêu chí của anh bảo em làm cho xôm tụ box phổ thông mà… :danhnguoi sao cằn nhằn em… :rockon ( Mà có vài câu anh không nên trả lời… nhường cho người ta nữa :matheo( câu nào anh cũng nhai… :rockon ( box vắng thì tiêu

Hãy giải thích vì sao… HAt là axit yếu ^ ^

^ ^ T_T ^ ^ sư phụ nói thì giờ đệ tử hiểu rồi…vậy cho thắc mắc tiếp câu nữa các chất xúc tác âm nó có vai trò làm giảm tốc độ phản ứng…vậy là vì nguyên nhân nào?

Theo minh thì khang dinh nhu vậy ko chính xác lắm. Minh hiểu ý tác giả muốn nói rằng không có sự tồn tại ion O2- ngay trong hợp chất ion. Nhưng như thế thi quả là minh cung ko tin chắc lắm. Có thể diện tich nhỏ hơn -2 thôi còn bao nhiêu thi ko thể biết chính xác duoc

đấy từ đây mình cũng có thể hỏi vì sao không không tồn tại ion O2- đấy ^ ^ cái này thì có câu trả lời… khi nhận thêm một e để trở thành O- thì đơn giản ( chỉ dựa vào độ âm điện) nhưng khi nó nhận e thứ hai thì vừa chịu độ âm điện hút nhưng mặc khác lại bị các e kia đẩy mạnh ra ngoài… vậy thôi… nhưng cụ thể ta thấy bình thường các hợp chất mình thấy và tính số oxi hoá đều thừa nhận nó là -2… why?

Số oxi hoá chả liên quan gì đến điện tích cả “lòng dài” ạ :spam (