Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

thêm c mol Cu vào dd Y, Cu + 2AgNO3 = Cu(NO3)2 + 2Ag

mấy pò giúp mình thêm mấy câu nửa nhe!!!

1/trong 3 kim loại Fe,Co,Ni chất nào có từ tính mạnh nhất? giải thích? 2/tại sao flo chỉ có số oxh âm hay bằng 0,còn các halogen khác có nhiều số oxh từ âm đến dương? 3/Dựa vào cấu tạo nguyên tử giải thích quy luật biến thiên tính chất của các nguyên tố trong phân nhóm chính nhóm 2? cho những ví dụ chứng minh quy luật đó? 4/Nhận xét chung vể tính chất của Bo và Al(tính chất lý học, tính chất hóa học:á kim,kim loại,oxh,khử?

mình ngại nhất cái cái phương trình 3 tại nó có thêm KMnO4 , bạn giúp mình giải thích luôn cái cuối luôn . Cảm ơn bạn 2 cái đầu nhé

phương trình: FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 - Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O (chưa cân bằng nhé). FeSO4 có tính khử và nó bị oxi hoá thành Fe2(SO4)3. KMnO4 có tính oxi hoá tuỳ theo môi trường và chất khử, trong môi trường acid sẽ bị khử thành MnSO4, trong môi trường trung tính sẽ bị khử thành MnO2 (tủa), trong môi trường bazo sẽ bị khử thành K2MnO4. Như vậy, theo phản ứng trên thì H2SO4 là môi trường để Mn(+6) bị Fe(2+) khử thành Mn(2+). dd FeSO4 theo lý thuyết có màu xanh lục nhạt nhưng thực tế không thấy rõ nên coi như không màu, còn dd Fe2(SO4)3 có màu vàng nâu tuỳ theo nồng độ. dd KMnO4 có màu tím hồng rất đậm chủ yếu là màu tím, còn dung dịch MnSO4 theo lý thuyết có màu hồng nhạt nhưng rất khó thấy nên coi như không màu. Sau phản ứng, nếu FeSO4 dư thì dd có màu vàng của Fe2(SO4)3, nếu KMnO4 dư thì dd có màu hồng khi dư ít và màu tím khi dư nhiều.

Hờ hờ, sao câu này khó thế! Không hiểu bác này học cái gì mà hỏi câu này nhỉ? O2 có cấu hình 8 e cuối là (sichma)2 / (pi_x)2 / (pi_y)2 / (pi_x*) / (pi_y)* Ở đây có 1 MO sichma lk chứa 2 e; 2 MO pi lk, mỗi cái chứa 2 e và 2 MO pi*, mỗi cái chứa 1e. Như vậy O2 thuận từ, có 2 liên kết. Cứ như thế, thêm và bớt số e ở các MO pi*, sẽ ra các ion còn lại. OK?

[b]Tương tác Van der Waals gồm 3 loại chính _Tương tác định hướng: do moment lưỡng cực vĩnh cửu của cá phân tử.Khi các ptử có cực đến gần nhau, vì tương tác tĩnh điện, hình thành lực hút giữa các lưỡng cực. _Tương tác cảm ứng: là tương tác giữa phân tử lưỡng cực vĩnh cửu và phân tử lưỡng cực cảm ứng. Lưỡng cực cảm ứng sinh ra khi phân tử có cực cực hóa những phân tử xung quanh nó. _Tương tác khuếch tán: hay còn gọi là lực phân tán London. Theo quan điểm hóa hiện đại, mọi hạt đều có năng lượng ở không độ tuyệt đối (0 độ K). Chính năng lượng đó đảm bảo e luôn chuyển động quanh hạt nhân. Bởi vậy ko phải lúc nào tâm điện tích dương cũng trùng với tâm điện tích âm, và do đó sinh ra “lưỡng cực nhất thời”. Phương của lưỡng cực đó thay đổi tùy chuyển động của e, và với 1 số lớn nguyên tử trong mẫu chất thì ko có sự phân chia điện tích trội theo 1 phương nhất định nào cả, tức là tổng moment lưỡng cực bằng 0. Nhưng điện trường của lưỡng cực nhất thời của nguyên tử này có thể cảm ứng 1 lưỡng cực ở nguyên tử bên cạnh, và các lưỡng cực này hút lẫn nhau. Năng lượng tương tác khuếch tán tính theo hệ thức do London đưa ra U=-(3hv*alpha bình phương)/(4r mũ 6) Bằng cách như vậy, tương tác khuếch tán sinh ra ko chỉ giữa những nguyên tử mà còn giữa các phân tử trung hòa và các phân tử có cực nữa.

Tùy mỗi phân tử mà có 1 loại tương tác chủ đạo. Đối với phân tử có cực càng lớn thì tương tác định hướng có vai trò càng lớn. Đối với những phân tử càng dễ bị cực hóa, tương tác khuếch tán có vai trò tăng lên. Tương tác cảm ứng hầu như chỉ có vai trò thứ yếu. [/b]

em thấy nó cũng bt thui mà,chắc anh í muốn đi thi quốc tế,anh hóa học pro viết hộ em cấu hình của H2SO4 với cái dị hạch sao mà khó thế:010:,thank anh trc nhá:24h_047:

Ý bạn là gì đây ? Viết cấu hình của H2SO4 theo thuyết gì ? Nói rõ coi :busua(

Bạn AustinArsenal nói cao siêu khó hiểu wá. Cho mình hỏi về thứ tự độ bền giữa các chất có liên kết đôi ở gần và liên kết đôi ở xa, liên kết đôi ở đầu mạch và liên kết đôi ở giữa mạch thì cái nào bền hơn? Có giải thik càng tốt. Mình đang là hs lớp 12 nên nói dễ hiểu thôi nha :khoa (

Nếu các liên kết đôi cách nhau 1 lk đơn thì sẽ tạo hệ liên hợp => bền Còn các trường hợp bạn đưa ra thì cũng khó nói chính xác được. Nhìn chung thì phân tử anken càng bền khi mức độ ankyl hóa ở nối đôi càng lớn VD R2C=CR2 > R2C=CHR > R2C=CH2 > RHC=CHR > RHC=CH2 > CH2=CH2 Trong các bài tập đặc biệt là bài tập để thi đại học thì chẳng bao h họ hỏi về vấn đề này đâu bạn. Có chăng chỉ là vấn đề nối đôi liên hợp thôi.Nếu bạn muốn bàn kĩ hơn thì nên đưa ra bài tập sẽ đơn giản hơn :nguong (

Cái này nằm trong đề thi HSG của tỉnh mình. Nó hỏi như thế này:

Sắp xếp độ bền tăng dần các chất sau và giải thích ngắn gọn:

Hi Độ bền a>b>c, giải thích dựa vào hiệu ứng siêu tiếp cách Thân

theo thuyết MO ấy anh.các anh giúp em với :24h_025: em xin chân thành cảm ơn anh tr, anh làm đc em xin hát tặng anh 1 bài:tantinh (:tantinh (:tantinh (:tantinh (:tantinh (:tantinh (:tantinh (:tantinh (

Bạn có thể nói rõ hơn về “hiệu ứng siêu tiếp cách” ko?

hiệu ứng siêu tiếp cách = hiệu ứng siêu liên hợp

chất a, b có hệ liên hợp nền bền hơn c ; giữa 2 chất a, b thì a có hiệu ứng siêu liên hợp mạnh hơn nên bền hơn :noel2 (

====== BÀI 1 ========= A. Hóa chất: Dung dịch: NaCl đậm đặc, dd kali ferixyanua K3[Fe(CN)6]. B. Dụng cụ: Lá Fe, lá Cu, đinh sắt, dây Zn, cốc thủy tinh, ống hút hóa chất, dây dẫn điện, chổi rửa ống nghiệm. C. NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH: ** Thí nghiệm 1 ** :: Ăn mòn điện hóa học.

  • Rót vào 2 cốc thủy tinh những lượng dd NaCl đậm đặc bằng nhau.
  • Cắm 1 lá Fe và 1 lá Cu vào mỗi cốc.
  • Nhỏ vào mỗi cốc 7 giọt dd K3[Fe(CN)6] (thuốc thử nhận biết ion Fe2+)
  • Nối lá Fe và lá Cu trong 1 cốc bằng dây dẫn điện.
  • Quan sát thí nghiệm sau 4-5 phút. Giải thích hiện tượng. Viết phương trình phản ứng. Kết luận.

** Thí nghiệm 2 ** :: Bảo vệ Fe bằng phương pháp điện hóa.

  • Rót vào 2 cốc thủy tinh những lượng dd NaCl đậm đặc bằng nhau. Nhỏ thêm 7 giọt dd K3[Fe(CN)6] vào cốc. Ngâm vào cốc thứ nhất 1 đinh Fe sạch, ngâm vào cốc thứ 2 một đinh Fe sạch được quấn bằng dây Zn.
  • Quan sát thí nghiệm 5 phút. Giải thích và kết luận.

Yêu cầu báo cáo thực hành gồm: Cách tiến hành, Hiện tượng, Giải thích, Viết phương trình phản ứng.

=== BÀI 2 === A. HÓA CHẤT: dd: ZnSO4 1M, CuSO4 1M, dd KNO3 bão hòa. B. DỤNG CỤ: Cốc thủy tinh, ống hút hóa chất, điện cực graphit, dây dẫn điện, chổi rửa ống nghiệm. C. NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH: ** Thí nghiệm 1 **:: Suất điện động của pin điện hóa Zn - Cu

  • Lắp pin điện hóa Zn - Cu theo sơ đồ hợp lý. Lá Zn nhúng trong dd ZnSO4 1M, lá Cu nhúng trong dd CuSO4 1M. Nối 2 dd bằng cầu muối đựng dd KNO3 bão hòa. Nối 2 điện cực với volt kế, điện cực Zn ở bên trái, điện cực Cu ở bên phải.
  • Ghi suất điện động của pin điện hóa Zn - Cu ** Thí nghiệm 2 ** :: Điện phân dd CuSO4 với điện cực graphit.
  • Lắp dụng cụ điện phân dd CuSO4 theo một sơ đồ thích hợp. Điều chỉnh dòng điện đi vào dd.
  • Quan sát hiện tượng xảy ra trên các điện cực. Giải thích và viết phương trình điện phân.

Yêu cầu báo cáo thực hành gồm: Cách tiến hành, Hiện tượng, Giải thích, Viết phương trình phản ứng.

THANKS NHÌU:3:

Đính chính nha: không phải a có hệ liên hợp bền hơn b mà là a có nhiều H siêu liên hợp hơn do nối đôi ở giữa mạch chứ không ở đầu mạch như b.

Ha ha, anh cứ dọa em thế nào ấy! Em mà viết được cái này thi em đi học ĐH luôn chứ ở đây chém gió làm gì! (Để tránh bị xóa bài): Thuyết MO em học mới sơ sơ, chỉ tổ hợp được mấy phân tử có 2,3,4 nguyên tử chứ cái này thì chịu luôn. Đố lại anh không dùng sự trợ giúp viết cấu hình e của nguyên tố thứ 131 trong bảng hệ thống tuần hoàn?

ủa anh đính chính chỗ nào thế ạh
em có viết “a có hệ liên hợp bền hơn b” đâu ạh

lực vandeval thường rất yếu nên ảnh hưởng dến phân tử ko đáng kể còn lk hidro thi anh huong rất nhiều đến nhiệt đọ sôi của phân tử đó: cụ thể là những hợp chất có khối lượng phân tử tương đương nhưng phân tử nào có lk hidro thì nhiệt độ sôi sẽ cao hơn rất nhiều