Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Trong dung dịch HCl 10^(-9) M: HCl phân ly hoàn toàn, nước phân ly một phần; [H]+ = [Cl]- + [OH]- –> [H]+ = [Cl]- + 10^(-14)/[H]+ = 10^(-9)+10^(-14)/[H]+
[H]+^2 - 10^(-9)[H]+ - 10^(-14) = 0 –> [H]+ = 1.005 * 10^(-7) –> pH = 6.998. (gần bằng 7)

Thân ái

Em đọc sách , có sách ghi : P + HNO3 = H3PO4 + NO2 + H2O nhưng có sách lại ghi P + HNO3 + H2O = H3PO4 + NO vậy cái nào đúng , cái nào sai ạ

cả hai cách viết đầu không sai bạn ạ cách cân bằng phương trình là bạn cứ can bằng elechtron sau đó thêm phần tử trung tính H2O để cân bằng số phân tử hydro. thế nhé!

Thiếu P, dư HNO3 thì theo phản ứng (1) Dư P thiếu HNO3 thì theo phản ứng (2) thực tế cả hai phản ứng đều diễn ra trong hệ. Kỳ lạ không!!!??? Thân ái

Theo mình thì cái phương trình thứ hai là việc kết hợp của hai phương trình là phương trình thứ nhất P + HNO3 = H3PO4 + NO2 + H2O sau đó thì NO2 sinh ra lại hòa tan vào nước theo pương trình 2NO2 + H2O = HNO3 + HNO2 mà HNO2 không bền dễ bị phân hủy theo phương trình 2HNO2 = H2O + 2NO vậy nếu tổng hợp tất cả lại thì ta có phương trình P + HNO3 + H2O = H3PO4 + NO

Theo lý thuyết thì trong kim loại có các electron tự do, vậy cho mình hỏi là trong các phản ứng với axit hoặc các phản ứng oxi hóa khử thì những electron tự do này có làm sai lệch kết quả tính toán không, ví dụ như là khi tác dụng với axit thì kim loại sẽ nhường electron và H+ sẽ nhận electron, vậy nếu như H+ cũng nhận các electron tự do thì lúc đó kết quả khí sinh ra sẽ nhiều hơn khi chỉ dùng số mol kim loại để tính, nhưng tại sao thông thường thì người ta vẫn dùng số mol của kim loại để tính, hay là số electron tự do quá nhỏ không ảnh hưởng gì mấy. À cho mình hỏi thêm là có lúc nào cấc electron tự do trong những thanh kim loại cùng nguyên tố và cùng khối lượng và thể tích thì số electro tự do có bằng nhau không, nếu bằng thì có công thức nào để tính hay không.

:tuongquan:24h_093:

Theo mình được học ở cấp 3 thì có thể giải thích đơn giản như sau: PT (1) là trường hợp cho P tác dụng với axit HNO3 đặc, sản phẩm thường là NO2, và P bị oxi hoá lên số OXH cao nhất là +5 (H3PO4) PT (2) là trường hợp cho P tác dụng với axit HNO3 loãng, sản phẩm thường là NO, và P cũng bị oxi hoá lên số OXH cao nhất là +5 (H3PO4). PT này phải thêm H2O vào vế trái thì mới cân bằng được. HNO3 loãng hay đặc thì đều thể hiện tính OXH mà. Cân bằng 2 PTPƯ: P + 5HNO3 = H3PO4 + 5NO2 + H2O 3P + 5HNO3 +2H2O = 3H3PO4 +5NO

Nếu làm thực nghiệm thì các bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng khí sinh ra la NO hay NO2 thật sự không dễ phân biệt tí nào (vì NO sinh ra sẽ hóa nâu ngay do tỉ khối giữa O2 và không khí > 1 —> tiếp xúc với NO và pứ tạo ra NO2 ngay) nên đôi khi các thầy (của mình ^^) ở THPT không làm khó lắm mấy cái dzụ này :mohoi (

Theo mình thì 2 ptpứ trên có thể phụ thuộc vào dạng thù hình của P. Mỗi dạng thù hình của P có cấu trúc khác nhau dẫn đến tính chất hóa học khác nhau.

1 vài ý kiến chủ quan của mình. Thân ái. :chaomung

mình cho là ý kiến của tieuly cần được nhịn nhận lại ,ví dụ phản ứng cháy cúa cacbon thì dạng thù hình nào cũng thế có chăng là điều kiện nhiệt động chứ ko phải là độ chọn lọc hóa học. bạn có ý kiến gì khác ko?

Viết phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện nếu có: Fe -> X -> Fe(OH) -> Y -> Fe(OH)2 -> X

Fe ~~> FeOOH ~~> FeOH ~~> Fe(OH)OOH ~~> Fe(OH)2 ~~> FeOOH (hoặc thường người ta viết FeO)

Trong quá trình làm khô CuSO4 tác dụng luôn với NH3 tạo ra phức làm một phần lượng NH3 bị hao hụt (ít thôi). Còn CaCl2 như Khánh nói là chính xác, có điều thiếu. CaCl2 ~~> CaCl2.8NH3 + CaCl2.4NH3 (Tương tự MgCl2) Ngoài ra có một phần pứ tạo Ca(OH)2 tạo hợp chất ít tan ngăn chặn quá trình tương tác giữa chất làm khô và chất cần làm khô !

Mình chưa thấy FeOOH khi nào cả xin được chỉ giáo thêm!:24h_027::24h_027:

FeOOH là oxyhydroxide Fe (III) còn có tên gọi là goethite, thường dùng làm bột màu (vàng). Bạn tham khảo thêm link sau nhé. Chúc học tốt. Thân ái.

:biggrin::biggrin::biggrin::biggrin: Sorry em viết thiếu đề mong các bác thông cảm Fe -> X -> Fe(OH)3 -> Y -> Fe(OH)2 -> X

ơ cơ chế duỗi tóc thì mình biết vì làm đứt gãy liên kết H ở bậc 2 của protein vì vậy đưa về cấu trúc ko gian thẳng làm tóc thẳng ra còn theo mình thì chắc là dùng hợp chất có liên wwan tới NH3 (để mình lấy vài sợi tóc với dung dịch NH3 “sinh học” cho tóc vào xem nó có thẳng ra ko):24h_112::24h_112::24h_112:

theo em thì thù hình có ảnh hưởng tới t/c hóa học đơn jan như Al2O3 thì dạng anpha như corodum rất bền ko pứ với axit nhưng dang bột vô định hình thì mọi ng` bít rùi đó cho zo axit nó tan ầm ầm :24h_012: còn cái bài toán P+HNO3 thì tùi vào nồng độ axit ,nồng độ sản phẩm mà tính khử P thay đổi dãn tới 2 pt trên

mình bổ sung tí chút là khi Cl2 dư thì có pứ oxh I2> HIO3

Bài này có thể giải theo cách như sau: X là Fe2(SO4)3, Y là FeCl2 (1): Fe+ H2SO4 đặc, nóng (2): Fe2(SO4)3 + NaOH (3): Fe(OH)3 + KI + HCl ~ FeCl2 + KCl +I2 +H2O (4): FeCl2 + NaOH (5): Fe(OH)2 + H2SO4 đặc, nóng Cách này phù hợp với bậc học phổ thông!Bạn tự cân bằng và hoàn thành các PTHH nha!

Anh có thể trình bày công thức bảo toàn điện tích một cách rõ ràng được ko ah , trước giờ em học CT bảo toàn đt là : a + b = c + d ( với a , b, c, d là số mol của các ion ) , sao cái bảo toàn điện tích này lại sử dụng = nồng độ