Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

tính khử và khả năng hoạt động khác nhau mà!nếu như so về khả năng hoạt động thì Ca>Na khả năng hoạt động phụ thuộc vào năng lượng Ion hóa và năng lượng Hidrat hóa, có lẽ là vậy.

Hình như bạn nhầm, thế điện cực khử của 1 nguyên tố phụ thuộc vào năng lượng ion hóa và năng lượng hidrat hóa, do đó mới có chuyện Li có thế khử âm nhất trong các KL, còn nếu xét về mặt hoạt động thì Li kém hơn so với mấy KL kiềm sau nó chớ

tại sao dd NaHCO3 chỉ có thể thay đổi màu của chỉ thỉ metyl da cam mà không thể làm thay được màu của Phenolphtalein?

trong thí nghiệm Mg tác dụng với các axit như HCl loang,HNO3loang,CH3COOH loang,H2SO4 loang thì làm cách nào để nhận biết sản phẩm

căn cứ vào khoảng đổi màu của metyl da cam của phenolphtalein [http://en.wikipedia.org/wiki/Phenolphtalein](Methyl orange - Wikipedia) http://en.wikipedia.org/wiki/Methyl_orange

Dùng Na2HPO4 + NH3 để tạo MgNH4PO4 kết tủa trắng hoặc xài C9H6NOH tạo kết tủa vàng lục Mg(C9H6NO)2

tại sao Mg lại dễ tan trong muối NH4Cl,nhưng lại khó tan trong nước? các bạn giải đáp thắc mắc này nha.[MARQUEE]mình vì mọi người, mọi người vì mình[/MARQUEE]

bạn có thể nói rõ hơn về chất MgNH4PO4,C9H6NOH là chất gì được không? bạ có thể viết Phương trình PƯ được không

Do dung dịch NH4Cl có tính axit

tôi nghĩ là do NH4Cl tan trong Mg(OH)2 theo pu: NH4Cl+Mg(OH)2-> MgCl2+NH3+H2O => Mg tac dụng được với NH4Cl

MgCl2 + Na2HPO4 + NH3 -> MgNH4PO4 + NaCl Mg2+ + 2C9H6NOH -> MG(C9H6NO)2 + 2H+ C9H6NOH: 8-oxiquinolin

các bạn có thể viết PTPU này được KO Na3[Al(OH)6]+CO2+H2O->tại sao lại có kết tủa Na3[Al(OH)6]+NH4Cl->nêu tác dụng của NH4Cl

Câu thứ I: kết tủa đấy là kết tủa Al(OH)3 do phức chất bị phá hủy. Lý do: pH môi trường

Câu thứ II: NH4Cl có tính acid vì (NH4)+ thủy phân cho ra môi trường acid.

Ý kiến chủ quan của mình là vậy. Có j sai sót anh em góp ý thêm nhe.

anh có thể nói rõ hơn,hay viết phương trình được không?

Tui đã nói rõ nhất trong khả năng của mình òy đó bạn. Ptpứ tui dự đoán chứ ko chắc lắm. Có j các anh em sửa chữa giúp nhe.

[Al(OH)6]3- + 3H+ —> Al(OH)3 (kết tủa keo trắng) + 3H2O

Phức của bác viết sai rồi thì phải? Nó là [Al(OH)4]- chứ ko phải là (OH)6_3-

Uhm. Ban đầu tui cũng định viết như chú nói vì tui học có thấy phức [Al(OH)4]- chứ chưa thấy [Al(OH)6]3- như bạn nangthuytinh nói. Trên lý thuyết tui học thì phức hydroxo của nhôm có số phối trí 4 thui mà bạn nangthuytinh viết thế thì tui nghĩ là copy từ trong sách ra —> có khả năng là có (chứ ko chắc có ^^) —> tui…đành…nhắm mắt viết đại thui :smiley:

Mà sau này khi càng học thì chú sẽ nhận ra rằng ptpứ đôi khi chỉ là “đồ giả” thôi ^^ vận tốc pứ với cơ chế pứ quan trọng hơn nhìu ^^

Li kém hơn ạh , anh đưa ví dụ được hem ạh

cái này có thảo luận rùi, bạn nên chịu khó vào đọc đi

Đại cương về kim loại 1. Cấu tạo nguyên tử :

  • Phân nhóm chính nhóm A:
    electron cuối xếp vào np hay ns Đối với kim loại nhóm A ngoài cùng thường có 1,2,3 e là chủ yếu hoăc. Một số kim loại có nhiều hơn như Sn,Pb(4),Bi(5), P(6).

  • Phân nhóm phụ nhóm B
    e cuối xếp vào (n-1)d hay (n-2)f e ngoài gần như ổn định: ns2 hay ns1. Việc điền e xảy ra ở lớp phía trong.

  • Cấu trúc tinh thể : gồm 3 loại

  • Lập phương tâm diện
  • Lập phương tâm khối
  • Lăng trụ lục giác đều Các ion nằm ở nút mạng tinh thể không chuyển động tự do mà dao động xung quanh vị trí cân bằng, các e chuyển động tự do trong phần rỗng còn lại của tinh thể. Sự chuyển động tự do của các e góp phần làm ổn định cấu trúc Còn cụ thể hơn, sau này sẽ xét ở phần khác ^___^

2. Tính chất vật lý chung

  • Chủ yếu tồn tại ở trạng thái rắn (trừ Hg thể lỏng)
  • Kim loại đen : Fe, Mn, Cr, còn lại là kim loại màu
  • Có tính dẫn nhiệt, dẫn điện
  • Dẻo, dễ dát mỏng
  • Có ánh kim

Câu hỏi, giải thích các tính chất này: dẫn nhiệt, điện, dẻo, dễ dát mỏng và có ánh kim???

3. Tính chất hóa học chung

  • Dãy hoạt động hóa học (thôi post làm chi nhỉ, mấy cái thứ đó đâu dùng lắm, phiền mọi người về tra thế khử chuẩn, khi nào có dịp post lên sau)
  • Tác dụng với phi kim, H2O, axit, bazơ, muối, pư nhiệt nhôm VD: Fe + HCl -> FeCl2 + H2

2Fe+ 3Cl2 -> 2 FeCl3

Na + H2O -> NaOH + H2

Cu + 2AgNO3 -> Cu(NO3)2 + 2Ag (kết tủa đen)

Zn + 4NaOH -> Na4[Zn(OH)4] + H2

K + O2 -> KO2

Na + O2 -> Na2O2

Li + O2 -> Li2O

4. Điều chế

  • Nhiệt luyện : Khử các ion kim loại ở nhiệt độ cao, trạng thái khô rắn. Điều kiện: điều chế các kim loại trung bình, yếu (sau Al) C + CuO —> (to) Cu + CO2 2Al + Fe2O3 —> Al2O3 + 2Fe

  • Thủy luyện : Khử các kim loại trong nước: Điều kiện: dùng điều chế kim loại kém hoạt động hơn Al, Mg Fe + CuSO4 —> FeSO4 + Cu

  • Điện phân : Điều chế được tất cả

  • Đối với kim loại kiềm, kiềm thổ, Al, điện phân nóng chảy hợp chất của nó
  • Sau Al: Điện phân dung dịch

5. Sự ăn mòn kim loại

  • Định nghĩa : là sự phá hủy kim loại hay hợp kim dưới tác dụng hóa học của môi trường. Phân biệt sự ăn mòn kim loại với sự phá hủy cơ học: uốn cắt, dập KL

  • Có 2 dạng ăn mòn kim loại:

  1. Sự ăn mòn hóa học : Cũng là sự ăn mòn kim loại do tác dụng trực tiếp của môi trường Ví dụ: Cu + Cl2 —> CuCl2 Fe + H2O —> (to) FeO + H2
  • Bản chất : Kim loại bị oxi hóa thành ion H+. Nhưng đây là sự ăn mòn trực tiếp. Nghĩa là e của kim loại đã di chuyển trực tiếp tới chất oxihoá
  • Điều kiện : Thường xảy ra ở nhiệt độ cao. Kim loại tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Chú ý: ở nhiệt độ cao, bề mặt kim loại trở nên khô và thoáng mới xảy ra sự tiếp xúc trực tiếp được
  1. Sự ăn mòn điện hóa : a) Kim loại nguyên chất rất khó bị ăn mòn so với kim loại không nguyên chất Câu hỏi: Giải thích trong trường hợp Fe nguyên chất rất khó bị ăn mòn???

b) Kim loại không nguyên chất bị ăn mòn nhanh

  • Bản chất : Đây cũng là hiện tượng ăn mòn kim loại gọi là ăn mòn điện hóa, tức là oxi hóa kim loại bị ăn mòn thành ion H + Đặc biệt: sự ăn mòn này có phát sinh dòng điện và đây là sự ăn mòn gián tiếp. e của kim loại không di chuyển trực tiếp tới chất OXH mà di chuyển tới một phần tử trung gian làm điện cực .

  • Định nghĩa : Sự ăn mòn điện hóa là sự ăn mòn kim loại có phát sinh dòng điện. Hóa năng biến thành điện năng.

  • Điều kiện :Trên bề mặt kim loại bị ăn mòn xuất hiện kim loại khác yếu hơn. (Vd: Fe - Cu) hoặc phi kim (Fe - C, Fe - Si) hay hợp chất (Fe - Fe3C) Kim loại đó nằm trong dung dịch điện li (H2O, KK ẩm)

  • Cơ chế : Để hiểu rõ chúng ta xét ví dụ này nhé: Một thanh sắt bị lẫn Cu được nhúng trong dung dịch H2SO4, Fe bị hòa tan rất nhanh và H2 bốc mạnh từ phía Cu —> Xảy ra tại chỗ tiếp xúc Fe - Cu trong axit đã tạo thành vô số pin Vôn ta nhỏ (-) Fe|H2SO4|Cu (+) e di chuyển tới bề mặt Cu và tại đó : 2H+ + 2e –> H2

  • Nguyên tắc và phương pháp bảo vệ kim loại
    1. Nguyên tắc
  • Phủ lên bề mặt kim loại một kim loại kém hoạt động hoặc một chất bảo vệ chống sự oxihoá
  • Thay đổi thành phần môi trường
  • Chế tạo những hợp kim siêu bền, kém hoạt động

2. Phương pháp a) Sơn, tráng men

  • Men là một loại thủy tinh được tráng lên bề mặt kim loại (men dễ vỡ vụn)
  • Bôi dầu mỡ
  • Tráng kim loại: Phủ Zn lên bề mặt Fe (tôn), phủ Sn lên bề mặt Fe (sắt tây)
  • Mạ kim loại: Mạ Ni lên sắt, mạ Pt, Au lên Cu
  • Thêm utropin vào dung dịch HCl thì dung dịch này không hòa tan được thép (chất ức chế)

Câu hỏi:

  1. Vì sao Pb có 4 e ở lớp ngoài nhưng Pb là kim loại rõ rệt. VD minh họa
  2. Một mảnh tôn (Fe tráng Zn), sắt tây (Fe tráng Sn) bị rạn nứt, để ngoài KK ẩm sau một thời gian tại chỗ rạn nứt xuất hiện lớp gỉ, trình bày sự hình thành lớp gỉ, thành phần lớp gỉ, bản chất sự ăn mòn. Trường hợp nào Fe được bảo vệ.