Trao đổi Lý thuyết Hoá học Hữu cơ

Có phải là cái này : CxHy delta= (2x-y+2)/2 nếu delta =0 thì có liên kết đơn nếu delta =1 thì có liên kết 2 nếu delta = 2 thì có 2 liên kết 2 hay 1 liên kết 3 Và còn tùy vào chất đó là alkan, alken hay alkin mà có thể suy ra kiểu lk

Bạn ấy muốn tìm delta ở đây là độ bất bảo hòa đấy em, cái của em thì cũng đúng, nhưng bạn ấy cần công thức :smiley: : delta =[ 2+ số nguyên tử của mỗi nguyên tố * ( hóa trị của mỗi nguyên tố -2)]/2 cái này áp dụng rộng rãi cho nhiều chất lun, nhưng nó chỉ dùng cho các hợp chất không có tính phân cực, CH3COONa chả hạn thì sai bét !! ví dụ công thức là C4H8 : delta = [ 2 + 4*(4-2) + 8(1-2) (cái đây chính là chỗ mình nói ở trên)]/2 =1 nếu : delta =0 : hợp chất chỉ toàn liên kết sigma delta=1: hợp chất có 1 liên kết pi hoặc 1 vòng no delta=2 : có 2 liên kết pi hoặc 1 vòng no có 1 liên kết pi hoặc 2 vòng no chung cạnh delta=3: là chất thơm còn nữa. nhưng phổ thông dùng có thế àh :smiley:

Ai bảo delta chỉ dùng cho hợp chất ko cực, hợp chất có phân cực như ancol, axit, hay este, and…đều dùng đc công thức này. NỌi chung là các hợp chất có C,H,O, halogen tính như H. Còn Ch3COONa là hợp chất ion, thì để ý là Na thế cho H, như vậy khi tính độ bất bão hòa thì Na tính như H VD: CH3COONa như của CH3COOH –> có 1 pi C2H5ONa như C2H5OH–> 0 pi C6H5 -ONa như C6H5OH -> delta = 4 …

Cách lập công thức delta, gọi tắt là K (số liên kết đôi, hoặc tạo vòng): Xét công thức CxHyOzNt có số liên kết đôi là k: Ở đây ta xét số liên kết còn dư lại của C, O, N sau khi đã liên kết với nhau có thể gắn thêm Hidro lên. Số liên kết hóa trị mà xC, zO và tN là: 4x + 2z + 3t (C hóa trị 4, O h trị 2, N hóa trị 3) số số liên kết hóa trị để chúng nối nhau lại là: 2(x + z + t - 1) (chú ý n nguyên tố chỉ cần n - 1 nối liên kết là đủ, mỗi liên kết làm mất đi 1 e hóa trị của mỗi chất tức cần 2 e cho mỗi liên kết nên nhân hệ số 2) Với số liên kết đôi trong hợp chất kia là k thì số hydro có thể gắn thêm lên được là: 4x + 2z + 3t - 2(x + z + t - 1) - 2k = y <==> 2x + t + 2 -2k = y <=> 2k = 2x + t + 2 - y <=> k = (2x + t + 2 - y)/2 k là delta: khi k = 1 hợp chất có 1 liên kết đôi hoặc tạo thành vòng k= 2 có 2 liên kết đôi hoặc 1 liên kết ba hay tạo 1 vòng và 1 liên kết đôi

bài toán đúng cho cả liên kết đôi gắn trên oxi hay nitơ.

Trong trường hợp không có nito chỉ việc bỏ t đi, không có oxi chỉ việc bỏ z đi. Nếu gắn thêm nguyên tố khác chỉ việc nhân nguyên tố đó với hóa trị của nó, trừ đi 2 nhân với số nguyên tố đó trong hợp chất rồi cộng vào tử số biểu thức trên. Nếu có nguyên tố hóa trị một thì coi nguyên tố đó như hydro. Ví dụ thêm u nguyên tố S, a nguyên tố P, n nguyên tố Na thì biểu thức sẽ là:

k = (2x + t + 2 - y -n + 2u - 2u + 3a - 2a)/2 <=> k = (2x + t + a + 2 - y - n)/2

Lưu ý, những nguyên tố hóa trị 2 thêm vào ko ảnh hưởng đến giá trị của công thức nên khi đã quen không cần bận tâm đến chúng trong công thức delta. Tuy nhiên việc đó không có nghĩa những nguyên tố đó không tạo liên kết đôi khi biện luận. Ví dụ: C2H6O2

K = (3.2 + 2 - 6)/2 = 1 Thì công thức có thể là CH3CH2COOH tức liên kết đôi nằm ở oxi hoặc CH2(OH)CH2CHO …

Công thức tính delta chỉ liên quan đến việc tính liên kết đôi, ba hay vòng trong hợp chất hữu cơ, kể cả dạng muối của các hợp chất đó. ví dụ CH3COONa

k = [2.2 + 2 - 3(H) - 1(Na)]/2 = 1 vậy trong hợp chất này có 1 liên kết đôi! (Với phân tử lớn hơn có thể tạo vòng!)

Chúc các bác vui với công thức trên!

các công thức trên đều đúng. các bạn có thể tham khảo thêm công thức a = [(tổng số e hóa trị) - 2(tổng số nguyên tử) + 2]/2

cảm ơn nhìu nha, thực ra mình muốn tìm 1 số cách đặc biệt, cách nhìn nhanh chẳng hạn hay pp lk pi trung bình để mở rộng kiến thức.

Liệu có tách 4 nguyên tử hidro , 2 cái tạo nối đôi , 2 cái đóng vòng , sản phẩm là C4H6=Ch2

  1. Tách hidro từ iso-pentan, số đồng phân phẳng của các anken thu được là: a. 4 b. 5 c. 3 d.2

Với cái đề thế này mình chỉ tìm được đúng có 1 chất thỏa mãn đồng phân phẳng. Không hiểu toàn những 3 với 4 chất là ở đâu :slight_smile:

Anh Duy ơi! Em ko hiểu. Anh có thể vẽ ra được ko ah??:24h_035:

Cho em hỏi 1/Glixerol hòa tan Cu(OH)2 tạo thành phức chất có màu xanh sau đó nhỏ từ từ HCl thì phản ứng giữa phức đó như thế nào và có hiện tượng gì ko 2/ Khi thì nghiệm Cu(OH)2 với HCl tạo ra chất màu xanh nhưn sau đó nhạt màu dần rồi mất luôn ??? 3/ Nhỏ từ từ nứoc brom vào phenol thu được sản phẩm. Sản phẩm đó để 1 thơi gian có xảy ra hiện tựong gì, nếu có giải thích dùm em

  1. Phức bị phá
  2. Kết tủa trắng chuyển sang màu vàng của 2,3,3,6-tetrabromxiclohex-2.5-dien-1-on

2> CuCl2 có màu xanh, còn cái nhạt dần và mất luôn là gì vậy bạn? 3> C6H5OH+ 3Br2–> C6H2(OH)Br3 Kết tủa trắng–> C6H2OBr4 kết tủa vàng ( phải là 2,4,4,6-tetrabrom chứ nhỉ, và vẫn có nhóm OH chứ sao lại chuyển nó về xeton).

3> C6H5OH+ 3Br2–> C6H2(OH)Br3 Kết tủa trắng–> C6H2OBr4 kết tủa vàng ( phải là 2,4,4,6-tetrabrom chứ nhỉ, và vẫn có nhóm OH chứ sao lại chuyển nó về xeton).

Phản ứng oxi hóa thì làm gì còn -OH nữa =.= Nên đọc kỹ lại Hữu cơ nhé!

Vậy thì chắc phải xem lại rồi, vì sách thầy Sơn viết thế đấy ạ^^

Sách nào của thầy Sơn viết thế :24h_016:

Quyển cơ sở lý thuyết hữu cơ tập 2 tập 2 ạ, cũng có thể ra xeton lắm chứ nhỉ?

“Cũng có thể là thế nào” =.= Bản chất của phản ứng này là oxi hóa nhóm -OH lên thành ketone, sản phẩm ko là ketone thì trở thành phản ứng gì? Đố cân bằng được đấy.

Quyển sách kia anh ko có nhưng anh ko tin là thầy Sơn viết cái dòng đó :))

Đã xem lại và thừa nhận sai sót ạ, sách thầy Rãng cũng có ghi xeton. Chắc quyển thầy Sơn in nhầm rồi, năm 2001.

các đong vị khác của oxi đèu là phõng xạ ra B+ và B- nhưng mà cái này phải hóc hóa chuyên thì mới nen tìm hiểu

Cho mình hỏi tên chất ete này CH3-O-CH2CH2-O-CH2CH2-O-CH3 theo iupac nha!:24h_048: