Trao đổi Lý thuyết Hoá học Hữu cơ

bạn ơi bạn so sánh tính axit và baz thôi mà mình nghĩ zay há ! tính axit của phenol mạnh hơn nha !

Các bạn ơi! chỉ zum` tui 1 vấn đề nhỏ nhé: -amin bậc I và amin bậc III đồng phân thì cái nào có tính base mạnh hơn. -cùng là amin bậc I : CH3-CH2-NH2 và CH3-NH2 thì cái nào mạnh hơn??? giải thích kỉ giùm nhé các bạn, cám ơn trước!..

trước hết các amin bạn xét là như thế nào no hay đói hay vòng và dị vòng Còn về cái CH3CH2NH2 và CH3NH2 thì đương nhiên là CH3CH2NH2 có tính bazo mạnh hơn rồi vì gốc CH3CH2- đẩy e mạnh hơn CH3- làm cho e ở nguyên tử N trong CH3CH2NH2 sẽ linh động hơn so với CH3NH2 .Đơn giản vậy thôi!!!

về nguyên tắc amin bậc 3 có nhiều nhóm đẫy e nên mạnh hơn bậc 1(nếu cùng gốc R) TUY NHIÊN do sự án ngữ không gian của nhiều nhóm R nên H+khó tấn công vào nguyên tử N của amin nên tính bazo của amin bậc 3 thường thấp hơn bậc 1 và bậc 2 Cụ thể bạn tra cứu hàng số bazo của chúng để biết! CH3-CH2-NH2 có tính bão mạnh hơn CH3-NH2 do nhóm CH3-CH2- có hiệu ứng cảm ứng (đẩy e) mạnh hơn nhóm CH3- nên mật độ e trên N tăng . tính bazo mạnh!

giúp em bài này : 1.farnezol(1) được điều chế từ geraniol(2) bằng phản ứng geraniol + isopren --------->(ddH2SO4) biết CTCT lần lượt là trình bày cơ chế phản ứng 2.Trong quá trình tổng hợp (1) từ (2) ở trên có tạo ra Y(linalol) là đồng phân cấu tạo của (2).Y dc tổng hợp theo phản ứng isopren + HCl ---->Y1 Y1 + axeton ------>(R2NH) Y2+ HCl Y2 + C2H2 -------->(Na/NH3 lỏng) Y3 Y3 + H2 ----->(Pd.t*) Y hoàn thành các pt, viết rõ CTCT biết CTCT của Y là

  1. mình lười vẽ quá, nói sơ qua thôi nha: ban đầu H+ tấn công vô nhóm OH rồi tách H2O ra tạo cation, cation này cộng vô isopren (còn tại sao lại cộng vô đầu này chứ ko phải đầu kia thì bạn dùng mấy hiệu ứng cộng I, C để jải thik) tạo cation mới, cation này td với H2O tạo sf cần và H+ 2. lưu ý ở pư thứ 2 thì amin có vai trò lấy 1 H linh động của acetone tạo anion, anion này tham ja pư thế với Cl-

1.L-prolin hay axit (S)-pirolidin-2-cacboxylic có pK1= 1,99 ; pK2= 10,6.Pirolidin (C4H9N) là amin no vòng 5 cạnh a.Tính pH1 của hợp chất này b. Tính gần đúng tỉ lệ dạng proton hóa H2A+ và dạng trung hòa HA của prolin ở pH= 2,5.Tính gần đúng tỉ lệ dạng deproton hóa A- và dạng trung hòa HA của prolin ở pH=9,7 2.Từ metylamin và các hóa chất cần thiết khác (benzen, etyl acrylat, natri etylat và các chất vô cơ) viết sơ đồ điều chế N-metyl-4-phenylpiperidin 3.Tách các oxi trong hỗn hợp : Na2O,P2O5,Al2O3 mà không làm thay đổi khối lượng mỗi chất

Mình được biết là xellulozo không có tính khử vậy có ai giải thích vì sao không có tính khử hong zay Sẳn đây xin hỏi luôn xellulozo có pư với hiđro hong (tại vì saccarozo không có tính khử do không có nhóm OH tự do và không chuyển vị thành andehit đượcvà xellulozo thì không có tính khử như saccarozo vậy thì có pư với H2 hay không .cho mình biết cơ chế pư đi ) CẢM ƠN CÁC BẠN NHIỀU :24h_010::014:

Vừa qua, nhờ Wolframalpha (http://www.wolframalpha.com; WA) mình đã có được công thức đồng phân của tất cả các chất thông dụng trong 3 năm học cấp ba. Tuy nhiên WA viết cả dồng phân quang học, và có nhiều trường hợp trùng lặp (tên thường và tên UIPAC tính ra 2 chất, polime của chất đó cũng tính là một đồng phân… ). Do đó mình cần các bạn giúp mình lượt bớt cho phù hợp kiến thức học ở thpt. Từ đấy, chúng ta sẽ lập được một bảng tổng hợp, thể hiện 1 CTPT có bao nhiêu đồng phân, thuộc từng loại chất. Đây là bảng word mình vừa làm http://www.mediafire.com/?z1pbychebdz hoặc http://megashare.vn/download.php?uid=2512&id=116006&bn=ISOMERS.doc , còn đây là phần hình gốc của WA http://www.mediafire.com/?wnwyd0ltzwo http://megashare.vn/download.php?uid=2512&id=116004&bn=Hinh_dp.rar Mình rất cần sự giúp đỡ của các bạn để hoàn thành dự án này

1.xenlulozo có nhóm OH hemiaxetal nhưng mạch dài ,số lượng nhóm OH hemiaxetal rất ít nên coi như ko có tính khử 2. không td với H2 vì không có nhóm chứa liên kết bội hay vòng kém bền

Nhân đây xin bổ sung vài điều cho chuẩn hơn: -Tính khử của các loại saccarit không phụ thuộc vào việc có nhóm OH tự do hay không vì chúng đều có OH tự do, yếu tố quyết định chủ yếu là nhờ vào nhóm OH hemiaxetal (semiacetal), nó có tính chất mở vòng thành dạng andehit mạch hở chứ hoàn toàn chẳng có sự “chuyển vị” nào xảy ra cả. Bạn nên dùng từ cho chuẩn mực. Thân!!

như em được biết thì nhóm OH tự do cũng là nhóm OH hemiaxetal mà

Nhóm -OH hemiaxetal có khả năng mở vòng tạo chức oxo trong dd, cái này bạn xem trong Sgk 12

Anh ơi vậy có chắc chắn là xelluloz có pư với H2 hay không zay chứ trong sách hóa lớp 12 bài xlluloz có bài tập trắc nghiệm là : Xelluloz không pứ với tác nhân nào sau đây : A-HNO3đ / H2SO4 Đ/t* B- H2/ Ni C-Cu(NH3)42 D- CS2 +NaOH Chắc chắn là A và D LÀ CÓ VẬY C VÀ D THÌ SAO ? CHỈ GIÚP EM VỚI

Xenlulozơ không phản ứng với H2/Ni, các phản ứng khác đều xảy ra được.

Xenlulozo tan trong dd Cu(NH3)42 do tạo thành phức với ion Cu2+, tạo thành dung dịch nhớt. Từ đó điều chế ra tơ đồng amoniac.

cho mình hỏi glucose và fructose chất nào phản ứng với thuốc thử Fehling nhanh hơn?mình nghĩ là glucose nhưng hôm trước làm thí nghiêm thì lại là fructose!

Bạn ở Dược Hà Nội phải không. Nếu vậy thì hỏi cô giáo đi, cô sẽ bảo là hóa chất tại phòng thí nghiệm không tinh khiết =))

oxid hóa hỗn hợp. Cho ra 2 acid HCOOH và CH3COOH . thực hiện phản ứng tráng gương. HCOOH cho phản ứng tạo tủa Ag . => Trong EtOH có chứa MeOH . :nhau (

:D. theo em được học. Fructose trong môi trường OH- sẽ chuyển hóa thành Glucose. cho nên tốc độ PƯ của Fructose trong PƯ Fehling sẽ tương tự với Glucosse